Khái Niệm, Nội Dung Và Các Lưu ý Với Dự Toán Xây Dựng Công Trình

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành;

Thông tư 02/2020/TT-BXD sửa đổi 04 Thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Khái niệm dự toán xây dựng là gì?
  • 2 2. Về nội dung dự toán xây dựng công trình:
  • 3 3. Một số lưu ý đối với dự toán xây dựng:

1. Khái niệm dự toán xây dựng là gì?

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Bao gồm:

Xét trên góc độ pháp lý, căn cứ Điều 8 của Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính ở giai đoạn trước khi lựa chọn nhà thầu để xây dựng công trình, các công trình, các gói thầu, được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật đối với thiết kế 3 bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với thiết kế 2 bước hoặc thiết kế FEED đối với trường hợp thực hiện theo hình thức EPC, EC, EP, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, đơn giá xây dựng.

2. Về nội dung dự toán xây dựng công trình:

Sau đây là nội dung của dự toán xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, được hướng dẫn bởi . Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, sửa đổi bởi Thông tư 02/2020/TT-BXD.

– Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được quy định cụ thể như sau:

+ Chi phí xây dựng:

Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và được quy định cụ thể như sau:

Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.

Chi phí gián tiếp gồm:

– Chi phí chung gồm: Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo hiểm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp.

Xem thêm: Bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy trình bảo trì thế nào?

– Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công.

– Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế như: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên.

Thu nhập chịu thuế tính trước (khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng).

Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước.

+ Chi phí thiết bị:

Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế công nghệ, xây dựng và giá mua thiết bị tương ứng; chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu; chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (nếu có); chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ; chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí chạy thử nghiệm thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật và quy định trong hợp đồng; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí khác có liên quan được xác định bằng dự toán hoặc căn cứ định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

+ Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghi định 32/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để tổ chức thực hiện quản lý dự án đối với công trình kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. Bao gồm:

Giám sát công tác khảo sát xây dựng;

Tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng;

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;

Quản lý hệ thống thông tin công trình; Thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;

Lập mới hoặc điều chỉnh định mức xây dựng của công trình;

Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;

Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;

Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

Xem thêm: Mẫu biên bản giám sát công trình chi tiết

Tổ chức và thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;

Nghiệm thu, bàn giao công trình;

Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo;

Xác định, cập nhật giá gói thầu xây dựng;

Các công việc quản lý của cơ nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

Các công việc quản lý dự án khác.

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình gồm chi phí khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan;

Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng.

Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án;

Thẩm tra phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;

Thiết kế xây dựng công trình;

Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng;

Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;

Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

Thẩm tra an toàn giao thông;

Ứng dụng hệ thống thông tin công trình (BIM) (nếu có);

Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);

Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có);

Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình (nếu có);

Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

Thực hiện các công việc tư vấn khác.

Riêng đối với chi phí khảo sát xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định và quản lý như chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng.

+ Chi phí khác của công trình gồm chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc các nội dung quy định trên. Chi phí hạng mục chung gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình;

Xem thêm: Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khi thu hồi đất

+ Chi phí dự phòng của công trình gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí gồm: Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác.

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở, độ dài thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

– Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí. Tổng dự toán xây dựng công trình được xác định bằng cách cộng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác có liên quan của dự án.

3. Một số lưu ý đối với dự toán xây dựng:

a. Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng:

Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo từng công trình. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng của công trình; chi phí thiết bị của công trình; các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình; các chi phí khác liên quan đến công trình và chi phí dự phòng của công trình. Dự toán xây dựng của dự án (Tổng dự toán) gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và chi phí quản lý dự án, các chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng có tính chất chung liên quan của dự án.

b. Đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo dự toán các gói thầu xây dựng thuộc danh mục các gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt. Khi đó dự toán xây dựng của dự án gồm các dự toán gói thầu xây dựng và chi phí quản lý dự án, các chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng có tính chất chung liên quan của dự án.

Dự toán gói thầu xây dựng gồm:

– Dự toán gói thầu xây dựng riêng biệt: dự toán gói thầu thi công xây dựng; dự toán gói thầu mua sắm thiết bị; dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị công trình; dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng; dự toán gói thầu thuộc khoản mục chi phí khác;

– Dự toán gói thầu hỗn hợp: dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (EC); dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (PC); dự toán gói thầu thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (EPC); dự toán gói thầu lập dự án – thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (chìa khóa trao tay)…

Từ khóa » Cách Viết Bản Dự Toán Công Trình Xây Dựng