Hướng Dẫn Lắp Gờ Giảm Tốc Theo Tiêu Chuẩn
Có thể bạn quan tâm
Gờ giảm tốc là vật dụng được lắp đặt xuống theo chiều ngang của mặt đường, có tác dụng cảnh báo cho người tham gia giao thông biết được khu vực nguy hiểm, cần giảm tốc độ phương tiện và quan sát để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người tham gia giao thông. Mỗi vị trí lắp từ 1-5 dãy gờ tùy theo yêu cầu cần giảm tốc độ hoặc chủ đầu tư. Gờ giảm tốc thường được bố trí kết hợp với biển báo, đèn tín hiệu để thu hút sự chú ý của người điều khiển phương tiện. Có rất nhiều loại gờ giảm tốc như: Gờ bê tông, gờ giảm tốc cao su, gờ thép đúc, hoặc gờ bằng sơn nhiệt để lựa chọn cho phù hợp với thực tế.
Gờ giảm tốc được cấu tạo hình cong hoặc hình vát đều lên đỉnh giúp bánh xe không bị vấp khi đi qua, thân gờ có vân chéo tránh trơn trượt. Mặt gờ cao su được bọc 1 lớp cao su EPDM có màu vàng + đen chống chịu điều kiện môi trường tốt.
Theo quyết định số 1586/QĐ-BGTVT do bộ trưởng Bộ giao thông vận tải thông qua ngày 30/05/2017 có hướng dẫn lắp đặt gờ giảm tốc phù hợp với các cung đường và bố trí gờ giảm tốc theo các kích thước chuẩn giao thông. Tùy vào điều kiện và tình hình thực tế để lắp 1-3 hoặc 5 dãy gờ cho phù hợp với điều kiện thực tế, nếu đường thường có xe chạy tốc độ cao cần lắp 3-5 dãy để đảm bảo tốc độ phương tiện giảm về mức yêu cầu. Sau đây là bảng hướng dẫn lắp gờ giảm tốc theo tiêu chuẩn :
Với gờ giảm tốc 500x100x20mm hay còn gọi là gờ giảm tốc xe máy, cần lắp 2-3 dãy gờ, nếu đường rộng và cần giảm tốc độ tối đa có thể lắp 5 dãy, khoảng cách giữa 2 mép gờ là 15cm đến 20cm.
Gờ giảm tốc cao 5cm hay còn gọi là gờ giảm tốc ô tô, bố trí 1-3 dải cách nhau 300mm mỗi dãy, hai đầu mút cần lắp đầu gờ tròn để xe không bị vấp khi đi 2 mép đường và để nước thoát khi trời mưa.
Gờ giảm tốc cao 42mm hoặc 4cm, được bố trí 1-3 sợi, khoảng cách giữa các mép là 250mm-350mm. Nếu khu dân cư cần lắp 2 đầu đoạn đường thì sẽ mang lại hiệu quả tối đa.
Gờ giảm tốc cao 35mm thường được lắp ở khu dân cư, bản rộng gờ 35cm và cao 3,5cm nên gờ thoải hơn, xe cộ đi qua không gây tiếng ồn mà vẫn giảm được tốc độ như mong muốn. Với gờ cao 35mm thì lắp khoảng cách 2 mép của dãy gờ là 400mm và lắp 2-3 dãy là hợp lý.
Ngoài ra, khi bố trí gồ giảm tốc để cưỡng bức phương tiện giảm về tốc độ an toàn cần kết hợp giữa biển báo hiệu đồng bộ, lắp đặt gờ giảm tốc độ cao su theo tiêu chuẩn để tránh trường hợp phương tiện không phát hiện ra gờ trước, có thể gây ra nhiều sự cố không đáng có. Thông dụng hiện nay đều lắp Gờ giảm tốc cao su vì có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các loại gờ khác.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu quý khách hàng có nhu cầu mua hoặc lắp đặt gờ giảm tốc độ. Hoặc các sản phẩm tấm cao su các loại, cao su kỹ thuật yêu cầu cao. Chúng tôi có đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, nhanh nhẹn, sẵn sàng trả lời phản hồi 24/24.
Công ty TNHH Công nghiệp ADH Việt Nam
Địa chỉ: 292 Phúc Diễn, P Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Di động: 0982380407
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Cơ Sở Gờ Giảm Tốc
-
Quyết định 6500/QĐ-TCĐBVN 2020 Công Bố Tiêu Chuẩn Cơ Sở Gờ ...
-
Tiêu Chuẩn Cơ Sở Gờ Giảm Tốc, Gồ Giảm Tốc Trên đường Bộ – Yêu Cầu ...
-
Thông Báo Tiêu Chuẩn Cơ Sở Về Gờ Giảm Tốc, Gồ Giảm Tốc Trên ...
-
Gờ Giảm Tốc, Gồ Giảm Tốc Trên đường Bộ đã được Tổng Cục Đường ...
-
Quy định Về Tiêu Chuẩn Thiết Kế Và Lắp đặt Gờ Giảm Tốc - SÀI GÒN ATN
-
Tiêu Chuẩn Vạch Sơn Giảm Tốc Theo Quyết định 1578/QĐ-BGTVT
-
Tiêu Chuẩn Ngành I Sở Giao Thông Vận Tải Tỉnh Gia Lai
-
Tiêu Chuẩn Thiết Kế, Lắp đặt Gờ Giảm Tốc - POLIVA
-
Quy định Về Thiết Kế Và Thi Công Gờ Giảm Tốc
-
TCCS Do Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam Ban Hành
-
Về Việc Ban Hành Hướng Dẫn Tạm Thời Xây Dựng Gờ Giảm Tốc, Gồ ...