HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ỏ NHÀ MÔN ÂM NHẠC LỚP 1,2 ...

TUẦN 22

Lớp 1

Ôn tập bài hát: Tập tầm vông

 

I. Mục tiêu:

- Hs biết thể hiện tốt sắc thái bài hát.

- Hát kết hợp động tác phụ họa, mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn bài hát.

- Biết phân biệt chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.

II. Chuẩn bị:

- SGK,

- Một số động tác phụ họa, thanh phách.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1. Ôn tập bài hát: Tập tầm vông.

- Hs nhớ tên bài hát và tác giả.

- Hs nghe bài hát qua youtobe tại nhà

- HS ôn lại bài hát để thuộc lời ca và hát đúng gia điệu.

- Hướng dẫn HS hát ôn lại cách gõ đệm ở tiết trước.

+ HS hát và vỗ hoặc gõ đệm theo phách:

Tập tầm vông tay không tay có…

x x xx x x xx

+ HS hát và vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp :

Tập tầm vông tay không tay có…

x x x x

+ Hs hát và vỗ tay theo tiết tấu:

Tập tầm vông tay không tay có…

x x x x x x x

-Hướng dẫn Hs biết hát kết hợp vận động phụ họa.(Kết hợp trò chơi)

Câu 1,2: Động tác: 2 tay nắm, guồng 2 tay vào nhau theo giai điệu bài hát.

Câu 3: Tay trái chống hông, tay phải xòe đưa ra trước mặt, đổi tay 2 lần.

Câu 4,5: 2 tay nắm đưa ra trước ngực, đưa lên đưa xuống theo giai điệu bài hát.

Biểu diễn bài hát một cách mạnh dạn tự nhiên, thể hiện được sắc thái bài hát.

Tự kiểm tra, đánh giá.

 

Líp 2

¤n tËp bµi h¸t: Hoa l¸ mïa xu©n

 

I. Mục tiêu:

- Biết hát đúng giai điệu và lời ca, Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.

- Biết tham gia tập biểu diễn bài hát và tham gia trò chơi.

II. Chuẩn bị của giáo viên:

- SGK, thanh phách.

- Một vài động tác múa phụ hoạ cho bài hát.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1. Ôn tập bài hát: Hoa lá mùa xuân.

- HS nhớ tên bài hát, tác giả.

- Hs nghe bài hát qua youtobe tại nhà

- Hs hát thuộc lời ca đúng giai điệu. Lưu ý, các em phát âm rõ lời, gọn tiếng và biết lấy hơi đầu câu hát.

- Hát kết hợp gâ ®Öm theo phách.

Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.

x x x x x x x x.

- HS hát và đệm theo nhịp.

Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.

x x x x

- HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca

Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.

x x x x x x x x x x x x x

- HS đứng hát kết hợp bộ gõ cơ thể:

Câu 1,5: hát và vỗ tay

Câu 2,6: hát và vỗ đùi

Câu 3,7: hát và vỗ vai

Câu 4,8: hát và dậm 2 chân (từng chân theo tiết tấu)

Trò chơi: Nghe giai điệu đoán lời ca.

  1. học giáo dục: Qua bài hát thêm yêu và biết bảo vệ thiên nhiên.

Tự kiểm tra, đánh giá.

 

Lớp 3

¤n tËp bµi h¸t: Cïng móa h¸t d­íi tr¨ng

Giíi thiÖu khu«ng nh¹c vµ khãa son

 

 

I. Mục tiêu:

- Biết hát đúng giai điệu và lời ca, kết hợp vận động phụ hoạ bài hát.

- Biết viết khuông nhạc, khoá Son và các nốt trên khuông.

II. Chuân bị:

- SGK, Tivi

- Một số động tác phụ họa.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1.Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng

- Hs nhớ tên tác giả bài hát.

- Hs nghe bài hát qua youtobe tại nhà.

- Nhớ tính chất bài hát: Trong sáng, thiết tha.

- Hs hát đúng giai điệu thuộc lời ca bài hát.

- Lưu ý hát đúng tiếng có dấu luyến, ngân đủ phách, lấy hơi trước mỗi câu hát.

- Hát kết hợp vận động:

+ HS hát và nhún chân theo nhịp ¾.

+ HS hát và múa theo động tác đã chuẩn bị.

- Hs tự nhận xét về phần trình bày của mình.

2. Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son.

Hs nắm được kiếm thức:

- Khuông nhạc: Để viết được bản nhạc hoặc bài hát, ngoài việc sử dụng nốt nhạc, chúng ta phải biết kẻ khuông nhạc.

- Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song và cách đều nhau tạo thành 4 khe. Các dòng và các khe được tính từ dưới tính lên.

- Tập đọc tên các dòng và khe.

- Khóa Son:

- Khoá là ký hiệu để chúng ta biết vị trí nốt nhạc trên khuông. Trong âm nhạc có một vài loại khoá khác nhau nhưng khoá Son là thông dụng nhất.

- HS tập viết trên khuông nhạc trong vở.

- Nhận biết tên các nốt trong khuông: GV viết các nốt Đô-Rê- Mi - Pha -Son -La - Si lên khuông nhạc, bên dưới đề tên từng nốt.

- HS tập đọc tên, sau đó xoá tên nốt để HS tự nhớ vị trí các nốt

 

Description: D:\Downloads\Compressed\tải xuống (6).pngDescription: D:\Downloads\Compressed\tải xuống (7).png

Lớp 4

¤n tËp bµi h¸t: Bµn tay mÑ

TËp ®äc nh¹c: T§N sè 6: Móa vui

 

I. Mục tiêu:

- Hát thuộc giai điệu lời ca bài hát.

- Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc. Thể hiện tốt sắc thái bài hát.

- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời bài TĐN số 6 thành thạo.

II. Chuẩn bị:

- SGK, Tivi.

- Một số động tác phụ họa.

- Thanh phách.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1.Ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ

- Hs nghe bài hát qua youtobe tại nhà.

- Nhớ tính chất bài hát: Trong sáng,thiết tha.

- Khi hát, các em cần lưu ý dấu luyến, ngân đủ đúng phách, thể hiện t/c bài hát.

- Hs hát và ôn lại cách hát gõ nhịp.

Bàn tay mẹ bế chúng con bàn tay mẹ chăm chúng con

x x x x x x x x

- Hs hát và ôn lại cách hát gõ tiết tấu:

Bàn tay mẹ bế chúng con bàn tay mẹ chăm chúng con

x x x x x x x x x x x x

Bàn tay mẹ bế chúng con bàn tay mẹ chăm chúng con

x x xx x x xx x x xx x x x

-Yêu cầu Hs hát kết hợp các hoạt động theo sở thích(Hát nhún theo nhịp, hát vận

động nhẹ nhàng tại chỗ kết hợp 1 số động tác đơn giản, động tác tự sáng tác theo lời sao cho phù hợp)....

- Hát với nhiều cường độ: Câu 1 hát nhỏ. Câu 2 hát thầm, câu 3 hát to....

- Biểu diễn bài hát mạnh dạn tự tin. (Có thể hát theo karaoke trên youtobe)

- Bài học giáo dục, liên hệ thực tế: Kể tên một số bài hát viết về mẹ. Làm nhiều việc tốt, chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng.

2.Tập đọc nhạc: TĐN số 6 Múa vui.

- Hs quan sát bài TĐN số 6 trong SGK.

- HS đọc tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao (Đô-Rê-Mi-Son)

- Tập nói tên nốt nhạc theo kí hiệu tay

Description: Image result for reading music with hand signs

- HS đọc tên nốt ở khuông thứ nhất.

- Hs đọc tên nốt ở khuông thứ 2

- Đọc trên thang âm.

- Hs luyện tập tiết tấu

- Hs đọc tên nốt nhạc có trong bài TĐN.

- Tập đọc từng câu (Lưu ý ngân đủ độ dài nốt trắng)

- Tập đọc cả bài

- Ghép lời ca

- Hát lời và gõ phách.

- Khuyến khích Hs sáng tác lời mới cho bài TĐN số 6.

- Hs có thể mở video trên youtobe bài hát Múa vui đã được học hát ở lớp 2.

- Tự kiểm tra đánh giá.

 

Lớp 5

¤n tËp bµi h¸t: Tre ngµ bªn l¨ng B¸c

TËp ®äc nh¹c: T§N sè 6 : Chó bé ®éi

 

I. Mục tiêu:

- HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm trìu mến, tha thiết của bài hát Tre ngà bên lăng Bác.

- HS tập hát kết hợp vận động theo nhạc, hát lĩnh xướng.

- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 6.

II. Chuẩn bị:

- SGK, Thanh phách

- Tivi

- Một số động tác phụ họa.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1.Ôn tập bài hát: Tre ngà bên lăng Bác

- Hs nghe bài hát qua youtobe tại nhà.

- Nhớ tính chất bài hát: Trong sáng,thiết tha.

- Khi hát, các em cần lưu ý dấu luyến, ngân đủ đúng phách, thể hiện t/c bài hát.

- Hs hát và ôn lại cách hát gõ nhịp.

Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà.

x x x x

- Hs hát và ôn lại cách hát gõ tiết tấu:

Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà.

x x x x x x x x x

-Yêu cầu Hs hát kết hợp các hoạt động theo sở thích(Hát nhún theo nhịp, hát vận động nhẹ nhàng tại chỗ kết hợp 1 số động tác đơn giản, động tác tự sáng tác theo lời sao cho phù hợp)....

- Biểu diễn bài hát mạnh dạn tự tin. (Có thể hát theo karaoke trên youtobe)

- Bài học giáo dục, liên hệ thực tế: Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, kể tên những bài hát viết về Bác Hồ.

2.Tập đọc nhạc: TĐN số 6 Chú bộ đội

- Hs quan sát bài TĐN số 6 trong SGK.

- HS đọc tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao (Đô-Rê-Mi-Son)

- Tập nói tên nốt nhạc theo kí hiệu tay

Description: Image result for reading music with hand signs

- HS đọc tên nốt ở khuông thứ nhất.

- Hs đọc tên nốt ở khuông thứ 2

- Đọc trên thang âm.

- Hs luyện tập tiết tấu

- Hs đọc tên nốt nhạc có trong bài TĐN.

- Tập đọc từng câu (Lưu ý ngân đủ độ dài nốt trắng)

- Tập đọc cả bài

- Ghép lời ca

- Hát lời và gõ phách.

- Khuyến khích Hs sáng tác lời mới cho bài TĐN số 6.

- Hs có thể mở video trên youtobe bài hát Chú bộ đội để nghe.

- Tự kiểm tra đánh giá.

TuÇn 23

Lớp 1

Ôn tập 2 bài hát: Bầu trời xanh, Tập tầm vông

Nghe nhạc

 

I. Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca hai bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc phụ họa.

- Nghe một cac khúc thiếu nhi: Lớp chúng ta đoàn kết.

II. Chuẩn bị:

- SGK, Tivi

- Thanh phách.

- Động tác phụ hoa.

- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1.Ôn tập bài hát: Bầu trời xanh, Tập tầm vông

- Hs nghe bài hát qua youtobe tại nhà.

- Hs nhớ tên bài hát và tác giả.

- Nhớ tính chất bài hát: Trong sáng,thiết tha.

- Khi hát, các em cần lưu ý ngân đủ phách, thể hiện t/c bài hát.

- Hs hát và ôn lại cách hát gõ nhịp, phách, tiết tâú đã học ở tiết trước.

- Hát kết hợp bộ gõ cơ thể(hát theo nhạc karaoke)

- Bài học giáo dục, liên hệ thực tế: yêu quê hương đất nước, yêu bạn bè trường lớp thầy cô...

2. Nghe nhạc: Bài Lớp chúng ta đoàn kết.

Nhạc và lời: Mộng Lân

- HS nghe bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, Nhạc và lời: Mộng Lân trên youtobe.

- Nêu cảm nhận của em về bài hát?

(Giai điệu bài hát có vui không? Bạn bè có yêu thương đoàn kết với nhau không?)

- HS nghe lại lần thứ 2.

- Hs có thể hát theo nếu Hs biết giai điệu bài hát.

- Hs có thể nghe bài hát và vận động tại chỗ, hoặc vỗ tay theo tiết tấu bài hát.

- Bài học giáo dục: Đoàn kết yêu quý bạn bè.

- Tự kiểm tra đánh giá.

 

Lớp 2

Häc h¸t: Bµi Chó chim nhá dÔ th­¬ng

Nh¹c: Ph¸p

Lêi: Hoµng Anh

I. Mục tiêu:

- Biết hát đúng giai điệu bài ca, biết đây là bài hát nhạc của nước Pháp, lời Việt: Hoàng Anh.

- Giáo dục Hs biết yêu quý các loài chim, biết bảo vệ thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

- SGK. Tivi

- Thanh phách.

- Bản đồ nước Pháp.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1. Học bài hát:Chú chim nhỏ dễ thương.

- Hs sưu tầm tranh ảnh nước Pháp qua google.

- Nghe bài hát qua youtobe.

- HS nhận biết nhịp điệu bài hát (Viết nhịp2/4) 2/

- Hs đọc lời theo tiết tấu.

- Khi hát chia bài hát thành 6 câu.

- Học hát từng câu. Lưu ý Hs hát theo bài hát trên youtobe, mỗi câu HS hát 2-3 lần để thuộc lời ca và giai điệu. Chú ý những chỗ lấy hơi trong bài. Tiếng “A” ngân 1 phách, nghỉ 3 phách. Sau tập các câu hát tiếp theo và nối các câu hoàn chỉnh bài hát.

- Hs hát bài hát nhạc karaoke trên youtobe.

2. Hát kết hợp gõ đệm.

- HS đứng hát và kết hợp gõ đệm theo 3 cách.

+ Hát kết hợp gõ nhịp:

Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này

x x x x

 

+ Hát kết hợp gõ phách:

Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này

xx x x x x x x

+ Hát kết hợp gõ tiết tấu:

Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này

X x x x x x x x x x

 

HScó thể hát và vận động xung quanh. Bắt đầu từ 1 em hát và chạy đến mời em khác hát và chạy theo sau. Cứ thế tạo thành một hàng nối đuôi nhau, tay vẫy mềm mại như cánh chim,

- Trò chơi: Nghe giai điệu đoán lời ca.

Bài học giáo dục: Biết về thiên nhiên nước Pháp thật tươi đẹp từ đó yêu quê hương đất nước Việt Nam hơn.

- Hát bài hát theo nhạc karaoke. Lưu ý thể hiện sắc thái vui tươi của bài hát.

-Tự kiểm tra đánh giá.

 

Lớp 3

Giíi thiÖu mét sè h×nh nèt nh¹c

 

I. Mục tiêu:

- Nhận biết một số hình nốt nhạc. Tập viết các hình nốt nhạc.

- Biết nội dung câu chuyện Du Bá Nha-Chung Tử Kỳ

II. Chuẩn bị:

- SGK, tivi

- Hình nốt nhạc. (google)

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1.Giới thiệu một số hình nốt nhạc:

Trong các bài hát, luôn có chỗ hát nhanh, hát chậm, có chỗ ngân dài, có chỗ ngân ngắn. vì trong bài hát, những chỗ đó dùng nốt nhạc có trường độ khác nhau. Trường độ của các nốt nhạc được biểu hiện bằng các loại hình nốt mà các em được làm quen sau đây:

- Nốt trắng: gồm thân nốt hình bầu dục và đuôi nốt.

- Nốt đen: nốt đen giống như nốt trắng nhưng thân nốt được tô đen

- Nốt móc đơn: nốt móc đơn giống như nốt đen nhưng có thêm dấu móc hình vòng cung.

- Nốt móc kép: nốt móc kép giống như nốt móc đơn nhưng có hai dấu móc hình vòng cung.

2.Tập viết các hình nốt nhạc trên khuông:

- GV yêu cầu HS tập viết 4 loại hình nốt trên vào vở, chưa cần viết trên khuông nhạc.

- Trong 4 loại hình nốt các em làm quen, ngân dài nhất là nốt trắng, rồi đến nốt đen, nốt móc đơn và ngân ngắn nhát là nốt móc kép.

Trong âm nhạc, người ta quy định nốt trắng ngân dài = 2 nốt đen= 4 nốt mó đơn=8 nốt móc kép.

Ví dụ trong thời gian một người đang hát một nốt trắng, người khác có thể hát được 4 nốt móc đơn, người khác hát được 8 nốt móc kép…

- Hs nắm được đặc điểm của từng loại hình nốt:

+ Hình nốt nào có hai dấu móc hình vòng cung?(Nốt móc kép).

+ Hình nốt nào có thân nốt để trắng?(nốt trắng).

+ hình nốt nào có một dấu móc hình vòng cung?(nốt móc đơn).

+ hình nốt trắng khác hình nốt đen ở điểm nào?…

3.Nghe kể chuyện:

-Hs đọc câu chuyện Du Bá Nha- Chung Tử Kỳ.

- Tóm tắt câu chuyện và đặt một vài câu hỏi:

- Trong hai người, ai là người biết chơi đàn?- Vì sao hai người lại kết thành đôi bạn thân?- Vì sao Bá Nha thề không bao giờ chơi đàn nữa?( vì bạn thân của ông đã mất và vì ông thấy không còn ai biết thưởng thức, hiểu được tiếng đàn của mình).

- Hs đọc diễn cảm câu chuyện..

- Hs nêu tính giáo dục của câu chuyện: phải cố gắng học tập môn âm nhạc để hiểu biết những nét của nghệ thuât này. nếu không trở thành ca sĩ hoặc nhạc công tài giỏi, chúng ta cũng biết thưởng thức cái hay, vẽ đẹp của các bài hát.

- Tự kiểm tra, đánh giá.

 

 

Description: D:\Downloads\Compressed\images (3).png

Lớp 4

Häc h¸t: Bµi Chim s¸o

D©n ca Kh¬-me (Nam Bé)

S­u tÇm: §Æng NguyÔn

I. Mục tiêu:

- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Chim sáo dân ca Khơ me.

- Trình bày bài hát với hình thức hát tốp kết hợp gõ đệm theo phách của bài.

- Giáo dục Hs yêu thích các làn điệu dân ca.

II. Chuẩn bị:

- SGK, Tivi.

- Bản đồ Việt Nam qua google.

- Thanh phách.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1.Học bài hát: Chim Sáo Dân ca Khơ me ( Nam bộ )

  • Đồng bào Khơ- me Nam Bộ có kho tàng dân ca rất phong phú. Những bài Khơ me thường được trình bày kết hợp với tiếng trống vỗ đệm và động tác múa nhẹ nhàng, duyên dáng. Bài Chim Sáo có giai điệu vui tươi, lời ca dản dị, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp của một vùng đất nước. Bản đồ Việt Nam giới thiệu về vùng Nam bộ.

- Hs nghe bài hát trên youtobe.

? Nêu cảm nhận của em về bài hát?

- Hs đọc lời ca và giải thích từ khó:“Đom boong” nghĩa là quả đa, từ “Trái thơm” M.Bắc gọi là qủa dứa

- Luyện thanh theo âm: Mi ma mô (Đồ rê mi son son mi rê đồ)

- Chia bài hát ra làm các câu ngắn và tiến hành tập từng câu theo lối móc xích

hs vừa tập hát vừa gõ tiết tấu lời ca.

- Hs lưu ý hát đúng những tiếng có luyến và đảo phách.

Cuối câu hát hai ngân và nghỉ 2,5 phách.

- Hs lấy hơi, hát rõ lời, hát diễn cảm hoặc tập trung hát những chỗ hát chưa đúng.

- Hs hát cả bài:

+ Hs chọn nhạc karaoke trên youtobe.

- HS hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách:

Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay

x x x x x x

-Hát kết hợp gõ tiết tấu

Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay

x x x x x x x x

2. Bài đọc thêm: Tiếng sáo của người tù

- HS đọc rõ ràng từng đoạn trong truyện Tiếng sáo của người tù.

- Tìm hiểu về câu chuyện:

+ Người tù trong câu chuyện là ai ?

(Là nhạc sỹ Đỗ Nhuận. Ông là nhạc sỹ nổi tiếng với nhiều tác phẩm Âm nhạc như: Nhớ chiến khu, áo mùa đông, du kích ca

+ Chúng ta có thể học được điều gì từ câu chuyện trên ?

( Chúng ta cần có tinh thần lạc quan, yêu đời, biết vươn lên trước những khó khăn của cuộc sống. Âm nhạc là một loại nghệ thuật có thể giúp chúng ta có tinh thần lạc quan đó.

- HS nghe bài hát Việt Nam quê hương tôi của nhạc sỹ Đỗ Nhuận trên youtobe.

- Tự kiểm tra đánh giá

Lớp 5

¤n tËp 2 bµi h¸t: H¸t mõng, Tre ngµ bªn l¨ng B¸c

Ôn tập T§N sè 6: Chú bộ đội

I. Mục tiêu:

- HS hát bài Hát mừng, Tre ngà bên lăng Bác kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Thể hiện tốt sắc thái bài hát.

- Mạnh dạn biểu diễn bài hát.

- HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 6 kết hợp gõ phách.

II. Chuẩn bị:

- SGK, Tivi

- Một số động tác phụ họa. Thanh phách.

- Tranh bài TĐN số 6.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1.Ôn tập bài hát: H¸t mõng, Tre ngµ bªn l¨ng B¸c

- Hs nghe bài hát qua youtobe tại nhà.

- Hs nhớ tên bài hát và tác giả.

- Nhớ tính chất bài hát: Vui tươi, trong sáng,thiết tha.

- Khi hát, các em cần lưu ý ngân đủ phách, những tiếng có dấu luyến, thể hiện t/c bài hát.

- Hs hát và ôn lại cách hát gõ nhịp, phách, tiết tâú đã học ở tiết trước.

- Hát kết hợp bộ gõ cơ thể(hát theo nhạc karaoke)

- Bài học giáo dục, liên hệ thực tế: yêu quê hương đất nước, Thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy.

+ Hs hát kết hợp vận động.

- Hs nêu được nội dung bài hát? => BHGD, liên hệ thực tế.

2. Ôn tập TĐN số 6: Chú bộ đội.

- Luyện tập cao độ:

+ HS đọc cao độ các nốt Đô-Rê-Mi-Son

+ HS đọc cao độ các nốt Son-Mi-Rê-Đô

- Đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu:

+ Gõ lại tiết tấu TĐN số 6.

+ Đọc nhạc, hát lời.

- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách:

- Đặt lời mới cho bài TĐN.

-Tự kiểm tra đánh giá.

Tuần 24

Lớp 1

Học hát: Bài Đường và chân

 

I. Mục tiêu:

-Biết hát đúng giai điệu và lời ca.

- Giáo dục hs chăm chỉ đi học, đi đường an toàn.

II. Chuẩn bị:

- SGK, Tivi

- Nhạc cụ đệm

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1.Học bài hát: Đường và chân.

- Nghe bài hát qua youtobe.

- HS nhận biết nhịp điệu bài hát (Viết nhịp2/4) 2/

- Hs đọc lời theo tiết tấu.

- Khi hát chia bài hát thành 6 câu.

- Học hát từng câu. Lưu ý Hs hát theo bài hát trên youtobe, mỗi câu HS hát 2-3 lần để thuộc lời ca và giai điệu. ngân đủ phách, lấy hơi trước câu hát. Sau tập các câu hát tiếp theo và nối các câu hoàn chỉnh bài hát.

- Hs hát bài hát nhạc karaoke trên youtobe.

2. Hát kết hợp gõ đệm.

- HS đứng hát và kết hợp gõ đệm theo 3 cách.

+ Hát kết hợp gõ nhịp:

Đường và chân là đôi bạn thân

x x

 

+ Hát kết hợp gõ phách:

Đường và chân là đôi bạn thân

x x x x

+ Hát kết hợp gõ tiết tấu:

Đường và chân là đôi bạn thân

x x x x x x x

- HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát. Qua bài hát em hãy chăm chỉ đi học hơn, đi đường an toàn không la cà, biết vệ sinh ( nhặt rác ) trên đường mình đi học.

- Chuẩn bị động tác phụ họa cho tiết học sau.

 

Lớp 2

Ôn tập bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương

I. Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp gừ đệm theo phách, theo tiết tấu

- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn gian bài hát. Mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn bài hát, thể hiện tốt sắc thái bài hát.

II. Chuẩn bị:

- SGK, Tivi

- Một số động tác phụ họa.

- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách )

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài

1. Ôn tập bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương.

- Hs nhớ tên bài hát và tác giả.

- Nghe bài hát qua youtobe.

- Nhớ tính chất bài hát.

- HS hát nhiều lần thuộc lời, giai điệu và hát đúng nhịp.

- HS hát theo nhạc karaoke.

2. Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo theo phách và theo tiết tấu lời ca.

- Hs hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.

Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này

xx x x x x x x

- HS hát và vỗ gõ đệm theo tiết tấu.

Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này

x x x x x x x x x x

3. Hát kết hợp bộ gõ cơ thể.

Câu 1,5: Vỗ tay

Câu 2,6: Vỗ đùi

Câu 3,7: Vỗ vai

Câu 4,8: Búng ngón tay.

4. Hát và vận động đơn giản.

- Hs tự sáng tác đông tấc phù hợp với lời ca.

- Biểu diễn mạnh dạn tự nhiên, thể hiện tính chát bài hát.

- Tự kiểm tra đánh giá.

 

 

Lớp 3

Ôn tập 2 bài hát: Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng

Tập nhận biết một số nốt nhạc trên khuông

 

I. Mục tiêu:

- Biết hát đúng gia điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.

- Thể hiện tốt sắc thái bài hát.

- Biết gọi tên nốt, kết hợp hình nốt trên khuông nhạc.

II. Chuẩn bị:

- SGK, tivi

- Khuông nhạc và một số nốt nhạc .

- Một số động tác phụ họa.

- Thanh phách.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài.

1.Ôn tập bài hát: Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng.

- Hs nhớ tên bài hát và tác giả.

- Nghe bài hát qua youtobe.

- Nhớ tính chất bài hát.

- HS hát nhiều lần thuộc lời, giai điệu và hát đúng nhịp.

- HS hát theo nhạc karaoke.

- HS tập hát với tốc độ hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải để rèn luyện nhịp độ.

- Hs hát kết hợp gõ đệm rtheo 3 cách.

- Hs hát kết hợp vận động theo nhạc, sáng tác động tác phù hợp với lời ca.

- Mạnh dạn tự tin thể hiện tốt sắc tái bài hát.

- Bài học giáo dục: Yêu quý và bảo vệ phong cảnh thiên nhiên, quê hương đất nước và các con vật.

2.Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông.

- Hs quan sát khuông nhạc, khoá Son và nốt nhạc trên trong SGK:

Description: D:\Downloads\Compressed\tải xuống.png

- Hs chỉ vào dòng và khe đọc tên những dòng, khe đó.

- HS đọc tên nốt: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.

ở tiết trước ( tiết 20), các em đã tập nhận biết tên nốt nhạc trên “ Khuông nhạc bàn tay” Hs áp dụng Khuông nhạc bàn tay để chuyển các nốt nhạc lên khuông

Nốt đồ: Nằm dưới dòng kẻ 1 có dòng kẻ phụ

Nốt rê nằm dưới dòng kẻ 1

Nốt mi nằm giữa dòng kẻ 1

Nốt pha nằm ở khe 1

Nốt son nằm ở giữa dòng kẻ 2

Nốt la nằm ở khe 2

Nốt si nằm giữa dòng kẻ 3

Nốt đố nằm ở khe 3.

Description: D:\Downloads\Compressed\tải xuống.jpg

- Ghi nhớ: nốt nhạc hoàn chỉnh gồm tên nốt và hình nốt

- Hs kẻ khuông nhạc và viết khoá Son. Viết các nốt nhạc sau lên khuông nhạc

Son đen; Pha móc đơn; Mi móc kép, Rê móc kép; Đồ đen, La móc đơn, Đố trắng.

- Hs đọc tên nốt nhạc trong bài hát Cùng múa hát dưới trăng.

- Hs tự kiểm tra đánh giá.

 

Lớp 4

Ôn tập bài hát: Chim sáo

Ôn tập TĐN số 5, số 6

I. Mục tiêu:

- Học sinh ôn tập trình bày bài Chim Sáo theo hình thức: Đơn ca, song ca, tốp ca. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.

- Học sinh ôn tập trình bày 2 bài TĐN kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.

II. Chuẩn bị:

- SGK, Tivi

- Thanh phách.

- Một số động tác phụ họa.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài.

1.Ôn bài hát: Chim Sáo

- Hs nhớ tên bài hát và tác giả.

- Nghe bài hát qua youtobe.

- Nhớ tính chất bài hát.

- HS hát nhiều lần thuộc lời, giai điệu và hát đúng nhịp.

- HS hát theo nhạc karaoke.

- HS tập hát với tốc độ hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải để rèn luyện nhịp độ

- Hs hát kết hợp vận động theo nhạc, sáng tác động tác phù hợp với lời ca.

- Mạnh dạn tự tin thể hiện tốt sắc tái bài hát.

- Bài học giáo dục: Yêu quý và bảo vệ phong cảnh thiên nhiên, quê hương đất nước và các con vật.

2.Ôn tập đọc nhạc số 5, 6

Hs ôn tập từng bài TĐN

- Luyện tập cao độ:

+ HS đọc cao độ các nốt Đô-Rê-Mi-Son

+ HS đọc cao độ các nốt Son-Mi-Rê-Đô

- Đọc nhạc, hát lời kết hợp luyện tiết tấu:

+ Gõ lại tiết tấu TĐN.

+ Đọc nhạc, hát lời.

- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách hoặc nhịp.

- Đặt lời mới cho bài TĐN số 5.

- Tự kiểm tra đánh giá.

Lớp 5

Học hát: Bài Đất nước tươi đẹp sao

Nhạc: Ma- lai- xi- a

Lời : Vũ Trọng Tường

I. Mục tiêu:

- HS hát đúng giai điệu bài Đất nước tươi đẹp sao. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến.

- HS tập lấy hơi để thực hiện các câu hát, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu.

- Góp phần giáo dục HS thêm yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:

- SGK, Tivi

- Bản đồ tranh ảnh đất nước Malaixiaqua google.

- Thanh phách.

III. Gv hướng dẫn Hs thực hiện:

Nắm được mục tiêu của bài.

1. Học hát: Bài Đất nước tươi đẹp sao (20')

- Hs tìm hiểu vị trí đất nước Malaixia qua bản đồ, tranh minh hoạ trên google..

- Đọc lời ca trong SGK.

- Nghe hát mẫu qua youtobe:

- HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát?

- Khởi động giọng: Có thể hát bài hát ở tiết trước.

- Tập hát từng câu

+ Chia lời 1 thành 5 câu hát

+ HS lấy hơi ở đầu câu hát.

+ Hs lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi sửa lại.

+ HS tập các câu tiếp theo tương tự.

+ HS hát nối các câu hát

+ Tập hát lời 2

- HS hát cả bài.

- HS tập hát đúng nhịp độ.

2. Hát kết hợp gõ đệm:

- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách:

Đẹp sao đất nước như bài thơ

x xx x x x

- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp:

Đẹp sao đất nước như bài thơ

x x

- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu:

Đẹp sao đất nước như bài thơ

x x x x x x x

3. Hát kết hợp trò chơi:

- Hs hát câu 1, câu 2 gõ phách.

- Hs hát câu 3, câu 4 gõ tiết tấu.

- Hs hát câu 5, câu 6 gõ nhịp.

- Hs hát câu 7, câu 8 gõ phách.

- Hs hát câu 9, câu 10 gõ tiết tấu.

? Nêu nội dung bài hát? BHGD, liên hệ.

- HS học thuộc bài hát.

- Hs trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.

- Tự kiểm tra đánh giá.

 

Từ khóa » Hình ảnh Khuông Nhạc Bàn Tay