Hướng Dẫn Học Sinh Nắm được đặc điểm Và Giá Trị Biểu Cảm Của ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Trung học cơ sở - phổ thông
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.12 KB, 19 trang )
MỤC LỤCSTTNỘI DUNGTRANG1.Mở đầu21.1Lí do chọn đề tài21.2.Mục đích21.3.đối tượng nghiên cứu21.4.Phương pháp nghiên cứu3Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm32.1.Cơ sở lí luận32.2.Thực trạng vấn đề32.3.Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.42.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm1523.Kết luận - kiến nghị153.1Kết luận153.2Kiến nghị173.2Lời kết174.Tài liệu tham khảo191. MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tàiNgười xưa từng nói: Học ăn, học nói, học gói, học mở, mỗi con người chúngta khi sinh ra không phải đã hiểu biết được tất cả mà phải trải qua quá trình học tập và1rèn luyện về mọi mặt thì mới nên người. Ngay từ khi bước vào cánh cửa của trườnghọc, học sinh đã được các thầy cô giảng dạy cho đạo lí: Tiên học lễ, hậu học văn.Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầmquan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh.Nhà văn hào Nga Mác-XimGor-Ki đã nói: “Học văn là học làm người”. Học tốt mônNgữ văn giúp học sinh tự tin rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếpvới đời sống gia đình và bạn bè.Trong môn Ngữ văn, phân môn Tiếng Việt chiếm số tiết ít hơn phần văn bảnnhưng thực sự có ý nghĩa. Nó không chỉ là cơ sở rèn kĩ năng về ngôn ngữ cho phânmôn Văn học, Tập làm văn mà còn rèn cho học sinh năng lực tổng hợp về: Tiếng, từ,cụm từ, câu. Từ khi ra trường đến nay, là người trực tiếp đứng trên bục giảng hướngdẫn học sinh biết phân tích, cảm nhận, đánh giá về các tác phẩm văn học có giá trị, từđó các em rút ra những bài học để bồi dưỡng tình cảm, nhận thức của riêng mình.Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng dạy văn, học văn đòi hỏi phải nghiên cứutìm hiểu, tiếp thu nó bằng cả trí óc lẫn tâm hồn. Bởi chất liệu nhà văn xây dựng nêntác phẩm là ngôn từ, nhất là việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ.Nói đến biện pháp tu từ đó là một phạm vi rộng mà học sinh đã làm quen ở bậctiểu học như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ …Lên cấp THCS các em càng có dịp hiểu thấuđáo hơn về các biện pháp tu từ, từ đó các em phát hiện và vận dụng vào bài làm củamình, vì vậy từ thực tế giảng dạy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinhnắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chươngtrình Ngữ văn lớp 6 THCS”.1.2. Mục đích nghiên cứu- Mục đích nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài“Hướng dẫn học sinh nắm đượcđặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ vănlớp 6 THCS” tôi muốn cung cấp cho học sinh kiến thức về đặc điểm, cấu tạo, phânloại và hiệu quả diễn đạt của các biện pháp tu từ như: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoándụ, .... Từ những kiến thức về các biện pháp tu từ được học, các em có thể tích hợptrong phần đọc - hiểu văn bản và tạo lập các văn bản tự sự, miêu tả ở lớp 6.1.3. Đối tượng nghiên cứu.- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài ngiên cứu của tôi tập trung hướng tới đối tượnglà học sinh lớp 6 THCS. Các em học sinh lớp 6 tuy đã được tiếp cận với một số biệnpháp tu từ ở bậc Tiểu học nhưng để các em hiểu kĩ, hiểu sâu về đặc điểm, giá trị biểucảm của các biện pháp tu từ và vận dụng vào trong việc tìm hiểu một văn bản, tạo lậpvăn bản thì học sinh cần được cũng cố và nâng cao hơn kiến thức về các biện pháp tutừ ở lớp 6.1.4. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm vàgiá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6THCS.”Tại trường THCS Lam Sơn, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:2- Phương pháp lý thuyết.- Phương pháp thống kê, điều tra thực tế.- Phương pháp thực nghiệm.2. NỘI DUNG2.1. Cơ sở lí luậnNhững đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biênsoạn lại sách giáo khoa (SGK) các môn học theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động họctập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) mới hiện nay, đượcxây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn có quan hệ chặt chẽ vớiphân môn Tiếng Việt, Tập làm văn giúp học sinh phát triển tư duy một cách toàndiện. Đặc biệt việc nắm vững đặc điểm và giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ sẽtạo điều kiện cho các em tiếp cận với những cái hay, cái đẹp về nghệ thuật của các tácphẩm văn chương để học sinh vận dụng vào bài viết của mình và phát triển kĩ năngsử dụng ngôn từ.Xuất phát từ thực tế đó, tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bị chomình phương pháp dạy học (PPDH) có hiệu quả khi sử dụng những biện pháp tu từ.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng.- Thực tế giảng dạy của tôi tại trường THCS Lam Sơn.Chương trình SGK THCS đưa vào dạy học một số biện pháp tu từ, có một sốbiện pháp tu từ các em đã được làm quen ở bậc Tiểu học, nhưng việc giúp các emcảm thụ giá trị biểu cảm của các biện pháp này không phải là vấn đề đơn giản. Bảnthân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách nhiều năm, tôi nhậnthấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế cả về phương pháp và kiếnthức, nhất là phương pháp dạy các biện pháp tu từ của phân môn Tiếng Việt.- Thực trạng học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS Lam Sơn.Rõ ràng là môn Ngữ văn có một vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông.Song có một thực trạng đáng buồn là hiện nay không ít học sinh thực sự không mặnmà với việc học văn, ít đọc sách, báo và các tài liệu tham khảo, lười suy nghĩ, sángtạo. Chính vì thế mà khi tìm hiểu về đặc điểm và giá trị biểu cảm của các biện pháptu từ, các em thường không chỉ ra được tác dụng, thậm chí còn mơ hồ về đặc điểmcủa một số biện pháp tu từ.Qua khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận biết đặc điểm và tác dụng của cácbiện pháp tu từ của học sinh lớp 6 trường THCS Lam Sơn đầu năm học 2016-2017tôi đã thu được kết quả như sau:Đầu nămhọcKhốilớpSốlượngSố học sinhSố học sinhSố học sinhđạt yêu cầuchưa có kỹ còn nhầm lẫnvề nhận biếtnăng nhậnkhi nhận biếtđặc điểm và biết đặc điểm đặc điểm củatác dụng của và tác dụngcác biện32016-2017665các biệnpháp tu từcủa các biệnpháp tu từpháp tu từ40(62%)20 (31%)5 (7%)- Nguyên nhân của thực trạng:+ Về phía giáo viên: Một số giáo viên khi dạy về các biện pháp tu từ ở chươngtrình Ngữ văn lớp 6 THCS chỉ hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các ngữ liệu, nhữngdạng bài tập trong sách giáo khoa, không cho các em tiếp cận với những ví dụ ngoàisách giáo khoa để nâng cao vốn kiến thức và sự hiểu biết của học sinh.+ Về phía học sinh: Rất nhiều học sinh không có hứng thú khi học về các biệnpháp tu từ nên các em lười suy nghĩ, ít đọc thêm tài liệu tham khảo, chỉ tiếp thu kiếnthức một cách thụ động.+ Cơ sở vật chất: Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập về các biện pháptu từ ở nhà trường còn hạn chế nên giáo viên và học sinh ít có cơ hội đọc, tham khảođể mở rộng sự hiểu biết.2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.2.3.1 Các giải pháp và biện pháp thực hiện.* Xác định đặc điểm của một số biện pháp tu từa) Biện pháp tu từ so sánh:- So sánh, trước hết là thao tác của tư duy lô gich: Đem sự vật này đối chiếuvới sự vật khác để tìm ra sự tương đồng hoặc đối lập giữa chúng. Do vậy, so sánh cógiá trị đối với quá trình nhận thức, đem cái chưa biết đối chiếu với cái đã biết để quacái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết.Ví dụ 1: Nhìn lên bản đồ nước ta, mạch than Đông Bắc phân bố như dángmột chiếc lưỡi hái khổng lồ đặt ngang châu thổ Bắc Bộ. Trước đây, có người ví nướcta cong cong như chiếc đòn gánh, hai đầu là hai thúng thóc.(Thi Sảnh)Để người đọc dễ hình dung ra vị trí hình dáng của mỏ than, của nước ta, tác giảđã đem so sánh với những vật dụng quen thuộc của đời sống nông nghiệp như: lưỡihái, đòn gánh,…- Bên cạnh giá trị về nhận thức, so sánh còn có giá trị tạo sắc thái biểu cảmkhác nhau. Cách so sánh nhằm tạo ra các cảm xúc cụ thể, sinh động, tạo tính hìnhtượng… gọi là so sánh tu từ.Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 1 được tham khảo từ TLTK số 1- Cấu tạo đầy đủ của so sánh gồm bốn yếu tố: vế A (sự vật được so sánh),phương diện so sánh, từ so sánh, vế B (sự vật dùng để so sánh). Tuy nhiên khi sửdụng có thể vắng mặt một (một số) yếu tố nào đó.Ví dụ 2:4- Trẻ em như búp trên cành. (vắng mặt phương diện so sánh - gọi là so sánhchìm - làm cho người đọc có khả năng liên tưởng ở nhiều phương diện: tươi non, đầysức sống, chứa chan hi vọng,…).- Bác ngồi đó, lớn mênh môngTrời cao biển rộng, ruộng đồng nước non…(Tố Hữu)(vắng mặt từ so sánh)- Gái thương chồng đương đông buổi chợTrai thương vợ nắng quái chiều hôm.(vắng mặt cả phương diện so sánh và từ so sánh)b) Biện pháp tu từ nhân hóa:- Nhân hóa (nhân: người; hóa: biến thành, trở thành; còn được gọi là nhân cáchhóa) thực chất là một loại ẩn dụ dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của conngười để miêu tả những sự vật không phải là người hoặc xưng hô, trò chuyện vớinhững sự vật ấy như với con người. Nhờ cách dùng như vậy mà các sự vật được miêutả trở nên sống động, gần gũi với đời sống của con người. Cách diễn đạt nhân hóađem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao.*Có các kiểu nhân hóa sau:- Dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất,… của con người để miêu tảsự vật không phải là người.Ví dụ 3: Trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài đã dùng rất nhiều các từngữ nhân hóa:Tôi đi đứng oai vệ, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuốnghai chiếc râu cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọibà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanhquẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lạitưởng thế là không ai dám ho he.- Dùng các từ vốn để gọi người (cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, thím,…) để gọi sựvật.Ví dụ 4: Có con chim vành khuyên nhỏ. Dáng trông thật ngoan ngoãn quá.Gọi “dạ” bảo “vâng”. Lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác Chào Mào, “chàobác!”. Chim gặp cô Sơn Ca, “chào cô!”. Chim gặp anh chích chòe, “chào anh!”.Chim gặp chị Sáo Nâu, “chào chị!”.Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 2,3,4 được tham khảo từ TLTK số 1- Trò chuyện, xưng hô với vật như với con người;Ví dụ 5:Núi cao chi lắm núi ơi?Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.5(Ca dao)- Nhân hóa ngoài tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống động, gầngũi với con người, còn thường xuyên được sử dụng để làm phương tiện, làm cớ đểcon người giải bày tâm sự.Ví dụ 6:Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn, trông sao sao mờBuồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối aiBuồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ.(Ca dao)Những lời gọi con nhện (Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai), gọi sao (Sao ơisao hỡi, nhớ ai sao mờ) thực chất là nỗi niềm buồn nhớ, trông chờ của con ngườitrong đêm khuya.c) Biện pháp tu từ ẩn dụ:- Ẩn dụ trước hết là một biện pháp chuyển đổi tên gọi nhờ vào sự giống nhau ởmột điểm nào đó giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng… Ví dụ: chân người, chânbàn, chân núi,… là dựa vào sự giống nhau về vị trí. Những ẩn dụ như vậy gọi là ẩndụ từ vựng. Chúng không còn sắc thái biểu cảm. Bên cạnh những ẩn dụ từ vựng nhưtrên, còn có các ẩn dụ từ vựng hóa (ẩn dụ truyền thống). Ẩn dụ từ vựng hóa là nhữngẩn dụ, tuy vẫn còn tính hình tượng, nhưng do dùng nhiều nên đang chuyển thành cốđịnh, có phần mòn sáo, giá trị biểu cảm không cao.Ví dụ: đỉnh cao nghệ thuật, cái nôi văn minh,…- Ẩn dụ tu từ là ẩn dụ gắn với cách thức sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấncá nhân của tác giả. Thông thường để hiểu được chúng, phải đặt chúng trong khungcảnh sử dụng chung (trong câu văn hoặc trong văn bản). Ẩn dụ tu từ có sức biểu cảmcao, tạo tính hàm súc và tính hình tượng cho câu văn, câu thơ.- Ẩn dụ có mối liên hệ chặt chẽ với so sánh. Nhiều người cho rằng ẩn dụ là mộtloại so sánh ngầm, trong đó ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh (vế A), phương diện sosánh, từ so sánh, chỉ còn lại sự vật, sự việc được so sánh (vế B).Muốn phân tích được ẩn dụ, hiểu được cái hay, cái hàm súc của ẩn dụ phải từtừ ngữ ẩn dụ (B) tìm đến được A (sự vật, sự việc được so sánh ).Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 5,6 được tham khảo từ TLTK số 1Ví dụ 7:Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăngThấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.Mặt Trời trong câu thứ hai là một ẩn dụ. Tác giả dùng từ Mặt Trời để chỉ BácHồ - vị lãnh tụ của dân tộc - Người (như Mặt Trời) soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho6dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới tương lai độc lập tự do, hạnhphúc.d) Biện pháp tu từ hoán dụ:- Cũng như ẩn dụ, hoán dụ là một biện pháp chuyển đổi tên gọi. Hoán dụ dùngnhư một biện pháp chuyển nghĩa cố định không có sắc thái biểu cảm, được gọi làhoán dụ từ vựng. Bên cạnh hoán dụ từ vựng còn có hoán dụ tu từ nhằm tạo sắc tháibiểu cảm.- Nếu ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa các sự vật thì hoándụ dựa trên quan hệ tương cận (gần nhau) giữa các sự vật. Có thể kể một số kiểu hoándụ thường gặp như sau:- Lấy bộ phận để gọi toàn thể:Ví dụ 8:Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm.(Hoàng Trung Thông)Trong câu thơ trên Hoàng Trung Thông đã dùng bàn tay (chỉ một bộ phận cơthể người) để biểu thị “người lao động”.- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:Ví dụ 9:Vì sao? Trái Đất nặng ân tìnhNhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh.(Tố Hữu)Trái Đất (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo những người sống trên trái đất (vậtbị chứa đựng).- Lấy đặc điểm, tính chất (dấu hiệu) của sự vật để gọi sự vật:Ví dụ 10:Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay…(Tố Hữu)Câu thơ trên đã dùng áo chàm (y phục) để chỉ “đồng bào Việt Bắc” (thườngmang y phục đó).Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 7,8,9,10 được tham khảo từ TLTK số 1- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:Ví dụ 11:Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao.Một cây (số lượng cụ thể) biểu thị “ít cây”; ba cây biểu thị “ nhiều cây”73.1.2. Hướng dẫn học sinh nắm được tác dụng của một số biện pháp tu từ TiếngViệt trong tác phẩm văn học:Khi nói và viết ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thểsử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ. Biện pháp tu từ lànhững cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, vănbản) trong một ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định đối vớingười đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ... sovới cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nênnhững giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.Trong Tiếng Việt các biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng do khả năng biểuđạt, biểu cảm đặc biệt, các biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong nhữngvăn bản nghệ thuật. Với một văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặcnhiều biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệthuật của một vài biện pháp tu từ nào đó. Điều này góp phần tạo nên dấu ấn cá nhânđộc đáo trong nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ. Vậy nên việc hướng dẫn họcsinh nắm được tác dụng của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6THCS là rất cần thiết.Thứ nhất là giá trị của biện pháp tu từ so sánh:Như chúng ta biết người ta hay thường lấy sự vật này đem so sánh với sự vậtkhác cốt làm cho sự vật được mô tả cụ thể hơn, sáng rõ hơn, có hình ảnh và gây cảmxúc nhiều hơn. Câu so sánh lúc nào cũng có dụng ý nghệ thuật và có hai vế đ ược sosánh và vế so sánh. Giữa hai vế thường xuất hiện từ so sánh: như, tựa, bằng, sánh vớiv.v.Ví dụ 12: Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trườngthành vô tận.(Đoàn Giỏi)Cách sử dụng của Đoàn Giỏi khá độc đáo vv́ tác giả đem hình ảnh “rừng đướcdựng lên cao ngất ” so với hình ảnh “hai dãy trường thành vô tận” nhằm tái hiện cụthể, sinh động vẻ đẹp chắc chắn, kiên cố, giàu sức sống của rừng đước hai bên bờdòng sông Năm Căn. Từ đó gợi cho người đọc tình yêu, sự gắn bó với sông nước CàMau dù chưa một lần đặt chân đến.Thứ hai là giá trị của biện pháp tu từ ẩn dụ:Bên cạnh biện pháp tu từ so sánh ta thấy các tác giả còn sử dụng biện pháp tutừ ẩn dụ (ví ngầm, so sánh ngầm). Ðể có sự hiểu biết thấu ðáo ngýời ta thýờng dùngGhi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 11,12 được tham khảo từ TLTK số 1những từ ngữ mà nghĩa đen được chuyển sang nghĩa bóng nhờ sự so sánh ngầm. Ðólà phương thức ẩn dụ như:Ví dụ 13:Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng8Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.(Viếng lăng Bác -Viễn Phương)Các em thấy được cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ rất có hiệu quả vìthông qua hình ảnh mặt trời là vầng thái dương (nghĩa đen) tác giả đã tạo ra một hìnhảnh so sánh ngầm sâu sắc tế nhị làm cho người đọc hình dung ra hình ảnh của Bác Hồ(nghĩa bóng) một con người rực rỡ, ấm áp như mặt trời đã soi sáng, dẫn dắt dân tộcViệt Nam ta suốt những năm tháng chống Pháp và chống Mĩ và tiếp tục chiếu soi chodân tộc Việt Nam trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó hình ảnh ẩn dụ nàyđã tạo cho nhà thơ và cả người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kínhyêu của chúng ta.Thứ ba là giá trị của biện pháp tu từ nhân hoá:Không chỉ là biện pháp ẩn dụ mà trong khi viết cách biểu đạt cũng thật linhhoạt, phong phú, đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau nhằm tạo nên vẻ đẹp riêng,những giá trị độc đáo của câu thơ, đoạn văn, vì thế các em phải khám phá nắm bắt được, chẳng hạn như câu thơ:Ví dụ 14:Sóng đã cài then đêm sập cửa.(Huy Cận)Giúp các em hiểu khi viết văn thơ, có khi viết theo phương thức miêu tả, trầnthuật để sự vật thêm sinh động, người ta gán cho chúng những ý nghĩ, tình cảm nhưcon người. Đó chính là phương thức nhân hoá. Trở lại với câu thơ của Huy Cận,chúng ta thấy cách sử dụng nghệ thuật nhân hoá của nhà thơ thật thú vị vì tác giả gánhành động “cài then” của con người cho sóng và gán hành động “sập cửa” cho đêmđể miêu tả thật sinh động về hình ảnh cảnh đêm bắt đầu lan tràn trên mặt biển từ đógợi cảm giác thoải mái nghỉ ngơi khi con người, vũ trụ đi vào trạng thái yên tĩnh lúcban đêm.Thứ tư là giá trị của biện pháp tu từ hoán dụ:Cảm thụ thơ văn đâu phải là chuyện dễ muốn cảm nhận được đầy đủ các emphải tự phát hiện các giá trị nghệ thuật, cái tình của tác giả gửi trong tác phẩm. Mộtcâu thơ, một ý văn đọc lên ta không chỉ hiểu theo một nét nghĩa mà còn phải nắm bắtđược ý chính qua nghĩa bóng, các nghĩa này có liên quan gần gũi với nhau. Chẳnghạn như: lấy cái toàn thể để nói cái bộ phận, cái chứa đựng để nói cái bị chứa đựng,… Đó là biện pháp tu từ hoán dụ :Ví dụ 15:Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau viết nói gì hôm nay…(Tố Hữu)Ghi chú: Trong mục 2.3.1 Ví dụ 13,14,15 được tham khảo từ TLTK số 1Nhà thơ lấy hình ảnh của “áo chàm” để nói đến những người dân Việt Bắcnhững người đã nuôi dưỡng che chở cho cách mạng, có nhiều tình cảm, ân tình vớibộ đội. Vì thế mà khi cách mạng dành thắng lợi, giây phút chia tay với bao lưu luyến,bùi ngùi, xúc động không nói nên lời giữa người đi và người ở.92.3.2. Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học thông qua việc tích hợp với cácphân môn khác:Để nâng cao chất lượng cho học sinh THCS về việc học các biện pháp tu từ thìbản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường không thể chỉcung cấp kiến thức trong giờ Tiếng Việt, mà phải kết hợp việc củng cố kiến thức vềcác biện pháp tu từ thông qua giờ Văn học, giờ Tập làm văn, tổ chức cho các em háihoa kiến thức ở một số chủ điểm trong giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp cácem hiểu và vận dụng được các biện pháp tu từ.a) Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học thông qua giờ Văn học.- Ví dụ 1: Khi dạy bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa (Ngữ văn 6, Tập II, Tiết100).Mục đích ở bài này là làm cho học sinh cảm nhận được sức sống, sự phongphú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trongbài thơ. Đồng thời nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bàithơ, đặc biệt là phép nhân hóa.Trong quá trình giảng dạy bài này, giáo viên cần phải chú trọng đến việc hướngdẫn các em phát hiện ra những sự vật được tác giả gán cho đặc điểm, tính chất củacon người khi miêu tả bức tranh thiên nhiên trước và trong cơn mưa. Từ đó hướnghọc sinh tìm hiểu về tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa.Cụ thể: Những sự vật được được gọi tên, có hành động, đặc điểm như người:Mối trẻ, mối già; gà con rối rít; ông trời mặc áo giáp, ra trận; mía múa gươm; kiến:hành quân; cỏ gà rung tai nghe; bụi tre tần ngần gỡ tóc; hàng bưởi bế lũ con; sấmkhanh khách cười; cây dừa sải tay bơi; ngọn mùng tơi nhảy múa; cây lá hả hê.Bức tranh cơn mưa rào được miêu tả qua hàng loạt hình ảnh, chi tiết về hìnhdáng, động tác, hoạt động của nhiều cảnh vật, loài vật trước và trong cơn mưa đượcquan sát, cảm nhận bằng mắt và tâm hồn hồn nhiên, tinh tế rất trẻ thơ và độc đáocùng với sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú, mạnh mẽ của tác giả. Một nét đặcsắc nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hóa được sử dụng rấtrộng rãi và chính xác làm cho sự vật giống con người, mang tính chất của con người,bức tranh thiên nhiên được miêu tả phong phú, sinh động gần gũi với con người.- Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêulưu kí”) của nhà văn Tô Hoài (Sgk Ngữ văn 6, tập 2, tiết 73 - 74).Mục tiêu của bài giảng là hướng dẫn học sinh nắm được vẻ đẹp cường tráng,oai vệ và tính cách kiêu căng, sốc nổi của Dế Mèn. Sau đó Dế Mèn đã rút ra chomình bài học đường đời đầu tiên từ việc làm mà Mèn đã gây ra cho Dế Choắt. Đồngthời học sinh hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật của nhàGhi chú: Trong mục 2.3.2 Ví dụ 1,2 được tham khảo từ TLTK số 2,4văn Tô Hoài, đặc biệt là việc tác giả vận dụng sáng tạo, thành công biện pháp tu từ,nhân hoá, so sánh:Ví dụ:10Khi miêu tả để làm nổi bật sự ốm yếu, xấu xí của Dế Choắt, nhà văn Tô Hoàiđã sử dụng những hình ảnh so sánh độc đáo, sáng tạo: Dế Choắt “người gày và dàilêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện”, “đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đếngiữa lưng hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê”.- Ví dụ: Khi dạy học sinh về ca dao, dân ca:Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện và hiểu được giá trị tạo hình, giá trị biểucảm của một số biện pháp tu từ để từ đó nắm được nội dung của những câu, bài cadao. Vì thơ ca trữ tình dân gian là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc. Ý nghĩa cơ bảncủa thơ ca trữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc củanhân dân. Những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc ấy được chuyển tải thông qua nhữnghình ảnh giàu giá trị tạo hình và qua một thế giới nghệ thuật lung linh sắc màu. Mộttrong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của ca dao là ẩn dụ và so sánh.- So sánh:+ So sánh giúp ta nhận thức sâu sắc hơn phương tiện nào đó của sự vật, hiệntượng. Nhờ so sánh mà các khái niệm, đặc điểm, thuộc tính trừu tượng trở nên rõràng, dễ hiểu.Ví dụ 3:Thân em như trái bần trôi,Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.Thân phận con người là khái niệm trừu tượng được cụ thể hoá bởi hìnhảnh trái bần trôi. Hình ảnh so sánh giúp cho việc thể hiện rõ thân phận trôi nổi, bấtlực của người phụ nữ trong xã hội xưa.+ So sánh là biện pháp tạo hình giúp cho bài ca dao tăng tính chất tượng hìnhnghệ thuậtVí dụ 4:Đường vô xứ Huế quanh quanh,Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.Ai vô xứ Huế thì vô…Bài ca dao miêu tả cảnh sắc xứ Huế bằng một hình ảnh cụ thể tranh họa đồ, từđó giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn của xứ Huế “sơn thủyhữu tình”. Đây cũng là lí do chính đáng để người dân Huế rộng lòng mời gọi dukhách thập phương đến với quê hương mình. Lời ngợi ca vẻ đẹp quê hương là biểuhiện của tình yêu quê hương đất nước của người xứ Huế.Ví dụ 5:Em như ngọn cỏ phất phơAnh như con nghé ngơ ngơ ngoài đồngHình ảnh so sánh đã diễn tả một cách tài tình tâm thế cũng như trạng thái củaGhi chú: Trong mục 2.3.2 Ví dụ 3,4,5 được tham khảo từ TLTK số 2,4hai đối tượng chàng trai và cô gái trong bài ca. Cô gái ví mình như ngọn cỏ phất phơtrước gió (hẳn phải là ngọn cỏ non tơ đầy sức sống nên mới phất phơ), thế mà chàngtrai vô tâm cứ như con nghé ngu ngơ không để ý đến, không biết gì đến ngọn cỏ11trong tầm tay với, mà ngọn cỏ thì dường như chào mời. Cả một không gian rộnglớn ngoài đồng nào ai ngăn cấm chỉ tự anh quá vô tâm trước tình em. Như vậy khó cócâu thơ nào vừa cô đọng vừa tạo hình như thế.- Ẩn dụ:+ Ý nghĩa nhận thức: Biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới, mộtlối tư duy mới về sự vật.Ví dụ 6:Tiếc thay hạt gạo tám xoanThổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.Ở đây trong nghĩa hiển ngôn ta tiếp nhận được đặc điểm và suy ra mối quan hệgiữa gạo tám xoan, nồi đồng (những thứ đáng giá) với nước cà (là thứ vô giá trị) làmối quan hệ khập khiễng không tương xứng, từ nhận thức về mối quan hệ giữa cácsự vật ấy giúp người tiếp nhận liên tưởng về những sự khập khiễng trong cuộc đời, vềnhững sự vô tâm, vô tình, hờ hững của những mối quan hệ giữa con người.Như vậy rõ ràng ẩn dụ đã tạo ra một lối tư duy mới cả về phương diện miêu tảsự vật cụ thể lẫn những khái niệm trừu tượng, không định hình, khó đong đếm.+ Ý nghĩa thẩm mỹ: Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả đượcnhững điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất bằngnhững hình tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ.Ví dụ 7:Quả đào tiên ruột mất vỏ cònBuông lời hỏi bạn, lối mòn ai đi.Quả đào tiên là loại quả quý nhưng cái quý nhất là ruột thì lại mất rồi, chỉ cònlại cái vỏ mà thôi. Ngụ ý bài ca dao này nói về một cô gái không còn giữ được phẩmchất, nhân cách. Vậy thiết nghĩ ít có cách diễn đạt nào tế nhị, bóng bẩy và hay nhưthế.+ Ý nghĩa biểu cảm: Trong đặc điểm của loại hình nghệ thuật sáng tác theophương thức trữ tình, cái đọng lại trong lòng người tiếp nhận không chỉ ở chỗ sự vậtấy được phản ánh ra sao mà quan trọng là tình cảm, trạng thái tâm hồn của con ngườithể hiện như thế nào qua cách phản ánh ấy.Trong thơ ca trữ tình dân gian, tính chất trữ tình đặc biệt được thể hiện qua cácthán từ “trách ai”, “tiếc thay”...Ví dụ 8:Tiếc thay hạt gạo trắng ngầnĐã vo nước đục lại vần than rơm.Như vậy thông qua các thán từ, tác giả dân gian đã bộc lộ rất rõ cảm xúc, tháiđộ, tình cảm đối với đối tượng được đề cập.Ghi chú: Trong mục 2.3.2 Ví dụ 6,7,8 được tham khảo từ TLTK số 2, 4Ca dao có bao hàm và chứa đựng hầu hết các ý nghĩa: thẩm mỹ, nhận thức vàbiểu cảm. Ca dao là thể loại văn học dân gian được các nhà nghiên cứu để tâm đến12nhiều bởi giá trị nhiều mặt của nó. Những thế giới nghệ thuật trong ca dao như mộtmảnh đất rộng rãi và hấp dẫn cho những ai quan tâm, yêu thích vẻ đẹp của ca dao.b. Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học thông qua giờ Tập làm văn.Ví dụ: Khi dạy văn miêu tả (SGK Ngữ văn 6, Tập II)Khi dạy kiểu bài này, ngoài giúp học sinh nắm được lí thuyết thì giáo viên phảirèn cho học sinh kĩ năng làm một đoạn văn, bài văn miêu tả bằng các bài tập cụ thể.Tuy nhiên giáo viên phải cho học sinh thấy được muốn làm một đoạn văn, bài vănmiêu tả sinh động, có hồn, có sức lay động lòng người thì cần phải vận dụng các biệnpháp tu từ đã học, ví dụ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ,...Các bài tập cụ thể:Bài tập 1: Viết một đoạn văn từ ba đến năm câu miêu tả cảnh sân trường vàobuổi sáng mùa hè.Gợi ý: Buổi sáng mùa hè, sân trường tràn ngập sắc nắng. Nắng nhảy nhót trênnhững tán lá, nắng nhuộm vàng những sắc hoa, nắng đậu trên vai áo của cô, củabạn. Nắng làm bừng sáng lớp học, bừng sáng những gương mặt học trò.Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh vật khi xuân về .Gợi ý: Sau những ngày đông tháng giá rét mướt, mùa xuân đã về trên quêhương em. Cỏ cây như hồi sinh trở lại. Nắng mới lao xao trên mái nhà. Vườn nhàem bừng dậy, phủ một màu xanh mơ màng của chồi non, lộc biếc. Hoa thược dược,hoa hồng, hoa cúc, hoa đào,... đua nhau nở. Màu xanh của lá, màu đỏ của hoa, màuvàng của cánh bướm làm cho cảnh vườn xuân thêm muôn màu rực rỡ. Hoa lá mùaxuân như nói với em về một tình yêu đời tha thiết. Ôi ! Mùa xuân, mùa xuân đẹp quáđi thôi !Bài tập 3: Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn ngắn tả dượngHương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ.Gợi ý: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng như một bàn taykhổng lồ muốn đẩy thuyền lùi lại. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái congười phóng sào chống trả với sức nước để đưa thuyền tiến lên. Trông dượngHương Thư không kém gì một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ: các bắp thịtcuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọnsào. Đến chiều tối, thuyền đã vượt qua thác Cổ Cò. Mọi người trên thuyền đều thởphào nhẹ nhõm. Ai nấy lại bình thản như chưa có chuyện gì xảy ra.Bài tập 4: Viết một bài văn miêu tả cảnh sân trường giờ ra chơi.Gợi ý: Tiếng trống giờ ra chơi đã vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các lớp,học sinh ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài không gian.Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩđỏ rực đang khoe sắc.Dưới gốc cây đa già sừng sững, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôichân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũngcố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xungquanh. Ngỡ rằng, đây chính là những thiên thần bé nhỏ, đang chơi đùa trong khung13cảnh ngây thơ, trong sáng của tuổi học trò. Gần đó là trò chơi đá cầu cũng lí thúkhông kém. Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú của cầu vồng. Nó được đôichân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm cho có sức sống. Chẳng có thểnhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên,thoắt xuống của các bạn. Mấy bạn đứng xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tunglên hạ xuống, người thì trổ tài dự đoán xem bàn chân nào khéo nhất. Cuối cùng, bạnNam lớp tôi cũng giành chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc. Thật sung sướng!Khi nhận được danh hiệu mà các bạn yêu thích tặng cho đó là: “quả cầu thần”. Cóbạn muốn tìm cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướtkia ngồi đọc những cuốn sách lí thú. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó lànhững cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc sốngtươi đẹp cho chính mình và cả đất nước. Với những “nhà thơ nhí” luôn thả mình vàotrong bầu không khí sôi động, hồn nhiên, để có thể nảy ra những vần thơ chứa chanthi vị. Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui riêng trong trò chơiđuổi bắt. Mồ hôi nhễ nhại toát ra như tắm, nhưng dường như nó chẳng là gì đối vớicác bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui của trẻ thơ. Vì là một vận độngviên điền kinh, nên Bảo luôn là một “đối thủ” đáng gờm. Chẳng vậy, mà bạn nàobạn nấy cũng cố gắng thoát khỏi vòng vây của Bảo “vận động viên điền kinh tươnglai”. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sântrường. Những bạn gái nhút nhát, dịu dàng lại luôn quây quần bên gốc cây phượngvĩ tâm sự về mọi việc mà các bạn cho là lí thú nhất. Sân trường vui thật đấy! Làmcho các chú chim sâu cũng phải ngó xuống nhìn. Những chùm hoa sữa nở rộ toảhương thơm quyến rũ, dù chỉ với bông hoa li ti, trắng muốt. Trên không trung, ôngmặt trời cháy bỏng, ngó xuống nhìn nở nụ cười với đàn em thơ đang nô đùa. Bỗng bahồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như nhữngđoá hoa ban mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng.Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ niệmthân thương, dưới mái trường mến yêu.c) Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học trong giờ học HĐNGLL (lớp 8)ở chủ điểm: “Hội vui học tập”.Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi gắn vào hoa, yêu cầu các em hái hoa (tức làgiải đáp câu hỏi).Ví dụ:Câu 1: Em đã được học các biện pháp tu từ nào? Hãy kể tên các biện pháp tutừ ðó?Câu 2: Tìm những từ thích hợp để hoàn thiện phép so sánh trong câu ca dao sau:Cổ tay em trắng........................Đôi mắt em liếc....................dao cauMiệng cười.....................hoa ngâuCái khăn đội đầu.....................hoa sen.Ghi chú: Trong mục 2.3.2 phần c Ví dụ được tham khảo từ TLTK số 314Câu 3: Hình ảnh nào sau đây trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa khôngphải là hình ảnh nhân hóa:a) Cây dừa sải tay bơib) Cỏ gà rung tai nghec) Bố em đi cày vềd) Kiến hành quân đầy đườngCâu 4: Hãy tìm hai ví dụ về biện pháp tu từ ẩn dụ và biện pháp tu từ hoán dụ.Câu 5: Trong câu thơ sau tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng kiểu ẩn dụ nào?Gọi tên kiểu ẩn dụ đó?Ngoài thềm rơi chiếc lá đaTiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng.Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:a. Thân em như trái bần trôi,Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.b. Áo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau viết nói gì hôm nay…c. Trâu ơi, ta bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.d. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục và bản thân,đồngnghiệp và nhà trường.Qua thực tế dạy học ở trường THCS Lam Sơn Ngọc Lặc ở các lớp 6A,6B,bằng việc cung cấp kiến thức về các biện pháp tu từ cho HS ở những tiết học, nhìnchung các em đã nhận ra được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ và đã cóý thức vận dụng các biện pháp tu từ vào trong bài Tập làm văn của mình.Đối chiếu với kết quả điều tra ở phần thực trạng đầu năm học 2016 - 2017củakhối lớp 6 so với cuối năm học 2016 - 2017 có sự thay đổi rõ rệt.Cụ thể như sau:Số học sinh đạtyêu cầu vềCuối năm KhốiSốnhận biết đặchọclớp lượngđiểm và tácdụng của cácbiện pháp tu từSố học sinhchưa có kỹnăng nhận biếtđặc điểm và tácdụng của cácbiện pháp tu từSố học sinhcòn nhầm lẫnkhi nhận biếtđặc điểm củacác biện pháptu từ152016201766550 (76,9%)11 (16,9%)04 (6,2%)3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận chungCó thể nói rằng môn Ngữ văn trong nhà trường đóng vai trò vô cùng quantrọng. Đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa bồi đắp tâm hồn cho học sinh.Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn Ngữ văn sẽ đemlại trong tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đếnvới con người, tìm đến cái đẹp, để trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Được sự quantâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành Giáo dục, cùng với sự say mê và tình yêunghề, sự sáng tạo của các thầy cô, tôi tin tưởng rằng kết quả học Ngữ văn của các emsẽ tốt hơn, các em sẽ yêu thích, ham mê môn Ngữ văn hơn nữa.2. Một số đề xuất, kiến nghị- Đối với phụ huynh: Quan tâm hơn nữa đến việc học hành của con em mìnhnhư tạo điều kiện về thời gian cho con học tập, vui chơi thích hợp.- Đối với phòng giáo dục và đào tạo: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phícho Nhà truờng để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn; nhất là mở cácchuyên đề và cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ giáo viên.3. Lời kếtTrên đây tôi đã trình bày một vài kinh nghiệm giảng dạy của mình khi dạy vềmột số biện pháp tu từ. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn được sự quan tâm, giúp đỡcủa Ban giám hiệu, của tổ chuyên môn, của đồng nghiệp. Với mong muốn trau dồinăng lực chuyên môn vững vàng hơn nên tôi đã mạnh dạn nêu một số kinh nghiệmcủa bản thân khi dạy một số biện pháp tu từ. Trong bài viết này sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót, tôi rất mong các đồng chí, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến đểtôi rút kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn công việc giảng dạy, góp một phần nhỏ vàosự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ vừa có kiến thức, vừa có tâm hồn trong sáng để xâydựng đất nước ta giàu đẹp hơn./.Tôi xin chân thành cảm ơn !Ngọc Lặc, ngày 08 tháng 3 năm 2017XÁC NHẬN CỦA NHÀTRƯỜNGHIỆU TRƯỞNGTôi xin cam đoan đây là SKKN củacá nhân tự làm, không sao chép, copy.Người viết sáng kiếnKhúc Thị Thu164. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 6,7,8 - Nguyễn Khắc Phi - Nhàxuất bản Giáo dục, năm 20142. Hệ thống câu hỏi Ngữ văn – Tác giả Trần Đình Sử - Nhà xuất bản Giáo dục,năm 20123. Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2013- 2014;4. Thiết kế bài giảng Ngữ văn theo hướng tích hợp - Hoàng Hữu Bội - Nhàxuất bản Giáo dục, năm 201017DANH MỤCCÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤPPHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊNHọ và tên tác giả: Khúc Thị ThuChức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Lam SơnTT1.Tên đề tài SKKNCấp đánh giáxếp loại(Phòng, Sở,Tỉnh...)Kết quảđánh giáxếp loại(A, B, hoặcC)Năm học đánhgiá xếp loạiPhòngA2013-2014SởC2013-2014Nâng cao kết quả và hứng thúhọc tập môn Ngữ văn của họcsinh lớp 7 trường THCS LamSơn bằng cách dạy học theohướng tích cực thông qua bài thơ"Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh2.Nâng cao kết quả và hứng thúhọc tập môn Ngữ văn của họcsinh lớp 7 trường THCS LamSơn bằng cách dạy học theohướng tích cực thông qua bài thơ"Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh*----------------------------------------------------18SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶCTRƯỜNG THCS LAM SƠNSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMTÊN ĐỀ TÀIHướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảmcủa một số biện pháp tu từ trong chương trình ngữ văn lớp 6 THCSNgười thực hiện: Khúc Thị ThuChức vụ: Giáo viênĐơn vị công tác: Trường THCS Lam SơnSKKN thuộc lĩnh vực môn: Ngữ vănTHANH HÓA NĂM 201719
Tài liệu liên quan
- Dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình ngữ văn lớp 6, lớp 7 trung học cơ sở
- 6
- 17
- 90
- Dạy các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ theo hướng tích hợp trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, lớp 7 Trung học cơ sở
- 9
- 809
- 2
- Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình ngữ văn lớp 6 THCS
- 19
- 412
- 0
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua một số đoạn trích truyện kiều trong chương trình ngữ văn lớp 10
- 20
- 1
- 3
- Giúp học sinh nâng cao kĩ năng thực hành các biện pháp tu từ trong chương trình ngữ văn lớp 10
- 16
- 490
- 0
- SKKN Đổi mới phương pháp dạy học văn bản truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn lớp 6
- 21
- 475
- 0
- skkn một số kinh nghiệm dạy một tiết văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 6 theo hoạt động học của học sinh
- 22
- 79
- 0
- Thiết kế và sử dụng trò chơi vào dạy học từ loại trong chương trình ngữ văn lớp 6
- 163
- 173
- 0
- SKKN hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị tập thơ nhật kí trong tù” trong chương trình ngữ văn lớp 8
- 31
- 145
- 0
- Một số kinh nghiệm dạy một tiết văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 6 theo hoạt động học của học sinh tại trường THCS yên thái huyện yên định
- 25
- 49
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(220.5 KB - 19 trang) - Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình ngữ văn lớp 6 THCS Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tiếc Thay Hạt Gạo Trắng Ngần Biện Pháp Tu Từ
-
Phân Tích Giá Trị Của Phép Tu Từ Trong Bài Ca Dao Sau: "Tiếc Thay Hạt ...
-
Tiếc Thay Hạt Gạo Tám Xoan...Đã Vò Nước đục Lại Vần Than Rơm.
-
Phân Tích Giá Trị Của Phép Tu Từ Trong Tiếc Thay Hạt Gạo Tám Xoan...
-
''Tiếc Thay Hạt Gạo Tám Xoan, Thổi Nồi đồng điếu Lại Chan Nước Cà ...
-
Cảm Nhận Cái Hay Của Bài Ca Dao Sau: Tiếc Thay Hạt Gạo Tám Xoan ...
-
Một Số Thủ Pháp Nghệ Thuật Chủ Yếu Trong Việc Xâydựng Hình ảnh ...
-
Tiếc Thay Hạt Gạo Trắng Ngần/ Đã Vo Nước đục, Lại Vần Lửa Rơm
-
NGHỆ THUẬT ẨN DỤ TRONG CA DAO
-
Top #10 Biện Pháp Tu Từ Hạt Gạo Làng Ta Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Ôn Tập Các Biên Pháp Tu Từ - Thư Viện Đề Thi
-
Các Biện Pháp Tu Từ đã Học Trong Chương Trình THPT - HỌC NGỮ VĂN
-
Top #10 Biện Pháp Tu Từ Của Bài Hạt Gạo Làng Ta Xem Nhiều ...
-
Tổng Hợp Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa, Hạt Gạo Hay Và đặc Sắc