Hướng Dẫn Mẹ Cách Vỗ Lưng Giúp Trẻ ợ Hơi Sau Khi Bú
Có thể bạn quan tâm
1. Tại sao trẻ bị đầy hơi sau khi bú và khi nào cần vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi?
1.1. Vì sao trẻ hay bị đầy hơi sau khi bú
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa được phát triển hoàn thiện do đó trong những năm tháng đầu đời, bé rất dễ gặp phải những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.
Mẹ cần cho trẻ bú bình đúng cách để tránh bị đầy hơi
Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh mới đẻ chưa khoảng 5-7ml. Đối với trẻ được 3 ngày tuổi, dạ dày của trẻ lúc này còn rất nhỏ và chỉ chứa được khoảng 22-27 ml sữa. Từ ngày thứ 7: dung tích dạ dày từ 45-60ml. Từ 1 tháng: dung tích 80-150ml. Trẻ từ 3- 6 tháng đến: dung tích 150-200ml. Từ 1 tuổi: dung tích dạ dày của trẻ sẽ là 200-250ml.
Nếu như mẹ không cho con bú đúng cách sẽ dẫn tới không khí tràn vào dạ dày của trẻ. Nhưng lúc này, dạ dày của trẻ không thể tống hơi ra ngoài như người lớn, vì thế gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi, trẻ dễ bị ọc sữa, nôn trớ, khó ngủ và quấy khóc.
1.2. Khi nào cần thực hiện vỗ lưng cho trẻ?
Sau mỗi lần bú hoặc giữa mỗi cữ bú, cha mẹ nên vỗ lưng cho bé để bé ợ hơi. Tuy nhiên, với những trẻ hay bị nôn trớ thì mẹ nên vỗ lưng để bé ợ hơi thường xuyên hơn. Dù cho trẻ bú đêm hay ngày thì cha mẹ cũng nên vỗ lưng đều đặn cho con.
2. Hướng dẫn các cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi sau khi bú
Dưới đây là những cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:
Mẹ cần vỗ lưng cho bé đúng cách mới có hiệu quả
-
Cách thứ nhất:
Trước hết, mẹ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch và sau đó vắt chiếc khăn sạch này lên vai. Mẹ bế vác bé sao cho đầu của con tựa vào vai của mẹ. Sau đó, một tay mẹ ôm con và tay còn lại thực hiện vỗ lưng cho bé. Khi vỗ lưng cho bé, mẹ chụm bàn tay lại và thực hiện vỗ theo thứ tự từ dưới lên.
-
Cách thứ 2:
Với cách này, mẹ cũng cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, sau đó mẹ đặt khăn lên đùi của mình. Mẹ cho bé ngồi và tựa vào ngực mẹ. Một tay mẹ giữ bé và tay còn lại mẹ thực hiện xoa lưng hoặc khum bàn tay để vỗ vào lưng bé. Nên vỗ nhẹ theo thứ tự từ dưới lên. Các bà mẹ cần lưu ý, cho con ngồi nghiêng về phía trước để bé dễ dàng ợ hơi.
-
Cách thứ 3:
Một cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi khác mà mẹ có thể tham khảo như sau: Mẹ để trẻ nằm úp lên cánh tay của mình, lưu ý điều chỉnh tay để phần đầu của bé cao hơn phần ngực. Khi đã giữ ổn định tư thế của con, mẹ xoa lưng bé theo hình tròn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể để bé nằm sấp trên đùi của mẹ, và vỗ lưng bé nhẹ nhàng để những hơi đang bị kẹt trong dạ dày của trẻ được tống hết ra ngoài.
Mẹ nên vỗ lưng khoảng 10 đến 15 phút
-
Cách thứ 4
Đối với những trường hợp bé đã cứng cáp hơn, có thể giữ cổ thẳng, mẹ có thể thực hiện bế bé để mặt của bé hướng ra bên ngoài. Lúc này, tay của mẹ đặt ở phía dưới mông của bé. Tay bên kia mẹ vòng qua bụng của bé. Sau đó, mẹ đứng lên và đi bộ nhẹ nhàng. Áp lực từ tay mẹ cùng với sự chuyển động đi lại của mẹ sẽ góp phần giúp cho hơi trong dạ dày của bé thoát bớt ra ngoài.
3. Những lưu ý khi thực hiện những cách vỗ lưng cho trẻ
Các bậc phụ huynh lưu ý, khi vỗ lưng cho mẹ nên thực hiện vỗ nhẹ nhàng mới mang lại hiệu quả. Dù mẹ có vỗ mạnh hơn cũng không giúp tăng hiệu quả tống hơi ra ngoài dạ dày của trẻ mà còn khiến trẻ hoảng sợ.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã ợ hơi ra ngoài:
- Trẻ phát ra tiếng ợ.
- Trẻ ngừng khóc vì cảm thấy dễ chịu hơn và hào hứng để tiếp tục bú.
- Khi ợ hơi, bé có thể bị trớ ra một ít sữa. Mẹ không nên quá lo lắng vì tình trạng này rất bình thường.
Khi ợ hơi xong, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn
Thông thường, mẹ nên vỗ lưng cho bé trong khoảng 10 đến 15 phút. Nếu bé vẫn chưa hết hiện tượng ợ hơi thì mẹ nên thay đổi tư thế của bé và tiếp tục thực hiện vỗ lưng giúp bé cải thiện tình trạng đầy hơi.
Trong khoảng 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, vì thế mẹ nên thường xuyên thực hiện những cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi. Khi bé lớn lên, hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện hơn, bé biết ngồi, biết đi, cơ thể cứng cáp, khỏe mạnh hơn, bé có thể biết cách giúp cơ thể đẩy khí ra khỏi dạ dày. Lúc này bé không cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ.
Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu. Sữa mẹ không chỉ có chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn dễ tiêu hóa và phù hợp với dạ dày còn yếu của trẻ. Sữa mẹ cũng giúp trẻ cung cấp nhiều lợi khuẩn, tăng cường miễn dịch, giúp trẻ phòng tránh nguy cơ bệnh tật trong những năm tháng đầu đời.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi chưa thể ăn được nhiều, vì thế mẹ nên chia nhỏ các cữ bú để trẻ dễ dàng hấp thu hơn. Để đảm bảo bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ cho bé, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Chế độ ăn của mẹ nên đa dạng thực phẩm, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt, canxi, DHA, vitamin D trong trường hợp cần thiết. Mẹ tránh ăn những thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều gia vị, bia rượu,… để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Trên đây là những gợi ý về cách vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi, đồng thời là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bé. Để tìm hiểu thêm, mẹ có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể.
Từ khóa » Vỗ Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Hướng Dẫn Vỗ Lưng ợ Hơi Cho Bé Sau Khi Bú | Vinmec
-
3 Cách Vỗ ợ Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
3 Cách Vỗ ợ Hơi Cho Bé Thông Dụng, Dễ Thực Hiện Và đảm Bảo Hiệu Quả
-
Bỏ Túi Cách Bế Vỗ ợ Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Nhất
-
Cách Vỗ Lưng Cho Bé ợ Hơi Sau Khi Bú - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Hướng Dẫn Vỗ Ợ Hơi Cho Bé | Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Bạn đã Biết Vỗ ợ Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh đúng Cách Chưa? - YouTube
-
Mách Mẹ 3 Cách Vỗ ợ Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Cực Nhạy
-
Mách Mẹ 3 Cách Vỗ ợ Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Bú
-
Mách Mẹ Những Cách Vỗ ợ Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Bú - FaGoMom
-
Làm Thế Nào để Vỗ ợ Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Cách Vỗ ợ Hơi Cho Bé Hiệu Quả Mẹ đã Biết Chưa? - MarryBaby
-
Ợ Hơi Nhiều ở Trẻ Em Và Trẻ Sơ Sinh Do đâu? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Làm Sao Biết Trẻ Sơ Sinh đã ợ Hơi? Dấu Hiệu Mẹ Cần Lưu ý - Fitobimbi