Hướng Dẫn Sử Dụng Nước Muối Sinh Lý Cho Bé đúng Cách | Medlatec

1. Tìm hiểu về nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch quen thuộc, luôn có mặt trong tủ thuốc của mỗi gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Nước và muối Natri Clorua (NaCl) là hai thành phần chính tạo nên dung dịch nước muối. Được pha chế theo nồng độ muối chính xác là 0,9%, nước muối sinh có áp suất thẩm thấu gần giống với các dịch trong cơ thể khi ở trạng thái bình thường. Vì vậy, nó còn có tên gọi khác là dung dịch đẳng trương.

Mặc dù có thành phần đơn giản nhưng quy trình sản xuất nước muối sinh lý lại rất nghiêm ngặt. Nguyên liệu muối đầu vào phải luôn đảm bảo sạch sẽ, khu vực pha chế không nhiễm khuẩn, quy trình cân đong chính xác,… Như vậy, nước muối tạo ra mới đạt tiêu chuẩn và được cục Quản lý dược cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường.

Công dụng của nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý phù hợp với mọi lứa tuổi và an toàn nên có thể dùng được cho trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể tham khảo sử dụng để làm sạch các vết thương hở, loại bỏ chất bẩn tránh tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời chúng cũng được dùng để xịt rửa và làm vệ sinh mắt, mũi, tai, họng,… cho bé.

Bố mẹ có thể xịt rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý được mua ở quầy thuốc

Bố mẹ có thể xịt rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý được mua ở quầy thuốc

2. Hướng dẫn sử dụng nước muối sinh lý đúng cách cho bé

Bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý cho bé đúng cách để tránh xảy ra các hiểm họa đáng tiếc. Tùy vào mỗi loại dung dịch mà cách dùng sẽ khác nhau. Vì vậy, bố mẹ nên nắm vững cách sử dụng của từng loại nước muối. Dưới đây là một vài hướng dẫn sử dụng nước muối sinh lý an toàn mà bố mẹ không nên bỏ qua:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý:

Mẹ có thể nhỏ trực tiếp một vài giọt nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Nước muối có tác dụng rửa trôi bụi bẩn và các chất nhầy gây cản trở đường thở, từ đó giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi rửa mũi, mẹ nên thực hiện từng bước nhẹ nhàng và dứt khoát để tránh làm trầy xước niêm mạc mũi hoặc khiến trẻ bị sặc. Vì vậy, bố mẹ có thể rửa mũi cho bé dựa vào hướng dẫn dưới đây:

- Bước 1: Để đề phòng nước muối sinh lý trào ngược ra ngoài, bố mẹ nên quấn quanh cổ và đặt phía dưới đầu trẻ một tấm khăn mỏng thấm nước. Đồng thời, đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để thực hiện thao tác dễ dàng.

- Bước 2: Đưa ống nhỏ vào cạnh một bên cánh mũi và nhỏ 1 - 2 giọt nước muối. Đợi khoảng vài phút để dịch mũi được làm mềm, sau đó dùng tăm bông sạch lấy hết dịch mũi bên trong.

- Bước 3: Nếu dịch mũi vẫn chưa ra hết, bố mẹ nên tiếp tục nhỏ nước muối 2 - 3 lần nữa cho đến khi lỗ mũi thông thoáng.

- Bước 4: Cuối cùng, bố mẹ nên dùng khăn mềm để lau sạch mũi cho bé.

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý:

Trong ba tháng đầu sau sinh, mắt trẻ thường xuyên bị đổ ghèn và chảy nước mắt. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, bé rất dễ bị viêm kết mạc. Vì vậy để vệ sinh mắt, bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý cho bé đúng cách. Nhỏ vài giọt nước muối thấm vào miếng bông, rồi lau nhẹ nhàng từ khóe mắt đến đuôi mắt của bé.

Nước muối có tác dụng đẩy ghèn ra ngoài và làm sạch mắt. Để tránh tình trạng lây nhiễm chéo, bố mẹ nên sử dụng mỗi bên mắt một miếng bông gòn.

Để tránh tình trạng lây nhiễm chéo, bố mẹ nên sử dụng mỗi bên mắt một miếng bông gòn

Để tránh tình trạng lây nhiễm chéo, bố mẹ nên sử dụng mỗi bên mắt một miếng bông gòn

Một số lưu ý khi sử dụng:

Khi sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý một số điều dưới đây:

Để nhỏ mắt cho bé, bố mẹ không nên dùng nước muối tự pha chế tại nhà. Bởi vì, chúng có thể gây hại cho mắt do không đảm bảo vô khuẩn và pha không đúng nồng độ. Bố mẹ nên mua nước muối sinh lý tại các quầy thuốc. Tuyệt đối không mua các sản phẩm không có số đăng ký trên bao bì hoặc nhãn dán của cục quản lý dược.

Độ vô trùng của thuốc nhỏ mắt là rất cao. Do đó, bố mẹ không nên nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối được sản xuất để nhỏ mũi, nhỏ tai, mà chỉ nên sử dụng loại nào dành riêng cho nhỏ mắt và được pha chế trong điều kiện vô trùng.

Khi nhỏ mũi cho bé, bố mẹ nên chọn chai nước muối có đầu vo tròn, đồng thời không để đầu chai chạm trực tiếp vào mũi của bé. Vì trong quá trình vệ sinh, đầu nhọn của lọ chai có thể làm trầy xước và tổn thương niêm mạc mũi. Để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, bố mẹ chỉ nên dùng lọ nước muối đã mở từ 2 - 3 tuần và sau đó vứt đi.

Để tránh làm trầy xước niêm mạc mũi của bé, bố mẹ nên sử dụng chai nước muối có đầu vo tròn

Để tránh làm trầy xước niêm mạc mũi của bé, bố mẹ nên sử dụng chai nước muối có đầu bo tròn

3. Hậu quả khi lạm dụng nước muối sinh lý

Dung dịch nước muối rất dễ kiếm và có thể mua ở bất kỳ quầy thuốc nào. Vì vậy, bố mẹ nên mua nước muối về nhà và thực hiện xịt rửa cho bé. Đặc biệt, sức khỏe của bé sẽ không bị ảnh hưởng do trong nước muối không chứa hóa chất độc hại. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nước muối sinh lý thì có thể gây ra một số hiểm họa cho bé như:

  • Chức năng của niêm mạc mũi suy giảm, mất phản xạ bài tiết chất nhầy. Do đó, luồng không khí hít vào sẽ không được làm sạch bụi bẩn.

  • Nếu làm vệ sinh không đúng cách, chất bẩn không được lấy hết ra ngoài sẽ khiến vi khuẩn đi sâu vào trong cơ thể gây viêm nhiễm.

  • Trẻ có thể bị đau, chảy máu mũi hoặc bị viêm tai giữa nếu bố mẹ đặt bé nằm sai tư thế khi làm vệ sinh.

  • Đột ngột ngừng sử dụng nước muối sẽ làm giảm độ ẩm gây khô rát và kích ứng lớp niêm mạc, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.

Trẻ có thể bị đau, chảy máu mũi hoặc bị viêm tai giữa nếu bố mẹ đặt bé nằm sai tư thế khi làm vệ sinh

Trẻ có thể bị đau, chảy máu mũi hoặc bị viêm tai giữa nếu bố mẹ đặt bé nằm sai tư thế khi làm vệ sinh

Khi gặp các vấn đề về đường hô hấp như: cảm cúm, sổ mũi, mũi họng bị viêm nhiễm,… đường thở của bé sẽ rất dễ bị bít tắc bởi các chất nhầy đặc quánh. Nếu bố mẹ sử dụng nước muối sinh lý cho bé đúng cách thì các chất bẩn này sẽ được rửa trôi ra ngoài một cách dễ dàng, từ đó làm thông thoáng đường thở. Tuy nhiên trong quá trình dùng, bố mẹ nên nắm vững một số lưu ý mà chúng tôi vừa chia sẻ, để tránh các hiểm họa đáng tiếc xảy ra.

Từ khóa » Cách Nhỏ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh