Hướng Dẫn Hút Mũi Và Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh đúng Cách - Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có lợi ích gì?
- Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh?
- Hướng dẫn cách rửa mũi cho bé an toàn
- Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?
- Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng?
- 2 cách hút mũi cho trẻ sơ sinh
- Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
- Câu hỏi thường gặp
Rửa mũi cho bé là cách loại bỏ chất nhờn và vi khuẩn, đồng thời giúp phòng tránh các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu mẹ không thực hiện đúng cách có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Qua bài viết dưới đây, Huggies sẽ hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mũi cho bé an toàn và hiệu quả.
>> Tham khảo thêm:
- TOP 10 kem trị hăm tã cho bé an toàn, hiệu quả được nhiều mẹ tin dùng
- Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, đã rụng rốn đúng chuẩn
- Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè thì phải làm sao?
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có lợi ích gì?
Bên cạnh việc bổ sung canxi cho bé giúp tăng sức đề kháng thì việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh không chỉ là cách để giúp bé cải thiện tình trạng ngạt mũi, sổ mũi mà còn đem lại nhiều lợi ích khác. Có thể kể đến lợi ích đầu tiên là làm sạch khoang mũi cho bé vì các loại dung dịch chuyên dụng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, từ đó khoang mũi sẽ thông thoáng và sạch sẽ hơn. Tiếp theo, rửa mũi cho trẻ sơ sinh còn giúp tránh các bệnh như viêm mũi họng vì cách làm này sẽ lấy đi chất nhầy và đờm trong đường mũi của trẻ. Bên cạnh đó, làm sạch mũi cho bé đúng cách còn hỗ trợ cải thiện khả năng tự làm sạch của hệ thống hô hấp, giúp bé giảm tình trạng kích ứng mũi. Cuối cùng, khi rửa mũi bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì không còn chất đờm trong khoang mũi nữa.
>> Tham khảo thêm:
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, phải làm sao?
- Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì?
Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh?
Tuy việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh đem lại nhiều lợi ích nhưng nếu thực hiện không đúng sẽ ảnh hưởng đến bé. Các mẹ chỉ nên làm sạch mũi cho bé trong trường hợp:
- Bé có tình trạng tắc mũi và chất nhầy trở nên đặc, không thể tự chảy ra ngoài
- Trẻ khó thở do có nhiều đờm và chất nhầy trong khoang mũi
- Trẻ sơ sinh có mắc các bệnh như viêm mũi
Các mẹ hãy lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh là không nên rửa nhiều lần trong ngày vì sẽ khiến mũi của bé khô hơn. Chỉ nên rửa 2-5 lần trong ngày để tránh làm niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.
>> Tham khảo:
- Trẻ bị nôn trớ: Nguyên nhân và mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Bình thường hay bất thường?
Hướng dẫn cách rửa mũi cho bé an toàn
Cách rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh, các mẹ hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây nhé:
- Cho bé nằm trên giường và nghiêng đầu sang 1 bên. Các mẹ nên kê cao đầu của trẻ bằng khăn mỏng nhưng lưu ý là không nên kê cao quá nhé vì sẽ làm nước muối sinh lý chảy ngược ra. Nên lót khăn ở cổ bé vì trong quá trình rửa mũi, nước muối có thể chảy một ít ra ngoài.
- Bắt đầu nhỏ mũi bằng cách đưa đầu thuốc vào mũi bé và nhỏ 1 đến 2 giọt, sau đó chờ một vài phút để chất nhầy loãng ra. Tiếp theo đó dùng tăm bông để thấm hút chất dịch bên trong mũi.
- Nếu nhận thấy dịch mũi vẫn còn ứ bên trong thì các mẹ có thể tiếp tục nhỏ mũi cho đến khi mũi bé thông thoáng nhé. Lưu ý là làm thật nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.
- Cuối cùng, hãy sử dụng khăn mềm và lau bên ngoài lỗ mũi của bé thật sạch sẽ.
Tuy nhiên, các mẹ không nên lạm dụng nước muối sinh lý vì các lý do sau:- Khi mẹ sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé quá thường xuyên, bất kể là mũi bé đang nghẹt mũi, sổ mũi hay trong điều kiện bình thường sẽ có thể làm mất đi lớp dịch tự nhiên mà mũi trẻ tiết ra đề bảo vệ niêm mạc. Điều này sẽ dẫn đến mũi bé dễ bị khô rát, kích ứng và có thể bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó, mẹ nên lưu ý rửa mũi cho trẻ đúng cách. Bởi nếu vệ sinh mũi sai tư thế có khiến trẻ bị đau, chảy máu, và thậm chí có thể bị viêm tai giữa.- Ngoài mục đích vệ sinh mũi, nhiều mẹ cũng dùng nước muối sinh lý để rửa mắt cho con. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên vệ sinh mắt thường xuyên cho trẻ trong vòng 3 tháng đầu sau sinh. Vì lúc này, các hốc mắt còn bị dính dịch từ cơ thể mẹ lúc sinh ra, trẻ chưa có đủ nước mắt để tự làm sạch nên mẹ cần làm sạch mắt cho trẻ thường xuyên. Nếu mắt trẻ bị viêm nhiễm, nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch lớp bẩn bên ngoài để các loại thuốc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện mắt trẻ bình thường, vệ sinh mắt với nước muối sinh lý thường xuyên sẽ làm mắt bị khô. Dẫn đến trẻ có thể bị viêm giác mạc và gây ảnh hưởng đến thị giác của trẻ trong tương lai.
>> Tham khảo thêm:
- Trẻ bị sốt và nôn: cảnh giác 5 bệnh nguy hiểm
- Trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình: Nguyên nhân, cách chữa
Một số cách rửa mũi khác cho trẻ sơ sinh
Mẹ cũng có thể áp dụng những cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sau đây:
Dùng bóng hút
Phương thức này phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ để trẻ nằm ngửa và làm lần lượt từng bên. Cho 2 - 6 giọt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi và chờ một lát. Bóp xẹp quả bóng để đẩy không khí ra ngoài, sau đó nhẹ nhàng đặt đầu hút của bóng vào mũi trẻ. Thả tay để hút dịch nhầy của mũi vào trong bóng. Lấy bóng ra và bóp đẩy khí, dịch trong bóng ra giấy vệ sinh. Tiếp tục lặp lại cho đến khi hút ra chỉ thấy nước trong. Lưu ý, cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và bàn tay của người thực hiện trước và sau khi hút mũi cho trẻ. Tùy theo tình trạng mũi của bé, mỗi ngày có thể làm 2 đến 3 lần hoặc nhiều hơn.
Dùng dụng cụ hút mũi 2 nòng
Cách làm này tương tự với cách dùng bóng hút, nhưng khác nhau ở chỗ là người lớn dùng miệng hút mũi của trẻ thông qua hệ thống dây một chiều. Dụng cụ hút có 2 đầu, 1 đầu đưa vào mũi bé, 1 đầu đưa lên miệng bố mẹ để hút. Lưu ý tuyệt đối không được thổi hơi vào dây khi vệ sinh mũi, có thể sẽ làm cho vi khuẩn đi ngược vào mũi trẻ.
Dùng chai xịt phun sương
Với phương pháp này, đầu tiên mẹ cần lấy bớt dịch mũi cho trẻ. Đối với trẻ lớn, có thể hướng dẫn cho trẻ cách xì mũi. Còn với trẻ nhỏ, mẹ nên dùng giấy ăn loại sạch mịn, cuộn nhỏ lại rồi nhẹ nhàng đưa vào mũi trẻ, để thấm hút nước và kéo theo một chút nhầy. Sau đó xịt mỗi bên 1 - 2 lần, lưu ý để đầu chai xịt hướng ra phía ngoài má. Nên chọn loại chai xịt có tia bắn nhẹ nhàng để trẻ không hoảng sợ và bớt đau mũi. Tùy theo điều kiện mũi, mỗi ngày có thể làm 4 - 6 lần.
>> Tham khảo:
- Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng từ 0 -24 tháng tuổi
- Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Mẹ cần làm gì?
Bơm rửa mũi
Phương pháp này giúp vệ sinh mũi bằng cách bơm nước vào bên này sau đó dịch nhầy sẽ chảy ra bên kia. Đây là cách rửa mũi cho bé làm tạo ra nhiều tranh cãi nhất, vì nó có thể khiến trẻ bị viêm tai giữa. Vậy nên với cách vệ sinh mũi này, bố mẹ nên sử dụng với điều kiện trẻ hợp tác và tiến hành làm đúng các bước theo hướng dẫn. Bởi đa phần trẻ em không thích cách vệ sinh mũi này nên thường phản kháng hoặc la khóc, giãy đạp rất mạnh. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng chỉ nên áp dụng biện pháp này khi những phương pháp trên không hiệu quả, dịch nhầy ở sâu nên khó lấy ra hết.
>> Tham khảo: Rốn trẻ sơ sinh: Bệnh lý về rốn & Cách chăm sóc, vệ sinh rốn rụng nhanh
Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?
Trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi bị nhiễm trùng, niêm mạc hô hấp thường có xu hướng sưng viêm và tiết nhiều dịch hơn bình thường.Dịch tiết hô hấp được sản sinh quá mức có thể gây nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè, hắt hơi, ho có đờm,… Thông thường, các triệu chứng này chỉ có mức độ nhẹ và ít khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh.Tuy nhiên, nghẹt mũi, hắt hơi và ho kéo dài có thể khiến trẻ mất ngủ, mệt mỏi, khó thở và dễ mắc phải các chứng bệnh mãn tính như viêm họng hạt, viêm xoang, viêm phế quản,…Hơn nữa, hầu hết trẻ sơ sinh đều chưa biết cách xì mũi hoặc khạc đờm. Vì vậy, việc hút mũi cho trẻ nhằm loại bỏ dịch đờm ứ bên trong, làm thông thoáng đường thở và cải thiện chức năng hô hấp là việc mà các mẹ nên làm.Bên cạnh đó, hút mũi còn giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và tác nhân dị ứng. Do đó, biện pháp này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, viêm họng, cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ sơ sinh.
>> Tham khảo: Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đi ngoài và cách xử lý
Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng?
Một số mẹ vẫn thường có thói quen hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng miệng. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra một số rủi ro và tình huống không mong muốn. Theo các chuyên gia, miệng của người lớn thường chứa nhiều vi khuẩn và virus gây hại đối với trẻ. Sử dụng miệng để hút mũi, hôn má hoặc môi đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Trong trường hợp nhẹ, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng hơn, vi khuẩn từ nước bọt của người lớn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng khiến trẻ sốt cao, co giật và xuất huyết. Vì vậy, mẹ nên sử dụng các thiết bị hút mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh nhằm hạn chế các tình huống rủi ro nói trên.
>> Tham khảo thêm: Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
2 cách hút mũi cho trẻ sơ sinh
Trong trường hợp nhẹ, trẻ sơ sinh được chăm sóc tại nhà, mẹ tự hút mũi bé bằng các dụng cụ chuyên dụng. Phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng ống bơm và dụng cụ hình chữ U.
Hút mũi bằng ống bơm
- Bước 1: Đặt bé nằm và giữ đầu nghiêng về một bên, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý (mua tại các tiệm thuốc tây) khoảng 1 - 2 giọt vào trong mũi để làm loãng chất nhầy. Cố gắng giữ dung dịch đó trong mũi bé khoảng 10 giây.
- Bước 2: Sau khi nhỏ 2 - 3 phút, chất nhầy đã được hòa loãng, mẹ có thể giữ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào mũi. Khi đó bé sẽ đỡ ngạt mũi và bắt đầu thở dễ dàng hơn. Mẹ nên chú ý nếu tình trạng thở vẫn khò khè thì cần nhỏ thêm nước muối sinh lý nhé.
- Bước 3: Ống bơm cần được đẩy hết không khí ra ngoài trước khi đặt vào mũi bé. Khi đặt, chú ý đầu ống bơm và mũi phải bịt kín sau đó nhẹ nhàng hút chất nhầy ra.
Chú ý, mẹ cũng không nên đưa ống bơm quá sâu vào trong nếu không sẽ dễ gây tổn thương cho mũi. Trong trường hợp nếu bé cử động mạnh hoặc phản kháng thì phải dừng việc hút lại ngay. Có thể làm lại sau đó để tránh gây tổn thương.
Sau khi hút chất nhầy ra cần phải loại bỏ và làm sạch ống bơm để tiếp tục hút bên mũi còn lại. Thao tác hút tương tự như vừa nãy. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ nên tiến hành hút chất nhầy 2 - 3 lần trong 1 ngày thôi nhé.
>> Tham khảo: Có nên dùng siro, thuốc ho cho trẻ sơ sinh?
Hút mũi bằng dụng cụ hình chữ U
- Bước 1: Phải có người lớn giữ chặt trẻ không cho cử động, để đầu vòi lớn của dụng cụ vào trước mũi của trẻ, đầu thon sẽ được nối với ống để đựng chất nhầy.
- Bước 2: Đặt đầu thon vào miệng của mình và hút để tạo lực đẩy chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Lực hút càng mạnh thì sẽ càng lấy được lượng chất nhầy nhiều và sâu. Bạn cũng không phải lo lắng sẽ hút phải chất nhầy vào miệng bởi thiết kế của dụng cụ sẽ đảm bảo việc đó.
- Bước 3: Tiến hành hút tương tự với mũi bên còn lại. Sau khi hút xong loại bỏ chất nhầy và làm sạch dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho hay rằng:
Sau mỗi lần hút mũi, mẹ có thể tái sử dụng các dụng cụ hút mũi bằng cách ngâm rửa dụng cụ với nước rửa bình sữa hoặc xà phòng, trụng lại bằng nước sôi, để khô ráo rồi sử dụng nhé!
>> Tham khảo: Trẻ ăn vào là bị nôn: Nguyên nhân và cách xử lý
Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Bố mẹ nên lưu ý những yếu tố sau khi sử dụng các cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh:
- Tần suất thực hiện rửa mũi cho trẻ
Tùy theo điều kiện mũi của trẻ hoặc theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé từ 2 - 3 lần/ngày. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc rửa mũi, bởi nó sẽ khiến mũi bị khô rát và làm mất cân bằng độ ẩm. Từ đó sẽ tạo ra môi trường cho vi khuẩn, virus phát triển và gây ra viêm nhiễm.
- Thời điểm thực hiện phù hợp
Nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho bé ăn và trước khi đi ngủ. Vì nếu như rửa mũi cho trẻ sau khi ăn hoặc bú sữa mẹ, bé sẽ rất dễ bị buồn nôn và có thể bị trớ sữa. Còn nếu vệ sinh mũi trong khi trẻ đang ngủ, nước muối rất dễ đọng lại bên trong và chảy ngược tới các cơ quan khác (họng, tai), có thể gây ra bệnh viêm đường hô hấp hay viêm tai giữa.
- Dung dịch vệ sinh mũi
Bố mẹ không nên tự ý pha nước muối, bởi nó không đảm bảo được nồng độ cũng như mức vệ sinh. Nên mua loại nước muối phù hợp với trẻ sơ sinh, có xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, sản phẩm phải vô khuẩn và không có chất bảo quản.
- Dụng cụ vệ sinh mũi
Bản thân trẻ sơ sinh không thể tự xì mũi ra được. Vậy nên, để làm sạch mũi và loại bỏ những bụi bẩn ứ đọng thì cần phải sử dụng các dụng cụ vệ sinh mũi chuyên dụng. Lưu ý là bố mẹ tuyệt đối không nên hút mũi cho trẻ bằng miệng, không đảm bảo vệ sinh cho bé. Đồng thời cũng không dùng xilanh để rửa mũi vì sẽ gây ra nguy hiểm.
- Vệ sinh tay và dụng cụ vệ sinh mũi cho trẻ
Để tránh tình trạng lây nhiễm chéo, bố mẹ nên chú ý vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng trước và sau khi vệ sinh mũi cho trẻ. Đồng thời, nên làm sạch phần đầu của lọ nước muối.Nếu có sử dụng dụng cụ vệ sinh mũi chuyên dụng, bố mẹ cũng nên rửa sạch và khử trùng trước và sau mỗi lần sử dụng. Lưu ý bảo quản nơi khô ráo và tránh để bụi bẩn dính vào.
>> Tham khảo:
- Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh: Sữa, Thuốc, Thực phẩm
- 6 loại men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng?
Vệ sinh mũi là việc làm cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và giúp trẻ thoải mái hơn. Hy vọng bài viết của Huggies đã giúp bố mẹ có thêm những thông tin về cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
Mẹ có biết:
Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều là do đâu?
Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: Bộ đôi tã dán Huggies size NB và tã dán Huggies tràm trà size S dành cho các bé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/baby/cleaning-babys-nose
- https://www.webmd.com/baby/how-to-clean-your-babys-nose
- https://www.bannerhealth.com/healthcareblog/better-me/tips-and-tricks-for-cleaning-a-baby-or-toddlers-nose
Câu hỏi thường gặp
Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hằng ngày?
Mẹ không nên lạm dụng và nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều vì sẽ khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?
Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh khoảng 2 - 5 lần trong một ngày, tránh rửa nhiều lần khiến mũi của bé khô hơn.
Từ khóa » Cách Nhỏ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Bật Mí 5 Cách Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Vừa Nhanh Vừa Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Sử Dụng An Toàn Thuốc Nhỏ Mũi Cho Bé | Vinmec
-
Cách Rửa Mũi Cho Bé - 5 Lưu ý Quan Trọng để đảm Bảo An Toàn
-
Mách Mẹ Cách Nhỏ Mũi An Toàn để Trẻ Sơ Sinh ít Quấy Khóc - Fysoline
-
Bác Sĩ Nhi Tư Vấn 4 Bước Nhỏ Mũi Cho Trẻ đúng Chuẩn
-
Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không? Hướng ... - YouTube
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Cách Nhỏ Mũi Chuẩn Cho Trẻ - YouTube
-
Cách Dùng Nước Muối Sinh Lý Nhỏ Mũi Cho Trẻ Hiệu Quả Và An Toàn
-
HƯỚNG DẪN BA MẸ VỆ SINH MŨI CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Nước Muối Sinh Lý Cho Bé đúng Cách | Medlatec
-
Mách Mẹ Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi | Medlatec
-
Cách Lấy Gỉ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh đơn Giản Mà An Toàn
-
Cách Nhỏ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ - MarryBaby