Hướng Dẫn Hạn Chế Bệnh "rầy Nâu" Gây Hại Cây Lúa Theo Hướng Hữu ...

Rầy nâu hại lúa Ảnh minh họa

I.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI Rầy trưởng thành dài từ 0,4-0,5cm, có màu nâu, con cái lớn hơn con đực. Rầy trưởng thành có 2 dạng: rầy cánh dài và rầy cánh ngắn. Trứng hơi cong giống hình quả chuối, hình bầu dục, mới đẻ trứng có màu trắng sữa,rồi chuyển sang vàng xám, gần nở phía đầu trứng có điểm mắt màu nâu đỏ. Rầy non (ấu trùng) có 5 tuổi, rất linh hoạt, nở ra có màu xám trắng, tuổi 2-3 trở lên ấu trùng có màu nâu vàng, cánh bắt đầu mọc, nếu ở mật độ cao rầy có màu nâu sẫm.

II.ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

Thời gian sinh trưởng và phát dục của rầy nâu thay đổi phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là điều kiện nhiệt độ và ẩm độ. Trung bình vòng đời của rầy nâu trung bình kéo dài từ 25 – 30 ngày. Sau khi vũ hoá thành rầy trưởng thành 3 - 5 ngày thì đẻ trứng. Trứng thường đẻ tập trùng thành ổ, đẻ vào buổi chiều, phía trong bẹ lúa. Mỗi ổ có từ 15 - 30 trứng. Có thể đẻ từ 50 - 600 quả trứng/1 con rầy cái. Sau khi đẻ trứng 6-8 ngày thì nở. Giai đoạn (rầy non) ấu trùng trải qua 5 tuổi (với 4 lần lột xác), một năm thường có 6-8 lứa rầy.

III.ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GÂY HẠI

Rầy trưởng thành tập trung thành đám trên thân lúa, dưới khóm lúa để chích hút . Khi giai đoạn lúa chín, phần dưới thân lúa đã khô cứng thì rầy di chuyển lên phía trên chỗ non mềm hơn để chích hút nhựa. Đối với trưởng thành có tính hướng sáng xu tính bắt ánh sáng mạnh. Nhiệt độ thích hợp từ 25-30oC và độ ẩm từ 70-80%,khi đó rầy nâu sẽ gia tăng nhanh về số lượng và mật độ rầy cao, gây thiệt hại nặng cho cây lúa, giai đoạn lúa làm đòng đến trổ, chín thường bị gây hại nặng nhất. Sự xuất hiện rầy cánh dài, rầy cánh ngắn phụ thuộc vào dinh dưỡng (điều kiện thức ăn), điều kiện nhiệt độ, ẩm độ. Nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao, thức ăn dồi dào thì rầy cánh ngắn nhiều, và ngược lại. Rầy cánh ngắn sống lâu hơn, tỷ lệ cái/ đực cao, đẻ trứng nhiều hơn rầy cánh dài. Khi rầy cánh ngắn phát triển với mật độ cao thường xảy ra hiện tượng “cháy rầy” . Rầy nâu khiến lúa ở thời kỳ con gái chậm phát triển, giai đoạn lúa trổ, bị cháy và lép hạt. Rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virus nguy hiểm trên lúa như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa.

Canh tác lúa với phân bón OBI – Ong Biển không cần xịt thuốc nói không với cháy rầy.

IV.BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RẦY NÂU

Áp dụng phương thức canh tác cùng OBI-Ong Biển để đảm bảo hạn chế sâu bệnh (rầy nâu,…) một cách bền vững :

Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư, cỏ dại xung quanh bờ, mương dẫn nước.

Dùng giống kháng rầy, canh tác theo mô hình lúa – cá. Không gieo với mật độ quá dày, gieo sạ đồng loạt và tập trung, không trồng lúa liên tục trong nhiều năm. Sau khi gieo sạ nên dẫn nước vào ruộng lúa và duy trì mực nước phù hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa. Tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển, tạo sự đa dang sinh học, cân bằng hệ sinh thái. Bón phân đầy đủ cân đối dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng. Với phân bón Ong Biển giúp cải tạo đất, cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cho cây lúa, giúp lúa cứng cây hớn, thân lúa khỏe, đứng lá, rễ lúa phát triển, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng , hạt lúa chắc, nặng ký hơn, hạn chế hiện tượng đổ ngã,nâng cao sức đề kháng, sức chống chịu của cây lúa, hạn chế tối đa sâu bệnh hại, đặc biệt là rầy nâu. Đặc biệt với phân OBI-Ong Biển nói không với thuốc BVTV, tiết kiệm chi phí thuốc và phân bón, tạo ra hạt gạo sạch, không tồn tại dư lượng chất hóa học đảm bảo an toàn với sức khỏe cho con người. Quy trình bón phân OBI – Ong Biển trên cây lúa : Đợt 1 : 5 -7 ngày sau sạ : 250-300kg Đợt 2 : 19 -22 ngày sau sạ : 300-350kg Đợt 2 : 29 -32 ngày sau sạ : 250-300kg Đợt 2 : 47 -50 ngày sau sạ : 350-450kg Tùy theo sự phát triển của cây lúa và điều kiện của bà con mà điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Khi bà con quan sát thấy cây sinh trưởng có dấu hiệu chậm lại thì lúc đó cần bổ sung phân bón.

Sử dụng phân bón Ong Biển nói không với thuốc, hạn chế tối đa sâu bệnh trên cây lúa

Với phân hữu cơ OBI – Ong Biển hạn chế rầy nâu hại lúa sẽ trở nên đơn giản chỉ với 2 bước : bón phân và tưới nước.

Từ khóa » Sinh Trưởng Của Rầy Nâu