Kinh Doanh Tạm Nhập- Tái Xuất: Hướng Dẫn Khai Báo, Quản Lý, Hạch ...

tam-nhap-tai-xuat

Theo dõi, quản lý hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất sao cho chính xác, minh bạch, hiệu quả, đồng thời tận dụng hệ thống quản lý khai báo tập trung đảm bảo xử lý thuế đúng, đủ, kịp thời tránh gian lận thương mại là vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành hải quan. Vì vậy, ngày 16/01/2017, Tổng cục Hải quan đã có công văn hướng dẫn các Cục Hải quan địa phương về vấn đề này.

Hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền thuế nhập khẩu trong thời hạn tạm nhập (gồm cả thời gian gia hạn) thì thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016.

Hiện nay, người khai hải quan khai mã miễn thuế trên hệ thống VNACCS đối với loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất là XN019 và cơ quan hải quan kiểm tra thủ công điều kiện đặt cọc hoặc bảo lãnh thuế. Điều đó gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý và hạch toán tiền thuế sử dụng bảo lãnh hoặc ký quỹ, cũng như theo dõi thời gian tái xuất cho các tờ khai thuộc đối tượng miễn thuế.

Để tạo thuận lợi cho công tác quản lý của hải quan, hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ nộp tiền ký quỹ, bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử mà không tăng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Từ ngày 16/01/2017, các doanh nghiệp khai báo trên Hệ thống VNACCS/VCIS như sau:

– Khi khai hải quan, doanh nghiệp không khai mã miễn thuế tại chỉ tiêu “Mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu” mà khai thuộc đối tượng miễn thuế tại chỉ tiêu “Phần ghi chú”. Trong đó nêu rõ thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định tại khoản nào, điều nào của Luật thuế xuất nhập khẩu.

– Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hình thức đặt cọc để được miễn thuế: tại chỉ tiêu “Mã xác định thời hạn nộp thuế”, doanh nghiệp chọn mã D- Nộp thuế ngay.

– Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hình thức bảo lãnh để được miễn thuế: tại chỉ tiêu “Mã xác định thời hạn nộp thuế”, doanh nghiệp chọn mã A hoặc B (bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung) và khai báo các chỉ tiêu “Mã ngân hàng bảo lãnh”, “Năm phát hành bảo lãnh”, “Ký hiệu chứng từ bảo lãnh”, “Số chứng từ bảo lãnh” tương ứng trên hệ thống VNACCS.

– Hệ thống VNACCS sẽ gửi Chứng từ ghi số thuế phải thu cho người khai hải quan và chuyển sang Hệ thống Kế toán thuế tập trung. Người khai hải quan sẽ căn cứ số tiền thuế phải nộp trên Chứng từ để thực hiện đặt cọc hoặc bảo lãnh. Cổng thông tin điện tử sẽ có thông tin về số tiền thuế phải nộp để theo dõi việc đặt cọc hoặc bảo lãnh của doanh nghiệp.

Ngân hàng/Kho bạc sẽ thực hiện trích tiền đặt cọc hoặc bảo lãnh điện tử trên cơ sở thông tin về số phải thu trên cổng thông tin điện tử hải quan và Hệ thống tự động kiểm tra điều kiện được miễn thuế (bằng đặt cọc/bảo lãnh) để thông quan hàng hóa.

Cơ quan hải quan quản lý tờ khai tạm nhập, tái xuất và hạch toán kế toán như sau:

– Khoản bảo lãnh hoặc đặt cọc của tờ khai tạm nhập, tái xuất hạch toán như đối với hàng phải nộp thuế ngay như sử dụng bảo lãnh hoặc nộp tiền.

– Thanh khoản tờ khai tạm nhập: tờ khai TNTX sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện thuộc đối tượng miễn thuế (có bảo lãnh) và đã thực tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn tạm nhập-tái xuất theo quy định, thực hiện thanh khoản tờ khai tạm nhập:

+ Căn cứ tờ khai tái xuất do doanh nghiệp cung cấp, công chức hải quan kiểm tra trên hệ thống thời gian tái xuất;

+ Lập chứng từ ghi sổ miễn thuế và cập nhật vào hệ thống KTTT để thanh khoản tờ khai tạm nhập, sử dụng chứng từ ghi sổ liên quan đến tờ khai và chọn loại chứng từ ghi sổ là M1- Quyết định miễn thuế để nhập Chứng từ ghi sổ miễn thuế cho tờ khai.

Trường hợp người khai hải quan đặt cọc tiền thuế thì sau khi đã thực xuất hàng hóa trong thời hạn tạm nhập tái xuất, cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế theo quy định.

Hướng dẫn này sẽ được thông báo, niêm yết công khai tại nơi làm thủ tục hải quan để doanh nghiệp thực hiện từ ngày 16/01/2017.

nguồn : www.customs.gov.vn

Từ khóa » Hạch Toán Tờ Khai Tạm Nhập Tái Xuất