Hướng Dẫn Kỹ Thuật Canh Tác Cây Mè Trên đất Lúa
Có thể bạn quan tâm
1.Thời vụ:
Mè trồng được quanh năm, nên bố trí thời vụ sao cho khi thu hoạch có nắng để phơi và giảm thất thoát khi gặp mưa dầm
- Vụ đông xuân:Gieo từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau (khi dứt mưa) thu hoạch tháng 3 – 4.
- Vụ hè thu: Thường được trồng trên trên chân lúa vụ hè thu khó khăn nước tưới hoặc chân đất thường thiếu nước cuối vụ. Thời vụ bắt đầu gieo vào tháng 4 – 5 thu hoạch vào tháng 7 – 8.
2. Giống và phẩm cấp hạt giống:
Sử dụng các giống mè có thời gian sinh trưởng từ 75 – 80 ngày trong vụ Hè thu, chống chịu với điều kiện nắng hạn, ít nhiễm sâu bệnh hại và cho năng suất cao như:
a. Nhóm mè vàng
- Mè vàng An Giang: trổ hoa 30 ngày sau khi trồng, phân cành ít (2 – 3 cành trên cây), thân màu xanh, chiều cao khoảng 80cm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 85 ngày. Năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, giống này có sáu hoa, trái có tám khía.
- Mè vàng Miền Đông: trổ hoa 30 ngày sau khi trồng, phân cành trung bình (4 cành/cây), thân màu xanh đậm, chiều cao thấp (70 cm), thời gian sinh trưởng ngắn (80 ngày), trái có bốn đến tám khía, năng suất khá cao (1,5 tấn/ha).
- Mè vàng Cồn Khương: Trổ hoa ngày thứ 35 sau khi trồng, phân cành (4 – 6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 75 ngày, trái có bốn đến sáu khía, năng suất 1,4 tấn/ha.
b. Nhóm mè đen
- Mè đen Trà Ôn: Trổ hoa ngày thứ 35 sau khi gieo, phân cành nhiều (4 – 6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 80 ngày, trái có từ 4 đến 6 khía. năng suất khá cao (1,4 tấn/ha)
- Mè đen ĐH-1: Thời gian sinh trưởng ngắn (70 – 75 ngày); Dạng hình thấp cây (100 – 120 cm), phân cành mạnh (4 – 6 cành/cây), độ cao đóng trái thấp (từ mặt đất đến vị trí có trái đầu tiên từ 30 – 40 cm), cứng cây; trái có 4 múi - 8 hàng hạt, các trái đóng sít nhau trên đốt thân, cành; Năng suất cao, đạt 1.250 kg/ha trên vùng đất xám bạc màu từ 1.750 kg – 2.000 kg/ha ở vùng đất thịt, phù sa
- Mè đen NA2: Thời gian sinh trưởng: 75 ngày, khả năng chống chịu bệnh chết nhát, hàm lượng dầu 50,79%.;Năng suất 1.893 kg/ha trong vụ Đông – Xuân và 1.630 kg/ha trong vụ Xuân – Hè.
- Giống mè đen 2 vỏ Bình Thuận: Thời gian sinh trưởng: 75 – 80 ngày; Hàm lượng dầu 47,5%; chống chịu tốt với bệnh héo xanh; Năng suất 1,0 – 1,4 tấn/ha.
3. Làm đất, lên luống
3.1. Làm đất:
- Nếu đất khô, không đủ ẩm trước khi gieo trồng cho nước vào láng mặt ruộng, sau 2 – 3 ngày độ ẩm thích hợp (khoảng 70 – 80%) tiến hành phay (cày) đất. Sau khi phay đất lần 1, bón toàn bộ lượng phân bón lót đều trên mặt ruộng và phay lại cho đến khi đất tơi, nhuyễn (Thường phay 2 – 3 lần)
- Hạt mè rất nhỏ do đó cần làm đất kỹ vì nếu không làm đất kỹ, gieo không đều, hạt sẽ bị vùi lấp.
3.2. Lên luống:
- Mặt luống rộng 1m – 1,2m, cao 30cm; rãnh rộng 30cm, để dễ tưới thấm và rút nước khi gặp mưa hoặc tưới thừa nước
- Ở các chân ruộng thấp, nên lên líp cao 30-35cm, rộng 1m, rãnh rộng 40cm để dễ thoát nước (nhất là trồng vào đầu vụ Đông xuân hoặc cuối vụ Hè thu).
- Xung quanh ruộng vét mương tưới, tiêu với chiều rộng 25 – 30cm, sâu 25 – 30cm.
- Tuỳ theo chiều dài và độ bằng phẳng của ruộng, cứ 9 – 10 m cắt một rãnh tiêu nước vuông góc với chiều dài luống.
4. Gieo hạt
4.1.Xử lý hạt giống:
Hạt trước khi gieo cần phải xử lý một trong các loại thuốc sau: Copper-Zinc, Copper-B, Rovral, Benlate,..(2 gram trộn đều cho1kg hạt). Hoặc chế phẩm Trichoderma để phòng bệnh chết cây con do nấm gây hại.
4.2. Cách gieo: Có 2 cách gieo hạt:
Gieo vãi:
- Phương pháp này cần lượng hạt giống từ 4 – 5 kg/ha (0.2 – 0.25kg/sào), tốn giống, chăm sóc nhưng ít tốn công gieo hơn so với gieo hàng, khó khăn trong khâu làm cỏ và nếu sạ không đều có thể dẫn đến năng suất thấp.
- Do hạt mè quá nhỏ nên khi gieo có thể trộn thêm với cát hoặc tro trấu để gieo. Nên gieo mè vào buổi sáng lúc trời ít gió.
Gieo theo hàng:
- Phương pháp này tốn ít giống hơn, khoảng 3 – 3,5kg/ha (0,15 – 0,175kg/sào), thuận lợi cho việc chăm sóc nhưng tốn nhiều công hơn.
- Gieo theo chiều ngang luống với khoảng cách: hàng cách hàng khoảng 30 – 35cm, cách cây x cây khoảng 20 – 25cm/2 – 3 hạt (sau tỉa còn 2 cây/hốc).
- Sau khi gieo có thể buộc chà kéo nhẹ trên mặt luống để lấp hạt.
Lưu ý:
+ Không lấp đất sâu hạt khó nảy mầm.
+ Ba ngày sau khi sạ hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này nên giữ cho ruộng khô, hoặc tưới nhẹ nước dưới rãnh vừa đủ thấm. Nếu cho nước vào nhiều thì mè sẽ bị thối hoàn toàn.
Kinh nghiệm dân gian: Cho hạt mè vào bình nước khoáng rỗng, khoảng ½ - 1/3 bình, đục 2 – 3 lỗ nhỏ ở nắp chai, dốc ngược bình và rắc trên hàng, nên gieo thử để điều chỉnh lượng giống rơi xuống đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
V. Xử lý thuốc cỏ
5.1. Xử lý bằng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm
Sau khi gieo hạt 1 – 3 ngày sử dụng một trong các loại thuốc cỏ tiền nảy mầm: DUAL GOLD 960 EC, DIBSTAR 50EC hoặc ANTACO 500ND
Khi sử dụng thuốc cỏ cần lưu ý:
+ Tránh thuốc tiếp xúc với hạt giống.
+ Phun thuốc đất phải đủ ẩm.
4.2. Xử lý bằng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm:
Trong trường hợp ruộng lạc có cỏ lá hẹp hoặc cây lúa do hạt lúa rụng từ vụ trước mọc nhiều cần sử dụng một trong các loại thuốc cỏ hậu nảy mầm sau để trừ:
- Khi phun thuốc mặt ruộng phải đủ ẩm, phun thuốc bám ướt đều trên bề mặt lá cỏ, lá lúa để thuốc tiếp xúc tốt hơn nhằm tăng hiệu quả phòng trừ.
- Thời điểm phun thuốc khi cỏ hoặc cây lúa lưu có 3 – 4 lá
Chú ý:
+ Không sử dụng trên cây trồng lá hẹp như: lúa, ngô
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì khi sử dụng
5. Bón phân.
Tùy thuộc vào độ màu mỡ và tính chất của đất mà lượng phân bón cho mè có thể khác nhau.
Lượng phân bón cho 1 ha :
+ Phân chuồng hoai mục : 4 – 5 tấn hoặc 500 kg hữu cơ vi sinh.
+ Phân vô cơ:
- Ure : 120 – 150 kg
- Super lân : 300 – 500 kg
- Cloruakali (KCl): 100 kg
- Vôi : 300 – 400 kg
Cách bón :
- Vôi: Bón 100% lượng vôi khi làm đất
- Bón lót: Bón 100% phân chuồng + 100% super lân + 50% lượng Ure + 40% lượng kali. Bón lót theo rãnh gieo, lấp một lớp đất mỏng 3 – 5 cm trước khi gieo hạt giống hoặc bón vãi đều trên mặt ruộng sau khi phay (cày) lần 1.
- Bón thúc: Sau khi gieo 15 – 20 ngày bón thúc 50% Urê và 60 % lượng vôi còn lại. Bón phân kết hợp làm cỏ, xới vun gốc.
5. Chăm sóc
5.1. Tỉa định cây:
Sau khi gieo trồng 10 ngày, cây mè mọc cao 10 – 15 cm thì tỉa định cây. Nhổ bỏ những cây còi cọc, để lại cây sinh trưởng khỏe.
5.2. Tưới tiêu nước
Tuy mè không cần nước nhưng thiếu nước năng suất không cao, cần phải cung cấp nước đầy đủ, nhất là khi bón phân cho mè.
Áp dụng phương pháp tưới thấm: tưới nước theo rãnh, khi mực nước vừa chạm mép mặt luống.
Mè là cây chịu úng kém, sau khi mưa to cần tiêu nước kịp thời
Mè cần nhiều nước từ khi gieo đến ra hoa đầu tiên. Sau đó giảm dần và ngưng tưới nước khi có trái chín đầu tiên.
6. Phòng trừ sâu bệnh
6.1. Sâu khoang
- Sâu khoang là loài ăn tạp, sâu non có màu nâu đen, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh, Sâu ăn trụi lá, cắn đứt ngang cây. Thời kỳ ra hoa làm quả thì làm rụng hoa, đục khoét quả làm ảnh hưởng tới năng suất
- Ảnh hưởng thuốc sâu rất mạnh khi sâu ở tuổi 1 – 2, khi sâu lớn. Sâu non ban ngày núp dưới đất và ăn vào ban đêm. Vì vậy, phun thuốc vào chiều tối và phun khi sâu ở tuổi 1, 2 mới có hiệu quả.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Trước khi làm đất phải kiểm tra mật độ sâu khoang trong đất, nếu cao thì dùng thuốc sâu hạt Diazinon trộn với đất bột rãi đều trên ruộng và bừa 1 – 2 lần để diệt sâu.
+ Khi sâu gây hại cây con nên huy động nông dân bắt diệt bằng thủ công vào chiều tối và sáng sớm.
+ Thời kỳ ra hoa làm quả: thường xuyên thăm đồng để phát hiện ổ trứng và cắt bỏ, đem đốt.
+ Khi phát hiện sâu non còn nhỏ tuổi dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Match 50ND, Polytrin 440ND, Sumicidin 20 EC
Sâu khoang
6.2. Sâu cuốn lá
- Sâu thường tập trung ở trên lá ngọn và nhả tơ cuốn hai mép lá vừng vào nhau để sinh sống, sâu ăn biểu bì làm hỏng lá, ảnh hưởng đến quang hợp của cây, làm giảm năng suất.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ còn thấp thì kết hợp lúc làm cỏ dùng tay bắt diệt sâu.
+ Khi sâu ở mật độ cao, dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Match 50ND, Sherpa25EC, Cyperan 25EC, Padan 95SP...
Sâu cuốn lá
6.3. Rệp hại mè
- Đặc điểm:
Rệp sống tập trung từng đàn trên thân, lá ở phần ngọn, quả non. Rệp chích hút nhựa cây làm cho cây kém phát triển, lá ngọn xoắn lại, hoa ít, quả nhỏ ảnh hưởng tới năng suất. Chất thải của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển làm đen cây.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Gieo trồng đúng kỹ thuật, đảm bảo mật độ, bón phân cân đối.
+ Khi mật độ rệp cao dùng các loại thuốc sau để diệt trừ:Regent800WG, Actara25EC, Bassa50EC, MapFamy700WP..
Rệp
6.4. Rầy xanh
- Ban ngày rầy ẩn dưới tán lá hoặc phía bên kia ánh sáng mặt trời, khi bị động rầy bò ngang và lẩn trốn nhanh.
- Rầy sống tập trung ở mặt dưới lá nên khó phát hiện, chích hút nhựa làm lá xoăn lại chuyển màu hơi vàng, rìa lá bị cháy và mật số rầy cao sẽ làm cháy lá, cây suy yếu không phát triển, rụng hoa và trái non. Rầy xanh cũng là tác nhân truyền bệnh virus cho cây mè.
- Biện pháp phòng trừ:
Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Actara 25EC, Applaud 10 WP,...
Rầy xanh
6.5. Bọ trĩ
Bọ trĩ xuất hiện từ lúc mè còn nhỏ (10-15 ngày sau gieo).
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, còn non màu trắng sữa, di chuyển rất nhanh, thường ở dưới mặt lá non, chích hút nhựa làm lá bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển.
- Biện pháp phòng trừ:
Khi mật số cao có thể phun xịt thuốc như: Actara 25 WG, Admire050 EC, Confidor 100SL.
Bọ trĩ
6.6. Nhện đỏ
- Đặc điểm:
Thường tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá vàng, rụng sớm, cây kém phát triển, rụng hoa, trái, thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, phá hại nặng từ khi cây có hoa, trái non.
- Biện pháp phòng trừ:
Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc trừ nhện như: Ortus 5 SC, Comite 73 EC, Tập kỳ 1,8 EC, Vertimec 1,8 EC, Suparcide....
Nhện đỏ
6.7. Bệnh lỡ cổ rễ, chết cây con
- Triệu chứng:
Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con, vết bệnh thường xuất hiện nơi tiếp giáp với mặt đất, vết bệnh có màu xanh tái, sau chuyển màu nâu và lan rộng quanh gốc, làm gốc teo lại, cây héo và chết.
Lúc đầu một vài cây bị bệnh, sau lan rộng làm chết từng chòm. Nấm bệnh phát triển thích hợp ở điều kiện nhiệt độ khoảng 30oC. Sợi nấm và hạch nấm lưu tồn trong đất và lây lan sang vụ sau.
- Biện pháp phòng trừ:
- Chọn đất trồng mè phải cao ráo, dễ thoát nước;
- Không sử dụng rơm rạ vụ trước đã nhiễm bệnh khô vằn để tủ mè;
- Khi bị bệnh có thể phun các loại thuốc như: Validacin 3L, Anvil 5SC...
Bệnh lở cổ rễ
6.8. Bệnh héo xanh vi khuẩn
Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacerum gây ra làm cho mè bị héo xanh đột ngột, lá vẫn giữ màu xanh, cắt ngang cây thấy bó mạch có màu nâu sẫm, rễ bị đen và thối, bóp nhẹ chỗ bị thối có dịch nhầy trắng tiết ra. Bệnh gây hại từ lúc cây con đến khi thu hoạch, vi khuẩn thường ký chủ trên nhiều loại cây nhất là cây họ đậu, họ cà.
Bệnh phát sinh mạnh ở nhiệt độ 25 – 350C khi trời có mưa nắng xen kẽ, ẩm độ đất cao, ruộng thoát nước chậm.
Biện pháp phòng trừ: Đây là bệnh nguy hiểm và gây hại nặng trên diện rộng, hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ. Để hạn chế tối đa bệnh héo xanh do vi khuẩn, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Bón đầy đủ vôi và phân cân đối;
- Giữ đúng mật độ quy định.
- Luống mè phải cao, thoát nước nhanh khi mưa to.
- Nhổ bỏ và tiêu huỷ cây mè bị nhiễm bệnh.
- Phun phòng bằng các loại thuốc như COC 85, Kasumin, Starner…
Bệnh héo xanh vi khuẩn
6.9. Bệnh đốm phấn trắng
Bệnh lan truyền rất nhanh, bệnh phát sinh chủ yếu trên bề mặt lá, lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt, về sau vết bệnh lan rộng không có hình dạng rõ rệt,
Trên vết bệnh có lớp phấn màu trắng, sau chuyển vàng, có các chấm đen nhỏ là các ổ bào tử.
Lá bị nặng có màu vàng và khô, cây sinh trưởng kém, hoa rụng, quả ít. Bệnh phát sinh nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều.
Biện pháp phòng trừ:
Có thể phun một trong các loại thuốc như Carbenzim, Viben-C, Anvil 5SC .
Bệnh đốm phấn trắng
6.10. Bệnh khảm:
Đây là bệnh quan trọng khi trồng mè. Bệnh do rầy xanh, bọ trĩ, rầy mềm... truyền virus làm lá có màu vàng xanh lỗ chỗ, bị xoắn và biến dạng. Bệnh không trị được nên phải diệt tác nhân truyền bệnh.
Bệnh khảm
7. Thu hoạch, bảo quản
7.1.Thu hoạch:
- Khi mè đã ngả màu toàn thân, tiến hành thu hoạch.
- Khi thu hoạch có thể dùng lưỡi hái cắt sát gốc (cách mặt đất khoảng 20 – 30cm), bó thành từng bó.
- Mè là quả khô tự nứt vỏ, do đó phải thu hoạch đúng lúc để giảm bớt thất thoát. Cây mè vừa thu hoạch xong, không chất nằm thành đống vì sẽ làm giảm chất lượng hạt.
Thu hoạch mè
7.2. Chế biến, bảo quản
- Nên dựng thành từng đống nhỏ trên sân xi măng hay sân gạch, phơi 3 – 4 nắng thấy quả mè đã khô nứt thì tiến hành giũ mè.
- Dùng tấm bạt bằng nylon rộng khoảng 5 – 6m2 đặt bên cạnh đống mè, cầm bó mè hướng phần ngọn vào giữa tấm bạt nylon, chúc đầu ngọn xuống, dùng gậy nhỏ đập vào phần có quả để các hạt mè rớt xuống.
- Mè sau khi giũ lần 1 có thể gom lại thành đống và tiếp tục phơi 1 – 2 nắng và giũ thêm một lần nữa để tận thu những quả mè chín muộn.
- Hạt mè sau mỗi lần giũ có thể dùng sàng lổ nhỏ để tách các hạt mè ra khỏi những phần thân, lá và vỏ quả còn lẫn trong hạt mè,
- Nếu bảo quản làm giống nên giữ trong chai, lu hũ, bên trên có một lớp tro trấu để hút ẩm. Chú ý lấy những trái ở giữa cây để làm giống
- Bảo quản để sử dụng, buôn bán chỉ cần để trong bao và để nơi thoáng mát.
Bảo quản
I. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÈ
Thời gian sinh trưởng của mè biến động từ 75 – 90 ngày. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của mè kéo dài 40 – 60 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến thời gian của thời kỳ này là nhiệt độ và độ dài ngày.
Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, quá trình sinh lý quan trọng nhất của mè là sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hóa mầm hoa. Thời kỳ sinh trưởng phát triển đặc trưng là sự ra hoa, kết quả, hình thành hạt và chín.
Mè ra hoa trong khoảng thời gian 15 – 20 ngày
Tốc độ tăng trưởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong thời kỳ chín trọng lượng khô của quả đạt tối đa vào khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa nở . Quả chín hoàn toàn vào khoảng 35 – 40 ngày.
II. ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
2.1. Nhiệt độ
Vì cây có nguồn gốc nhiệt đới. Thời gian sinh trưởng 75 – 90 ngày tùy giống và mùa vụ, nhiệt đô trung bình thích hợp khoảng 25 – 300C. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng và sự hình thành hoa khoảng 25 – 270C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển quả vào khoảng 28 – 320C. Nếu nhiệt độ dưới 200C kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiệt độ dưới 180C sẽ gây khó khăn cho sự phát triển và nếu nhiệt độ dưới 100C cây ngừng phát triển và chết.
Nhiệt độ cao trên 400C vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa.
2.2 Ánh Sáng
Mè là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của mè. Mè sẽ ra hoa sớm hơn 15 – 20 ngày trong điều kiện tự nhiên (12giờ/ngày).
Cường độ ánh sáng, số giờ nắng số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của mè. Trong thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, mè cần khoảng 200 – 300 giờ nắng/tháng cho tới khi trái chín.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Cường độ ánh sáng trong thời gian kết quả đến khi chín 28.000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu. Hàm lượng dầu trong hạt giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7.000 lux.
2.3. Nước
Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất mè. Mè tương đối chịu hạn nhưng cho năng suất thấp, khi đất có ẩm độ dưới 70%.
Mè yêu cầu lượng nước phân bố đều trong vụ:
+ Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 34%;
+ Thời kỳ ra hoa kết quả 45%;
+ Thời kỳ chín là 21%.
Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của mè khoảng 70 – 80%.
Tuy nhiên mè có khả năng chịu hạn khá. Các tài liệu nghiên cứu cũng như trong thực tiễn sản xuất cho thấy mè có thể cho năng suất trong điều kiện lượng mưa 200 – 300mm phân bố đều trong vụ.
Mè rất dễ mẫn cảm với nước, nếu mưa liên tục sẽ làm cây đổ ngã và chết. Trong lúc gieo hạt, mưa nhiều hạt sẽ không nảy mầm.
2.4. Đất
Mè phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt nhất là trên loại đất phì nhiêu, thoát thủy tốt.
Cơ cấu đất không quan trọng bằng khả năng thoát nước, cây sẽ chết nếu nước ngập kéo dài, nhất là thời kỳ sinh trưởng đầu.
Tính thích nghi của mè ở nhiều loại đất đã được đề cập đến từ lâu. Cách đây nhiều thế kỷ, người Roma cho rằng: mè yêu cầu đất phải tơi xốp, đất giàu dinh dưỡng.
Các loại đất cát, cát pha có pH từ 5,5 đến 8 đều trồng mè được, nhưng tốt nhất là pH = 6. Ẩm độ thích hợp nhất là 70%. Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, một số vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung là nơi thích hợp phát triển mè. Mè rất thích hợp với đất phù sa ven sông
III. NHU CẦU DINH DƯỠNG
3.1.Đạm (N):
Đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự sinh trưởng phát triển của cây, muốn có năng suất cao không thể thiếu đạm.
Nếu thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, lá chuyển vàng, ít hoa và quả nhỏ. Đối với cây mè, dạng đạm sulfat thích hợp hơn dạng đạm ammoniac.
Tuy vậy hiệu lực của đạm chỉ được thể hiện tốt khi có một tỉ lệ thích hợp với lân và kali.
3.2.Lân (P2O5):
Trong điều kiện thâm canh để cây mè đạt năng suất cao thì cũng không thể thiếu lân. Nhu cầu lân của cây mè cũng khá cao có thể phải bón tới mức 80 kg P2O5/ha, một số trường hợp cần nhiều hơn, tới 120 kg.
3.3.Kali (K2O):
Phân tích trong thân, lá và quả khi cây mè chín cho thấy có một hàm lượng kali rất cao, nhất là trong quả. Điều này cho thấy nhu cầu kali của cây mè rất lớn, nhất là trong trường hợp bón nhiều đạm và lân. Biểu hiện thiếu các chất trung và vi lượng đối với cây mè nói chung chưa phổ biến.
IV.MỘT SỐ GIỐNG MÈ ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIÊN HIỆN NAY
Tùy theo mục đích sau khi thu hoạch để chọn giống trồng. Những giống mè vàng dễ tiêu thụ trong nước hơn mè đen, nếu xuất khẩu, mè đen có giá trị cao hơn mè vàng, mè đen một vỏ giá trị cao hơn mè đen hai vỏ.
4.1. Nhóm mè vàng
4.1.1.Mè vàng An Giang: trổ hoa 30 ngày sau khi trồng phân cành ít (2-3 cành trên cây), thân màu xanh, chiều cao khoảng 80cm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 85 ngày. Năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, giống này có sáu hoa, trái có tám khía, trồng phổ biến ở vùng Châu Phú (An Giang).
4.1.2.Mè vàng Miền Đông: trổ hoa 30 ngày sau khi trồng, phân cành trung bình (4 cành/cây), thân màu xanh đậm, chiều cao thấp (70 cm), thời gian sinh trưởng ngắn (80 ngày), năng suất khá cao (1,5 tấn/ha). Giống trồng phổ biến ở Đồng Nai, Sông Bé trên vùng đất cao, trái có bốn đến tám khía.
4.1.3.Mè vàng Cồn Khương: Trổ hoa ngày thứ 35 sau khi trồng, phân cành 4-6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 75 ngày, năng suất 1,4 tấn/ha. Trồng phổ biến ở Cồn Khương (Cần Thơ), trái có bốn đến sáu khía.
4.2. Nhóm mè đen
4.2.1.Mè đen Trà Ôn: trổ hoa ngày thứ 35 sau khi gieo, phân cành nhiều (4 – 6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 95 ngày, năng suất khá cao (1,4 tấn/ha). Trồng phổ biến ở Trà Ôn (Vĩnh Long), trái có từ 4 đến 6 khía.
4.2.2.Mè đen ĐH-1: Giống mè đen ĐH-1 được Viện KHKTNN miền Nam phục tráng từ giống mè địa phương của Long An. Quy trình kỹ thuật canh tác đồng bộ cho cây mè đen trên chân đất lúa ở các tỉnh phía Nam đã được hoàn thiện (2009 – 2012).
- Dạng hình thấp cây (100 – 120 cm), phân cành mạnh (4 – 6 cành/cây), độ cao đóng trái thấp (từ mặt đất đến vị trí có trái đầu tiên từ 30 – 40 cm), không đổ ngã;
- Thời gian sinh trưởng ngắn (70 – 75 ngày);
- Nhiều trái (80 – 150 trái/cây), trái lớn, mỏ trái thẳng, trái có 4 múi - 8 hàng hạt, các trái đóng sít nhau trên đốt thân, cành;
- Năng suất cao, đạt 1.250 kg/ha trên vùng đất xám bạc màu (Long An, An Giang) và từ 1.750 kg – 2.000 kg/ha ở vùng đất thịt, phù sa (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long).
- Hàm lượng dầu (48,8%) cao hơn so với giống địa phương (45,5%);
- Khả năng chống chịu sâu ăn lá, bệnh thối cây và khả năng chịu hạn cao hơn giống địa phương, thích nghi rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất như cát pha, đất xám bạc màu, đất thịt, phù sa.
4.2.3. Mè đen NA2: Giống được Viện Khoa học Nông nghiệp Bắc Trung Bộ thu thập từ Ấn Độ và được Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn lại từ năm 2011 (Phạm Thị Phương Lan, 2011).
- Thời gian sinh trưởng: 75 ngày.
- Khả năng chống chịu bệnh chết nhát (2,50%), chống chịu sâu ăn lá cấp 1.
- Hàm lượng dầu 50,79%.
- Năng suất 1.893 kg/ha trong vụ Đông – Xuân và 1.630 kg/ha trong vụ Xuân – Hè.
4.2.4.. Giống mè đen 2 vỏ Bình Thuận
- Giống mè đen 2 vỏ Bình Thuận được Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc phục tráng từ giống mè địa phương của tỉnh Bình Thuận theo phương pháp phục tráng cây trồng tự thụ tuộc
- Thời gian sinh trưởng: 75 – 81 ngày.
- Hàm lượng dầu 47,5%.
- Giống chống chịu tốt với bệnh Héo tươi (Fusarium oxysporium F)
- Năng suất 1,0 – 1,4 tấn/ha./.
Từ khóa » Trồng Cây Mè đen
-
Kỹ Thuật Trồng Vừng đen đơn Giản Cho Năng Suất Cao
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mè đen Giống ĐH-1
-
Kỹ Thuật Trồng Mè đen đơn Giản, Cho Năng Suất Không Tưởng
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mè đen ... - Dụng Cụ Nông Nghiệp
-
Đi Xem Cận Cảnh Thu Hoạch CÂY MÈ ĐEN | Người Miền Tây - YouTube
-
Kinh Nghiệm, Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mè - YouTube
-
Kỹ Thuật Trồng Mè đơn Giản Mang Lại Năng Suất Cao - TraceVerified
-
Kỹ Thuật Trồng Vừng Chống Hạn Vụ Hè Thu - Báo Nam Định điện Tử
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mè đen Giống ĐH-1
-
Cây Mè
-
Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Vừng đúng Kỹ Thuật
-
Kỹ Thuật Trồng Mè Đen Archives - Fman - Bạn Của Nhà Nông Việt Nam
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY MÈ
-
Giá Trị Kinh Tế Cao Từ Cây Mè đen