Hướng Dẫn Người Khuyết Tật Và Gia đình Về Phục Hồi Chức Năng Dựa ...

Chỉ đạo biên soạn

TS. Nguyễn Thị Xuyên Thứ trưởng Bộ Y tế

TS. Trần Quý Tường Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế

Với sự tham gia của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam

Các từ viết tắt

CTV:

Cộng tác viên

JICA:

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

MCNV:

Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam

NKT:

Người khuyết tật

NKT/TKT:

Người khuyết tật/ Trẻ khuyết tật

PHCN:

Phục hồi chức năng

PHCNDVCĐ:

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

TKT:

Trẻ khuyết tật

UBND:

Ủy ban nhân dân

UNDP:

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

UNICEF:

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

USAID:

Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

Lời giới thiệu

Nhằm đáp ứng yêu cầu về một bộ tài liệu về PHCNDVCĐ với nội phù hợp với điều kiện khuyết tật và được sử dụng thống nhất trong chương trình PHCNDVCĐ tại Việt Nam, Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã chỉ đạo và tổ chức biên soạn một bộ tài liệu chuẩn của chương trình. Bộ tài liệu này bao gồm:

–Tài liệu “Hướng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”, dành cho các cán bộ quản lý và lập kế hoạch cho chương trình PHCNDVCĐ

–Tài liệu “Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”, dành cho các giảng viên về PHCNDVCĐ.

–Tài liệu “Hướng dẫn cán bộ PHCN và cộng tác viên về PHCNDVCĐ”

–Tài liệu “Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về PHCNDVCĐ”

–20 cuốn sổ tay nhỏ cung cấp kiến thức về PHCN những loại khuyết tật thường gặp tại cộng đồng.

Bộ tài liệu đã được biên soạn bởi một nhóm các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về PHCN và PHCNDVCĐ của Bộ Y tế, cùng với sự giúp đỡ của chuyên gia quốc tế về PHCNDVCĐ. Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam là cơ quan hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong quá trình soạn thảo bộ tài liệu theo chương trình hợp tác với Bộ Y tế về tăng cường năng lực PHCNDVCĐ.

Cuốn sách này là một tài liệu trong bộ tài liệu PHCNDVCĐ nói trên với đối tượng sử dụng là người khuyết tật và các thành viên trong gia đình. Nội dung của bộ tài liệu này được xây dựng dựa trên những tài liệu sẵn có về PHNCDVCĐ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam.

Nội dung cuốn sách được chia thành 2 phần chính:

Phần 1: Giới thiệu chung về khuyết tật và PHCNDVCĐ, bao gồm các thôngtin về:

–Khái niệm khuyết tật, các dạng tật thường gặp, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa khuyết tật.

Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 7

–Thông tin về PHCNDVCĐ ở Việt Nam, giúp cho người đọc hiểu được một cách cơ bản về sự cần thiết, bản chất và sự phát triển của chương trình PHNCDVCĐ ở Việt Nam, việc thực hiện chương trình và những lợi ích mà NKT có được khi tham gia chương trình.

Phần 2: Nhận thức về khuyết tật. Nội dung phần này giúp cho NKT và giađình có được nhận thức đúng đắn về quyền của NKT, năng lực của NKT và những vấn đề liên quan giúp NKT hoà nhập tốt hơn trong cộng đồng như việc làm, vui chơi - giải trí cho NKT, vai trò của tổ chức của NKT …

Bất cứ một NKT nào và các thành viên trong gia đình đều cần tìm hiểu các kiến thức và thông tin trong tài liệu này. Cán bộ PHCNCĐ của tuyến xã cần giới thiệu và phát tài liệu này đến tận tay cho NKT và gia đình họ.

Bên cạnh đối tượng sử dụng chính của tài liệu là NKT và gia đình, cán bộ quản lý PHNCDVCĐ cũng có thể tham khảo tài liệu này để chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp, hội thảo và tập huấn về khuyết tật cho các đối tượng tại cộng đồng.

Trong lần đầu tiên xuất bản, mặc dù nhóm biên soạn đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong bạn đọc cung cấp những nhận xét, phản hồi cho chúng tôi để những lần tái bản sau, nội dung tài liệu được hoàn chỉnh hơn.

Mọi thông tin xin gửi về:

Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế -138 Giảng Võ, Ba Đinh, Hà Nội.

Chương I: Giới thiệu chung về khuyết tật và PHCNDVCĐ

1. Giới thiệu về khuyết tật

1.1. Khái niệm khuyết tật

Người khuyết tật là một người do khiếm khuyết hoặc các điều kiện/tình trạng sức khoẻ mà bị GIẢM CHỨC NĂNG (hoạt động) và /hoặc HẠN CHẾ sự tham gia trong các mặt sinh hoạt, lao động, học tập, đời sống xã hội.

Các yếu tố góp phần tạo nên khuyết tật bao gồm:

Khiếm khuyết (impairment)

Là tình trạng mất một phần cơ thể hay bất bình thường về tâm lý, sinh lý, cấu trúc giải phẫu hoặc liên quan đến chức năng của 1 phần thân thể.

Giảm chức năng

Sự giảm sút phạm vi hoạt động chức năng ở mức độ thân thể. Thực hiện các chức năng bị hạn chế có thể do hậu quả của khiếm khuyết hoặc môi trường.

Hạn chế sự tham gia

Do giảm khả năng và/hoặc các yếu tố (rào cản) môi trường, dẫn tới việc giảm hoặc mất một hoặc nhiều chức năng của người đó trong phạm vi tham gia các hoạt động xã hội thông thường, và giảm chất lượng cuộc sống của họ.

Các yếu tố môi trường

Môi trường cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới NKT, hạn chế vận động, thậm chí ngay người không khuyết tật. Các yếu tố môi trường bao gồm:

Môi trường tiếp cận: ví dụ như nhà cửa, đường sá, trường học... Một số người mặc dù bị khiếm khuyết nhưng sống trong một môI trường có điều kiện tiếp cận tốt nên có thể không bị hạn chế vận động, nhờ đó mà vẫn có thể tham gia được nhiều hoạt động. Trong khi đó, một số người khác cùng tình trạng khiếm khuyết nhưng do môI trường không có điều kiện tiếp cận nên không thể đi lại, tham gia các hoạt động cộng đồng được.

Môi trường xã hội: sự quan tâm của gia đình, của mọi người trong cộng đồng đối với NKT.

Nhận thức, thái độ của NKT: Bản thân NKT không vượt qua được các rào cản của bản thân, gia đình và xã hội.

Một người được gọi là khuyết tật khi họ bị giảm chức năng và hạn chế sự tham gia các hoạt động xã hội, là kết quả của sự kết hợp tình trạng cá nhân như bệnh tật, chấn thương hoặc các rối loạn chức năng với các yếu tố môi trường cản trở.

Nguyên nhân/Các yếu tố

Bệnh

Môi trường

Xã hội

Khiếm khuyết

Không có đủ điều

Thái độ

kiện tiếp cận

Sự chấp nhận

Giảm khả năng

Không có các chính

sách hợp lý

Khuyết tật

Hậu quả đối với

Cá nhân NKT

Gia đình

Xã hội

Giảm:

Cần chăm sóc

Yêu cầu chăm sóc

- Khả năng độc lập.

Chia sẻ quan hệ

Giảm khả năng

-

Vận động.

xã hội

lao động

-

Các hoạt động

Kinh tế khó khăn

Đóng góp xã hội

giải trí.

Cần pháp lý để cho

- Hội nhập xã hội.

NKT tiếp cận

-

Kinh tế

. . .

Chất lượng cuộc sống nghèo nàn

Giảm sự kính trọng của người khác

1.2. Các dạng khuyết tật thường gặp ở Việt Nam

Các tình trạng bệnh tật, chấn thương hoặc các rối loạn có thể dẫn tới

Khuyết tật về vận động: bao gồm các dạng khuyết tật do các nguyên nhân như

Các bệnh khớp, xương: viêm khớp, chấn thương, thoái hoá, gãy xương

Các bệnh cơ: viêm cơ, teo cơ tiến triển...

Các bệnh về thần kinh: bại não, bại liệt, liệt nửa người, tổn thương thần kinh ngoại biên...

Cắt cụt chi trên, chi dưới.

Khuyết tật các giác quan

Khó khăn về nhìn

l Mù hoàn toàn.

l Khó khăn khi nhìn vật quá gần.

l Khó khăn khi nhìn vật quá xa.

l Khó khăn khi phân biệt màu sắc.

l Khó khăn khi nhìn vùng mờ hay tối.

l Nhìn hình đôi.

l Mất cảm giác (bệnh phong)

Khó khăn về nói, giao tiếp

  • Không thể nghe, không thể nói nhưng có thể hiểu (điếc câm hoàn toàn).
  • lCó thể nghe, có thể hiểu nhưng không nói được (câm).
  • lChỉ nghe được một phần (điếc không hoàn toàn).
  • Khó khăn về nghe ở các mức độ khác nhau (điếc, nghễnh ngãng...).
  • Các dạng mất cảm giác khác.

Các dạng khuyết tật về nhận thức

  • Hội chứng Down.
  • Chậm phát triển trí tuệ

Các dạng khuyết tật về tâm thần

  • Rối loạn hành vi, tự kỷ ở trẻ em.
  • Các bệnh tâm thần, bao gồm cả tâm thần phân liệt.

Các dạng khuyết tật khác, không thuộc các nhóm trên như khuyết tật do tình trạng bệnh mãn tính ở các cơ quan nội tạng như suy tim, suy thận, suy hô hấp...

Đa khuyết tật: một ngưòi có từ 2 dạng khuyết tật trở lên như bại não ở trẻ em,liệt nửa người do tai biến mạch máu não ở người lớn, nhiễm độc Dioxin ...

1.3. Nguyên nhân gây khuyết tật và biện pháp phòng ngừa

TT

Nguyên nhân thường gặp

Biện pháp phòng ngừa

1

Các bệnh nhiễm trùng

Vệ sinh sạch sẽ môi trường, cung cấp nguồn nước sạch, xử

lý rác thải đúng quy định, giáo dục sức khoẻ, tiêm chủng

đầy đủ, đề phòng các bệnh nhiễm trùng.

2

Suy dinh dưỡng

Trẻ em được bú sữa mẹ đầy đủ, chế độ dinh dưỡng đảm

bảo đầy đủ, tăng cường kiến thức dinh dưỡng, kiểm soát

các bệnh đường ruột và tiêu chảy.

3

Tai nạn giao thông

Tuyên truyền giáo dục chấp hành luật lệ giao thông, nâng

cấp sửa chữa mở rộng đường sá, xe cộ an toàn.

4

Tai nạn lao động

Chấp hành an toàn lao động, nâng cao điều kiện làm viêc.

Mọi người phải chú ý khi làm việc.

5

Tai nạn trong sinh hoạt tại

Sắp xếp mọi thứ trong nhà ngăn nắp đề phòng tai nạn,

gia đình

phòng cháy, an toàn khi sử dụng điện, bình gas, nước sôi...

6

Sử dụng các chất gây nghiện,

Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác

sử dụng rượu quá mức

hại của các chất gây nghiện. Thi hành luật pháp có hiệu quả.

7

Các nguyên nhân trước khi

Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, giáo

sinh, trong khi sinh và sau khi

dục sức khoẻ cho bà mẹ khi mang thai, khám thai định kỳ,

sinh ở người mẹ mang thai

đề phòng lây nhiễm, chấn thương.

8

ít quan tâm chăm sóc hoặc

Giáo dục, tuyên truyền cộng đồng về luật chăm sóc bảo

quan tâm chăm sóc trẻ em

vệ trẻ em.

quá mức

9

Bất đồng nhóm máu giữa

Tư vấn cho các đôi lứa trước khi chuẩn bị lấy nhau,

mẹ và con, hoặc vợ chồng

truyên truyền cộng đồng về ảnh hưởng khi lấy nhau cùng

có huyết thống gần nhau

huyết thống.

10

Đói nghèo

Thực hiện chương trình xoá đối giảm nghèo của chính phủ.

11

Thái độ của gia đình, xã

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức trong cộng

hội, và cộng đồng đối với

đồng về khuyết tật và phòng ngừa khuyết tật.

khuyết tật và phòng ngừa

khuyết tật

ở một số nơi, người dân vẫn còn hiểu không đúng, họ cho rằng khuyết tật là do trời trừng phạt, số phận an bài, hay do ma quỷ.... Đây là những quan niệm hoàn toàn sai lầm, cần phải bài trừ.

1.4. Thực trạng Người khuyết tật và gia đinh tại Việt Nam

Phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật đóng vai trò quan trọng trong PHCN cũng như phòng ngừa khuyết tật. Đây cũng là mục tiêu của nhiều quóc gia trên thế giới nhằm giảm tác động của giảm chức năng/khuyết tật, khắc phục hậu quả của khuyết tật giúp NKT tái hoà nhập xã hội.

Phát hiện sớm khuyết tật là bằng các biện pháp nâng cao nhận thức, dùng các kỹ thuật y tế, lượng giá PHCN đơn giản để phát hiện ra tình trạng khiếm khuyết, giảm chức năng khi tiếp xúc với một trẻ (hoặc một người) mà từ trước tới nay họ chưa được tiếp cận với các dịch vụ y tế và phục hồi chức năng. Phát hiện sớm là một chỉ số quan trọng nói lên sự phát triển y tế của mọi quốc gia. Phát hiện sớm phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng của cán bộ y tế, các giáo viên tại các trường mầm non và tiểu học, các thành viên gia đình.

Can thiệp sớm là dùng các biện pháp PHCN (y tế, giáo dục, xã hội, kinh tế và các kỹ thuật PHCN) tiến hành ngay từ khi phát hiện ra một trẻ em hoặc người lớn có khiếm khuyết, giảm chức năng. Chương trình can thiệp sớm phụ thuộc vào sự phát triển của ngành y tế và các ban ngành khác liên quan tới khuyết tật. Can thiệp sớm còn giúp phòng ngừa khuyết tật cũng như tăng cường mức độ tham gia các hoạt động của NKT. Kết quả là nâng cao chất lượng cuộc sống và táI hoà nhập xã hội của NKT.

Phát hiện sớm phải được thực hiện song song với can thiệp sớm. Phát hiện và can thiệp sớm người bị giảm chức năng đòi hỏi sự phối hợp đa ngành trong chương trình PHCNDVCĐ. Bao gồm các ngành y tế, giáo dục, lao động thương binh xã hội để trẻ em hoặc người lớn có thể được phát hiện và can thiệm sớm tình trạng giảm chức năng ngay tại gia đình, cộng đồng, trạm y tế, trường học.

Việt Nam là nước trải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm, nền kinh tế chưa phát triển, điều kiện chăm sóc sức khoẻ hạn chế, tồn tại nhiều quan niệm sai lầm về khuyết tật ở cộng đồng, đó là những nguyên nhân quan trọng khiến cho tỷ lệ khuyết tật ở Việt Nam khá cao. Theo các thống kê chưa đầy đủ, hiện tại có khoảng (5,1 triệu NKT trong cả nước, chiếm tỷ lệ khoảng gần 7% dân số). Các dạng khuyết tật chủ yếu thường gặp theo tỷ lệ từ cao xuống thấp là: khó khăn về vận động, khó khăn về giao tiếp (nghe nói), khó khăn về nhìn, khó khăn về nhận thức, khuyết tật về tâm thần-hành vi...

Do hạn chế về kiến thức y học thông thường tại cộng đồng và chưa có một hệ thống phát hiện khuyết tật đầy đủ nên những NKT thường được phát hiện khi đã muộn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm

cho khả năng phục hồi của NKT bị hạn chế. Nhận thức về khuyết tật của cộng đồng, nhìn chung vẫn còn chưa đúng, vì thế mà năng lực, trình độ của NKT còn chưa được đánh giá đúng, hậu quả là NKT vẫn còn bị hạn chế trong việc tham gia các công việc gia đình cũng như các hoạt động xã hội như thể thao, văn hoá, lễ hội, đi học... hay tham gia các tổ chức đoàn thể, chính quyền. NKT, mặc dù là một bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng nhưng họ vẫn là những người yếm thế trong xã hội

Người khuyết tật trong gia đình

Tình trạng khuyết tật thường được phát hiện muộn.

Mặc dù nhiều NKT trước đây tham gia mọi công việc của gia đình, đưa lại lợi ích kinh tế cho gia đình, do tình trạng khuyết tật nên hiện nay họ trở thành gánh nặng cho gia đình. Các thành viên trong gia đình không đặt niềm tin, hy vọng, mong đợi ở NKT cũng như không tôn trọng họ như trước.

Trong khi có một số gia đình quá quan tâm chăm sóc NKT, làm thay hết mọi công việc, chế độ dinh dưỡng quá thừa thãi nên làm cho tình trạng khuyết tật càng nặng thêm thì lại có một số gia đình do nghèo khó hoặc do thái độ đối xử đã lãng quên chăm sóc NKT. Cả hai tình trạng trên đều đưa tới hậu quả là NKT khó có thể sống độc lập và hoà nhập cộng đồng.

Người khuyết tật trong xã hội

Sự tiếp cận của NKT đến các dịch vụ trong cộng đồng bị hạn chế hoặc bị quên lãng. Các dịch vụ bao gồm: y tế, giáo dục, văn hoá, vui chơi giải trí, thương mại, giao thông...ví dụ như: đường đi cho xe lăn, các thông tin bằng chữ nổi...

Mọi người trong gia đình, trong cộng đồng còn phân biệt đối xử, chưa xem NKT là thành viên bình đẳng của gia đình, xã hội. NKT thường không được tham gia, đại diện trong các hoạt động của cộng đồng

Cộng đồng còn thờ ơ, lạnh nhạt, chưa sẵn sàng giúp đỡ NKT, chưa tạo ra được môi trường thuận lợi, hỗ trợ NKT phát huy được hết khả năng của mình.

Công ăn việc làm cho NKT

Nhiều NKT có khả năng làm việc để kiếm sống. Họ có thể trở lại nghề cũ hoặc làm một việc khác phù hợp hơn với hoàn cảnh khuyết tật của mình.

Tuy nhiên, các hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề cho NKT hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Ở Việt Nam, không những gia đình NKT mà ngay cả bản thân NKT cũng không mong chờ việc làm. Trường dạy nghề thường

không tiếp nhận NKT, một phần bởi không có những trang thiết bị giảng dạy phù hợp để đào tạo nghề cho họ. Có 1 số trường thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội được thành lập với mục đích đặc biệt là đào tạo nghề cho NKT nhưng cũng không đủ cơ sở vật chất và giáo viên để giảng dạy, đào tạo.

Đa số NKT khó tìm kiếm được việc làm do các cơ quan, xí nghiệp không muốn nhận họ, xem họ không có khả năng làm việc.

Một số người trong số NKT tìm được việc làm nhưng chiếm giữ vị trí thấp và nhận được phần lương ít ỏi.

Giáo dục

Nhiều TKT có khả năng học hành. Theo thống kê của Tổ chức Giáo dục Liên Hợp Quốc thì 85% TKT có thể học hoà nhập trong các trường bình thường, 10% cần có lớp đặc biệt trong trường bình thường, chỉ có 5% trẻ bị khuyết tật đặc biệt đến học tại các trường đặc biệt. TKT vẫn thông minh, học xuất sắc và đạt các loại bằng cấp thứ hạng cao

Tuy nhiên có nhiều trẻ không được gia đình chấp thuận đến trường học, nhiều bố mẹ cho rằng do tình trạng khuyết tật, trẻ không có khả năng học tập. Cũng có nhiều gia đình quá nghèo không thể cho trẻ đi học được.

Cũng có một số thầy cô giáo và gia đình của trẻ bình thường không muốn nhận TKT vào học. Họ lo sợ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ bình thường và thành tích chung của toàn lớp.

Trong số các TKT đến trường học, chỉ có một số trẻ học đến bậc đại học nhờ khả năng vượt khó, sự trợ giúp của gia đình và bạn bè.

Chăm sóc y tế

Hầu hết các nhu cầu chăm sóc y tế cơ bản cho NKT cũng giống như người khác. Chỉ có một số dịch vụ đặc biệt như phẫu thuật chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp, những dịch vụ mà hiện nay vẫn là một vấn đề khó khăn với người khuyết tật ở vùng nông thôn.

NKT cần có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội như những người khác. Hiện nay chỉ một số ít NKT được gia đình hay các tổ chức từ thiện giúp mua thẻ bảo hiểm y tế, còn đa số họ chưa được cấp bảo hiểm y tế.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh, nhân viên y tế đều có thái độ tốt, ân cần tiếp đón NKT, hết lòng giúp đỡ NKT. Tuy nhiên một số ít còn thờ ơ, chưa muốn giúp đỡ NKT.

Quan hệ bạn bè, tình yêu và lập gia đình của người khuyết tật

Tất cả mọi người kể cả người chưa khuyết tật đều có các nhu cầu ăn uống, an toàn và tình yêu. Một trẻ được yêu thương, được học hỏi, được tôn trọng khi lớn lên trẻ cũng có tình yêu, hiểu biết và tôn trọng mọi người. Điều quan trọng tại cộng đồng là hiểu tâm lý của NKT. Một số NKT có tình yêu say đắm và muốn lập gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải tất cả mọi người trong cộng đồng đều hiểu và ủng hộ họ. Cán bộ PHCN và gia đình đóng vai trò quan trọng để hướng NKT tự quyết định hạnh phúc của mình và xây dựng một cuộc sống gia đình có ý nghĩa.

Các khó khăn gia đình phải đối mặt

Bị tách biệt khỏi cộng đồng: một số người cho rằng khi trẻ sinh ra bị khuyết tật là do gia đình đó bị trừng phạt.

Thông tin sai lệch: một số người hiểu sai cho rằng khuyết tật là do lây truyền vì vậy có nhiều người xa lánh NKT.

Từ chối thừa nhận khả năng của NKT do mọi người chưa nhìn thấy NKT có khả năng làm gì. Họ chỉ nhìn thấy các hạn chế của NKT.

Đói nghèo cũng là một vấn đề làm cho NKT càng khó khăn hơn trong các hoạt động hội nhập của mình.

Quá quan tâm chăm sóc từ phía gia đình cũng làm cho tình trạng khuyết tật nặng hơn.

Thiếu sự trợ giúp từ các thành viên của các gia đình khác và cộng đồng.

Rối loạn tâm lý của NKT.

Các tổ chức của người khuyết tật

Đây là các tổ chức của NKT có thể thành lập thành Hội lớn hoặc từng nhóm nhỏ, hoặc tổ chức dưới dạng câu lạc bộ của NKT. Mục đích của các tổ chức khuyết tật này là tạo cơ hội cho NKT gặp gỡ nhau, chia sẻ mọi kinh nghiệm trong PHCN và trong cộng đồng.

Các tổ chức của NKT tại Việt Nam cũng được khuyến khích thành lập. Nhà nước đã ban hành một nghị định về qui chế thành lập và hoạt động của các tổ chức, trong đó có tổ chức của NKT (nghị định 88 CP). Các hình thức tổ chức của NKT có thể là nhóm, câu lạc bộ, nhóm tự lực, các Hội NKT các cấp.... Tuy nhiên do năng lực của bản thân NKT vẫn còn hạn chế nên qui mô, hình thức tổ chức của NKT hiện nay chủ yếu vần là nhóm tự lực. Có một số Tỉnh thành phố cũng đã thành lập được Hội NKT cấp Tỉnh như Hội NKT tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Thái Bình...

Các dịch vụ cho NKT

Dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ và PHCN, như: trạm y tế, bệnh viện các tuyến, trung tâm PHCN, Bệnh viện điều dưỡng PHCN, các xưởng chỉnh hình, chân tay giả...Học hành cho NKT: Trường học, các cơ sở đào tạo cho TKT như các trường dạy giáo dục đặc biệt, các trung tâm giáo dục TKT, các trường dạy hoà nhập...

Các dịch vụ tạo công ăn việc làm: trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ quan, xí nghiệp tuyển dụng NKT vào làm việc.

Các dịch vụ văn hoá: NKT có thể tham gia các sự kiện văn hoá tại cộng đồng như lễ hội, các hoạt động vui chơi giải trí, âm nhạc, thể thao, nghệ thuật.

Từ khóa » Ví Dụ Phục Hồi Chức Năng Dựa Vào Cộng đồng