Hướng Dẫn Lập Dự Toán Công Trình Xây Dựng Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
Đối với các hạng mục công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ, của tư nhân hay nhà nước thì trước khi bắt tay vào khâu thực hiện, công đoạn lập dự toán công trình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi đây chính là cơ sở giúp bạn đánh giá chi phí sao cho phù hợp nhất với ngân sách dành cho công trình. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản để bạn biết cách áp dụng cho công trình tương lai của mình nhé!
1. Dự toán công trình là gì?
Dự toán công trình là bản dự kiến tính toán giá trị công trình trước thời điểm xây dựng.
Dự toán công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình đó. Nó là bản dự kiến tính toán giá trị công trình trước thời điểm xây dựng. Dự toán công trình được lập dựa trên cơ sở khối lượng các công việc xác định phù hợp với thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và các yêu cầu khác về các công việc phải thực hiện của công trình.
Dự toán công trình được đánh giá là tài liệu quan trọng, gắn liền với thiết kế bản vẽ để cung cấp thông tin về chi phí xây dựng.
Thông thường, dự toán công trình được lập ra nhằm các mục đích chính sau:
-
Dự kiến số tiền cần phải chi trả để có được hạng mục công trình mong muốn
-
Làm căn cứ để xét duyệt chọn nhà thầu
-
Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư cấp vốn
-
Căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng
2. Cơ sở lập đơn giá của công trình xây dựng
Cơ sở lập đơn giá của công trình xây dựng dựa trên Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng
-
Danh mục các công tác xây dựng của công trình cần lập đơn giá
-
Định mức dự toán xây dựng theo danh mục cần lập đơn giá
-
Giá vật liệu (chưa bao gồm thuế GTGT) đến hiện trường công trình
-
Giá nhân công của công trình
-
Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình (hoặc giá thuê máy và thiết bị thi công)
Cơ sở pháp lý và hướng dẫn lập dự toán theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, bạn có thể tham khảo Phương pháp lập giá xây dựng công trình (Kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng).
3. Hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng
Các bạn có thể tiến hành lập dự toán công trình xây dựng dựa trên một số gợi ý sau:
-
Áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình – Gồm 5 phần theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng
-
Sử dụng giá nhân công và giá ca máy ban hành tại Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng
Chi phí trực tiếp
Bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.
a. Chi phí vật liệu:
Căn cứ vào định mức sử dụng vật tư và mức giá vật liệu ở từng nơi để xác định chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản (đơn giá các tỉnh, thành phố hoặc đơn giá công trình).
Chi phí vật liệu trong dự toán xây lắp được xác định bằng khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân (X) với chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản của từng loại công tác xây lắp. Khi có thay đổi về giá cả và cước phí vận tải thì căn cứ vào mức giá bình quân khu vực ở từng thời kỳ để xác định phần chênh lệch và đưa trực tiếp vào chi phí vật liệu trong dự toán.
Chi phí vật liệu trong dự toán xây lắp được xác định bằng khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân (X) với chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản
b. Chi phí nhân công:
Trong dự toán xây lắp, về nguyên tắc chi phí nhân công bao gồm tiền lương cơ bản và tất cả các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức. Theo nguyên tắc này, chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản được xác định như sau:
- Đối với đơn giá của các tỉnh, thành phố, do áp dụng chung cho nhiều công trình trong một khu vực nên chỉ tính các khoản lương cơ bản,lương phụ, phụ cấp lương áp dụng thống nhất đối với tất cả các công trình trong khu vực và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp có thể khoán trực tiếp cho người lao động. Theo quy định hiện hành, các khoản chi phí này bằng 2 lần so với chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các địa phương. Riêng một số công trình được hưởng các khoản phụ cấp cao hơn (lưu động) hoặc các khoản phụ cấp khác chưa đưa vào chi phí nhân công trong đơn giá địa phương (như: khu vực, thu hút, độc hại, thâm niên, trách nhiệm, làm việc trên cao, ca 3 liên tục...) thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công theo hướng dẫn trong phụ lục số 2.
- Đối với đơn giá công trình: đưa trực tiếp vào đơn giá các khoản lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ đối với công nhân xây lắp mà công trình được hưởng theo cách tính trên.
c. Chi phí máy thi công:
Trong khi chưa điều chỉnh bảng giá ca máy theo mặt bằng giá hiện hành và tiền lương công nhân điều khiển máy theo các nguyên tắc trên, tạm thời vẫn áp dụng bảng giá ca máy hiện hành và điều chỉnh với hệ số bằng 1,05.
Các chi phí chung
Trong dự toán xây lắp, ngoài chi phí trực tiếp thì tất cả các chi phí khác bao gồm: trực tiếp phí khác, chi phí bộ máy quản lý, bảo hiểm xã hội, kinh phí trích nộp công đoàn, chi phí phục vụ công nhân và các chi phí khác thuộc phụ phí thi công trước đây, nay tính thành một khoản chi phí chung bằng tỷ lệ phần trăm(%) so với chi phí trực tiếp (gồm vật liệu, nhân công, máy thi công).
Lợi nhuận định mức
Tạm thời áp dụng chế độ hiện hành đối với những đối tượng theo quy định của Bộ Tài chính cho đến khi thực hiện chính sách thuế mới.
Trong dự toán xây lắp này không tính khoản chi phí lãi vay ngân hàng. Việc bảo đảm vốn xây lắp do A-B thỏa thuận và ghi trong hợp đồng kinh tế tùy theo điều kiện cụ thể ở từng công trình.
Trên đây là một số hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại dựa trên Thông tư hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng của Bộ Xây dựng.
Gửi cho bạn Tên của bạn Email của bạn Email người nhận Tiêu đề Nội dung tin nhắn GửiTừ khóa » Cách Viết Bản Dự Toán Công Trình Xây Dựng
-
Tìm Hiểu Cách Lập Dự Toán Xây Dựng Công Trình Bằng Hình ảnh
-
[PDF] Hướng Dẫn Lập Dự Toán Xây Dựng Cơ Bản Và Nâng Cao (bằng
-
[PDF] B. MẪU BIỂU, HƯỚNG DẪ LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
-
Hướng Dẫn Dự Toán Công Trình Xây Dựng Từ 15/10/2021
-
Mẫu Dự Toán, Thiết Kế Công Trình Xây Dựng - Trụ Sở Viện Kiểm Sát ...
-
Cách Lập Dự Toán Cho Người Mới Bắt đầu
-
Mẫu Bảng Dự Toán Xây Dựng Nhà ở Chi Tiết Nhất 2022
-
[PHẦN 1] Cách Tính Dự Toán Chi Phí Xây Dựng Công Trình Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Lập Dự Toán Công Trình Theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP ...
-
Quy Trình Lập Dự Toán Xây Dựng Công Trình Cơ Bản » PhanmemEta.Com
-
Dự Toán Xây Dựng Công Trình Là Gì ? Dự Toán Xây ... - Luật Minh Khuê
-
Khái Niệm, Nội Dung Và Các Lưu ý Với Dự Toán Xây Dựng Công Trình
-
Khám Phá Cách Lập Bảng Tổng Hợp Dự Toán Chi Phí Xây Dựng