Hướng Dẫn Kiểm Tra Ly Hợp, Sửa Chữa Bộ Ly Hợp Xe ô Tô
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng các chi tiết của bộ ly hợp xe ô tô
a. Đĩa ma sát: Bố ma sát bị mòn gần đến đinh tán, lỏng đinh tán, đĩa bị vênh, có vết nứt trên bề mặt. Tấm lò xo sườn bị nứt, yếu không còn độ gợn sóng. Lò xo giảm xoắn lỏng, xục xịch, mất tính đàn hồi. Moay-ơ bị mòn rãnh then hoa.
b. Đĩa ép: Có vết xướt trên bề mặt mân ép, bị vênh, nứt. Lò xo ép bị cháy do nhiệt độ, có mầu xanh sậm. Cần bẩy mở ly hợp bị mòn, gãy, chiều cao không đồng nhất.
c. Vòng bi T: Bị rơ lỏng, quay có tiếng kêu.
d. Cơ cấu điều khiển: Bị khô mỡ ở các vị trí giá đỡ xoay, bị cong vênh, mòn khuyết các vị trí nối.
Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp
Phương pháp kiểm tra ly hợp trên xe.
a. Các phương pháp xác định trạng thái trượt:
Gài số cao, đóng ly hợp
Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy, gài số tiến ở số cao nhất (số 4 hay số 5), đạp và giữ phanh chân, cho động cơ hoạt động ở chế độ tải lớn bằng tay ga, từ từ nhả bàn đạp chân côn. Nếu động cơ bị chết máy chứng tỏ ly hợp làm việc tốt, nếu động cơ không tắt máy chứng tỏ ly hợp đã trượt lớn.
Giữ trên dốc
Chọn đoạn đường phẳng và tốt có độ dốc (8-10) độ. Xe đứng bằng phanh trên mặt dốc, đầu xe theo chiều xuống dốc, tắt động cơ, tay số để ở số thấp nhất, từ từ nhả bàn đạp phanh, bánh xe không bị lăn xuống dốc chứng tỏ ly hợp tốt, còn nếu bánh xe lăn chứng tỏ ly hợp trượt.
Đẩy xe
Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, không nổ máy, gài số tiến ở số thấp nhất (số 1), đẩy xe. Xe không chuyển động chứng tỏ ly hợp tốt, nếu xe chuyển động chứng tỏ ly hợp bị trượt. Phương pháp này chỉ dùng cho ô tô con, với lực đẩy của 3 đến 4 người.
Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét
Xác định ly hợp bị trượt qua mùi khét đặc trưng khi ô tô thường xuyên làm việc ở chế độ đầy tải. Cảm nhận mùi khét chỉ khi ly hợp bị trượt nhiều, tức là ly hợp đã cần tiến hành thay đĩa bị động hay các thông số điều chỉnh đã bị thay đổi.
b. Ly hợp ngắt không hoàn toàn:
Biểu hiện sang số khó, gây va đập ở hộp số.
Gài số thấp, mở ly hợp
Ô tô đứng trên mặt đường phẳng, tốt, nổ máy, đạp bàn đạp chân côn hết hành trình và giữ nguyên vị trí, gài số thấp nhất, tăng ga. Nếu ô tô chuyển động chứng tỏ ly hợp ngắt không hoàn toàn, nếu ô tô vẫn đứng yên chứng tỏ ly hợp ngắt hoàn toàn.
Nghe tiếng va chạm đầu răng trong hộp số khi chuyển số
Ô tô chuyển động thực hiện chuyển số hay gài số. Nếu ly hợp ngắt không hoàn toàn, có thể không cài được số, hay có va chạm mạnh trong hộp số. Hiện tượng xuất hiện ở mọi trạng thái khi chuyển các số khác nhau. c. Ly hợp đóng đột ngột:
Ô tô đứng trên mặt đường phẳng, tốt, nổ máy, đạp bàn đạp chân côn hết hành trình và giữ nguyên vị trí, gài số thấp nhất, tăng ga, nhã bàn đạp chân côn từ từ . Nếu tốc độ ô tô chuyển động tăng vọt (xe giật) là ly hợp bị đóng đột ngột.
d. Ly hợp phát ra tiếng kêu: Lắng nghe tiếng kêu, hoặc dùng ống nghe.
Nếu có tiếng gõ lớn: rơ lỏng bánh đà, bàn ép, hỏng bi đầu trục. Khi thay đổi đột ngột vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ khe hở bên then hoa quá lớn (then hoa bị rơ)
Nếu có tiếng trượt mạnh theo chu kỳ: đĩa bị động bị cong vênh. Ở trạng thái làm việc ổn định (ly hợp đóng hoàn toàn) có tiếng va nhẹ chứng tỏ bị va nhẹ của đầu đòn mở với bạc.
Kiểm tra, điều chỉnh các đòn mở
a) Kiểm tra (khi đã tháo rời ly hợp ra ngoài ô tô) - Khi kiểm tra, ly hợp đã tháo ra ngoài ô tô, tiến hành gá lắp ly hợp lên bề mặt phẳng. Dùng thước đo chiều sâu để đo khoảng cách từ bề mặt phẳng tiếp xúc với đĩa ép đến đầu đòn mở (đầu tiếp xúc với ổ bi tỳ). Sau đó so với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại ô tô để điều chỉnh. - Đối với ly hợp đang lắp trên xe, dùng căn lá để đo khe hở giữa đầu đòn mở với ổ bi tỳ và so sánh với tiêu chuẩn cho phép. b) Điều chỉnh - Dùng cờ lê hoặc tuýp xoay đai ốc trên vỏ ly hợp để cho khoảng cách đến các đầu đòn mở như nhau và có khe hở đầu đòn mở đúng tiêu chuẩn quy định.
Kiểm tra và điều chỉnh hành trình của bàn đạp chân côn
Hành trình tự do và hành trình cắt ly hợp (hình 1 và 2) của bàn đạp tương ứng với khe hở đầu các đòn mở và ổ bi tỳ, để đảm bảo đóng, mở ly hợp an toàn và dứt khoát.
a) Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp (hình 1)
- Kiểm tra: dùng thước dài đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp chưa tác dụng lực cho đến vị trí ấn bàn đạp bằng tay cho đến khi có lực cản lại (hơi nặng), sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ô tô để điều chỉnh.
Hình 1. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp chân côn
a. Kiểm tra; b. Điều chỉnh
- Điều chỉnh Dùng cờ lê xoay đai ốc điều chỉnh đầu thanh kéo (hoặc đầu con đội loại thuỷ lực) để thay đổi chiều dài thanh kéo (hình.3.1) đạt hành trình đúng tiêu chuẩn.
b) Kiểm tra và điều chỉnh hành trình công tác (hình.3.2) - Kiểm tra
Dùng thước kiểm tra đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp có lực cản (hết hành trình tự do) đến vị trí bàn đạp có lực cản lớn (ly hợp mở hoàn toàn) sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ô tô để điều chỉnh.
- Điều chỉnh
Tiến hành điều chỉnh độ cao đầu các đòn mở và kết hợp điều chỉnh đai ốc đầu thanh kéo để thay đổi chiều dài thanh kéo (hình.3.2) đạt yêu cầu ly hợp mở hoàn toàn.
c) Kiểm tra sau khi điều chỉnh
Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp (mm): 28 : 38 - 35:50 - 30:37 - 30:35 - 6:12 - 5:15
Hình 2 Kiểm tra hành trình công tác
Tiến hành nổ máy, tác dụng lực của bàn đạp lên bàn đạp mở ly hợp và sang số, sau đó kéo phanh tay, tăng ga nhẹ và đóng ly hợp từ từ. Nếu động cơ hoạt động bình thường là tốt, nếu động cơ chết máy là do ly hợp mở chưa dứt khoát phải điều chỉnh lại.
Hành trình tự do của loại dẫn động cơ khí lớn hơn loại dẫn động bằng thuỷ lực, hành trình tự do của bàn đạp chân côn một số loại xe thông dụng được cho trong bảng dưới đây:
Loại ô tô
UAZ: 28 : 38 ZIL 130, 131 35:50 GAZ 66 30:37 IFA-W50L KAZAZ 30:35 TOYOTA CARINA, CORONA 6:12 COROLLA 5:15
Hình 3. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình bàn đạp
a: Kiểm tra hành trình bàn đạp;
b, c, d: Vị trí điều chỉnh hành trình bàn đạp
Kiểm tra các chi tiết chính
Kiểm tra Lá côn có mòn hoặc hỏng không
- Dùng thước kẹp đo chiều sâu đầu đinh tán. - Độ sâu nhỏ nhất:0,3mm - Nếu cần thiết thay Lá côn.
Kiểm tra độ đảo Lá côn
- Dùng đồng hồ so, kiểm tra đĩa. - Độ đảo lớn nhất: 0,8mm. - Nếu cần thiết thay đĩa bị đảo.
Kiểm tra độ đảo bánh đà
- Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo bánh đà - Độ đảo lớn nhất: 0,1mm. - Nếu cần thiết thay bánh đà.
Kiểm tra mòn vành lò xo
- Dùng thước kẹp, đo chiều sâu và chiều rộng vết mòn trên vành lò xo. - Mòn lớn nhất; A (chiều sâu):0,5mm B (chiều rộng): 6,0mm - Nếu cần thiết thay vỏ ly hợp.
Kiểm tra vòng bi mở
- Quay vòng bi mở bằng tay đồng thời ép vào nó một lực theo chiều hướng trục. Chứ ý: vòng bi mở được bôi trơn vĩnh viễn, yêu cầu không rửa hoặc bôi trơn. Nếu cần thiết thay vòng bi mở.
Sửa chữa bộ ly hợp
Cơ cấu điều khiển: Các cần, thanh dẫn động. bị mòn, cong vênh.
- Đối với lọai dẫn động thuỷ lực. - Xi lanh chính bị mòn, xước phải thay thế hoặc đóng ống lót sơ mi. - Cupen bị mòn, rách, thay thế cupen mới. - Ống dãn dầu bị nứt vở bị tắc phải thay thế.
Sửa chữa Lá côn
-Tấm ma sát nứt, mòn quá giới hạn cho phép phải thay mới. Thay tấm ma sát và tán các đinh tán. - Lá côn bị cong, vênh quá giới hạn cho phép có thể nắn hết vênh bằng dụng cụ chuyên dùng (hình 4). - Lá côn bị nứt, mòn phần then hoa quá giới hạn cho phép phải thay mới cả bộ ly hợp.
Hình 4. Sửa chữa Lá côn bị vênh
Sửa chữa đĩa ép và bề mặt phẳng bánh đà.
Bề mặt phẳng của bánh đà bị vênh quá giới hạn cho phép tiến hành tiện hoặc mài phẳng hết vênh, các lỗ ren nưt chờn hỏng có thể hàn đắp và tarô ren mới. Đĩa ép mòn vênh bề mặt quá giới hạn cho phép tiến hành tiện hoặc mài phẳng hết vênh, đĩa ép mòn và nứt nhiều càn phải thay thế.
Sửa chữa đòn mở (loại ly hợp lò xo trụ)
- Đòn mở bị nứt, mòn lỗ quá giới hạn cho phép cần được thay mới. - Đòn mở bị mòn ổ bi kim và chốt có thể thay ổ bi và chốt mới, chờn hỏng ren bulông và đai ốc điều chỉnh và bị mòn đầu tiếp xúc với ổ bi tỳ quá giới hạn cho phép tiến hành hàn đắp, sửa nguội phẳng và ta rô lại ren.
Sửa chữa vỏ ly hợp và lò xo ép
- Vỏ bị nứt có thể hàn đắp vá sửa nguội. - Các lò xo ép và đệm cáh nhiệt mòn, yếu quá giới hạn cho phép đều được thay thế. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày các hiện tượng hư hỏng của các chi tiết trong bộ ly hợp? 2. Trình bày phương pháp kiểm tra và sửa chữa ly hợp?
Từ khóa » Chẩn đoán Ly Hợp
-
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI BỘ LY HỢP BỊ HỎNG? - Hyundai Ngọc An
-
Chẩn đoán Ly Hợp, Chẩn đoán Các Hệ Thống ô Tô, By OpenStax
-
Chẩn đoán Hư Hỏng Ly Hợp - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chẩn đoán Cụm Ly Hợp Ma Sát Khô. | OTO-HUI
-
Các Hư Hỏng Thường Gặp ở Ly Hợp ô Tô - Thoong Motors
-
Giáo Trình Chẩn đoán Kỹ Thuật ô Tô - OpenStax CNX
-
Ly Hợp Ma Sát: Các Vấn đề Và Nguyên Nhân Thường Gặp - XecoV
-
Cách Khắc Phục Sự Cố Ly Hợp Bị Trượt - XecoV
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Bộ Ly Hợp Bị Hư Hỏng
-
Bệnh Ly Hợp Em Chẩn đoán Thế Này đúng Không Các Cụ | OTOFUN
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Bộ Ly Hợp Bị Hư Hỏng - Trang Tin Tức, Công ...
-
Chẩn đoán “bệnh” Cho Hộp Số ô Tô
-
CHẨN ĐOÁN NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỘP SỐ SÀN