Hướng Dẫn Hạch Toán Thuế Nhập Khẩu Cho Doanh Nghiệp...

Nếu bạn thích bài viết, vote ngay post

Hướng dẫn hạch toán thuế nhập khẩu

   Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa được sản xuất ở một nước khác và nhập qua cửa khẩu Việt Nam, có xuất xứ từ nước ngoài. Trong kỳ kinh doanh có phát sinh chi phí cho loại hàng hóa này thì hạch toán như thế nào, có điểm gì khác so với hàng hóa thông thường? Trong bài viết dưới đây, ACMan sẽ giúp các bạn giải đáp các vấn đề về hạch toán thuế nhập khẩu.

1/ Nguyên tắc kế toán

a/ Nguyên tắc kế toán hạch toán thuế nhập khẩu

   Tài khoản 3333 được sử dụng cho người có nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Trong giao dịch nhập khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.

Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá, tài sản cố định được ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp vào giá gốc hàng mua. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa hộ nhưng không có quyền sở hữu, ví dụ giao dịch tạm nhập – xuất hộ bên thứ ba thì số thuế nhập khẩu phải nộp này sẽ không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa mà được ghi nhận là khoản phải thu khác.

Kế toán hạch toán thuế nhập khẩu được hoàn, được giảm thực hiện theo nguyên tắc:Hach-toan-thue-nhap-khau

  • Hạch toán thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nếu được hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán) hoặc giảm giá trị hàng hóa (nếu xuất trả lại do mượn, vay…);
  • Hạch toán thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ, nếu được hoàn ghi giảm chi phí khác (nếu bán TSCĐ) hoặc giảm nguyên giá TSCĐ (nếu xuất trả lại);
  • Hạch toán thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu, khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác (ví dụ hàng tạm nhập – tái xuất để gia công, chế biến…) thì khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.

Xem thêm về: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế

b/ Làm tờ khai Hải quan

Khi mua hàng hóa Nhập khẩu: kế toán phải làm tờ khai Hải quan và đóng thuế nhập khẩu (NK) và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) nếu có

làm tờ khai hải quan

  • Thuế nhập khẩu: Thuế NK là thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Khi hàng hóa từ nước ngoài về tới của khẩu thì phía hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa thực tế hiện có so với chi tiết khai báo trong tờ khai hải quan. Đồng thời cơ quan hải quan sẽ tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.
  • Thuế Tiêu thụ đặc biệt: đây là khoản thuế gián thu, chỉ thu đối với một số loại sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt thường được áp dụng thuế suất khá cao nhằm điều tiết thu nhập của những cá nhân tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ đặc biệt. Ví dụ như: thuốc lá, rượu, bia,…

Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) sẽ được cộng vào giá gốc của hàng hóa.

c/ Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch

Khi phát sinh giao dịch bằng đồng ngoại tệ kế toán phải quy đổi ra đồng VN theo tỷ giá giao dịch thực tế của NH TM nơi DN mở TK với Nguyên tắc:

  • Tỷ giá tiền giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu vào sổ kế toán là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
  • Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí vào sổ kế toán là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. (Theo khoản 4, Điều 2 của TT 26/2015/TT-BTC)

Hướng dẫn tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019

2/ Hạch toán thuế nhập khẩu

a/ Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, tài sản cố định

   Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, tài sản cố định kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá đã bao gồm thuế nhập khẩu),
  • Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết trong phần thuế nhập khẩu),
  • Có các TK 111, 112, 331,…

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi nộp thuế nhập khẩu, ghi:

  • Nợ TK 138 – Phải thu khác,
  • Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết ở phần thuế nhập khẩu)

b) Khi nộp thuế nhập khẩu vào NSNN

  • Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
  • Có các TK 111, 112,…

Hướng dẫn hạch toán thuế nhập khẩu

c) Kế toán hoàn thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu

Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:

  • Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết phần thuế nhập khẩu)
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu doanh nghiệp xuất hàng để bán)
  • Có các TK 152, 153, 156 – Hàng hóa (nếu doanh nghiệp xuất hàng trả lại)

Hạch toán thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất tài sản cố định, ghi:

  • Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết thuế phần nhập khẩu),
  • Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại tài sản cố định),
  • Có TK 811 – Chi phí khác (nếu bán tài sản cố định).

Hạch toán thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng phục vụ gia công, chế biến), ghi:

  • Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết thuế phần nhập khẩu),
  • Có TK 138 – Phải thu khác

Khi nhận được tiền từ ngân sách nhà nước, ghi:

  • Nợ TK 112 – Tài khoản tiền gửi ngân hàng,
  • Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết vào phần thuế nhập khẩu)

d) Trường hợp nhập khẩu hàng hóa ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

  • Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá đã bao gồm thuế nhập khẩu),
  • Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết trong phần thuế nhập khẩu).

Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào Ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về hạch toán thuế nhập khẩu, ghi:

  • Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (ghi chi tiết phần thuế nhập khẩu),
  • Có các TK 111, 112 (nếu doanh nghiệp trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác),
  • Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác),
  • Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu).

Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

  • Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ bên giao ủy thác),
  • Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận được của bên giao ủy thác),
  • Có các TK 111, 112

Để hạch toán số liệu kế toán nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách hàng có thể sử dụng phần mềm kế toán ACMan của chúng tôi. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc cần tư vấn về kế toán, xin quý khách liên hệ:

  • Báo cáo tài chính hợp nhất là gì và nguyên tắc lập BCTC hợp nhất
  • Hướng dẫn cách hạch toán lệ phí môn bài cho doanh nghiệp theo TT200 và TT133

CÔNG TY CỔ PHẦN ACMAN

Group Hỗ trợ: https://www.facebook.com/groups/Acman.vn/

Fanpage: Công ty Cổ phần ACMan

Website: acman.vn

Hotline: 0966 04 34 34

Điện thoại: 1900 63 66 85

Email: sales@acman.vn

Từ khóa » Hạch Toán Tờ Khai Tạm Nhập Tái Xuất