Hướng Dẫn Phân Tích Công Nợ Của Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Phân tích công nợ là một nội dung quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính, từ đó giúp nhà quản lý hiểu và quản trị công nợ tốt hơn. Bài viết này, phân tích báo cáo tài chính sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách phân tích công nợ.
1. Mục đích phân tích công nợ doanh nghiệp
- Giúp nhà quản lý quản trị công nợ hiệu quả hơn
- Giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn tình hình công nợ của DN
- Giúp người cho vay giảm thiểu rủi ro
- Giúp cơ quan thuế và quản lý nhà nước giám sát DN
2. Các chỉ tiêu phân tích công nợ DN
Các chỉ tiêu thường được dùng khi phân tích tình hình công nợ:
2.1 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả = (Tổng các khoản phải thu/Tổng các khoản phải trả) x100%
Chỉ tiêu này cho thấy mối liên hệ giữa các khoản phải thu so với cá khoản phải trả. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ DN đang bị chiếm dụng vốn và ngược lại nếu tỷ lệ này càng nhỏ hơn 100% chứng tỏ DN đang đi chiếm dụng vốn của những đối tượng khác. Mức độ lớn hơn hay nhỏ hơn 100% càng nhiều chứng tỏ tình hình công nợ đều không tốt và khiến cho tình hình tài chính của DN đều không lành mạnh. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của DN.
2.2 Hệ số các khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu = (Tổng các khoản phải thu/Tổng tài sản) x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của DN, chỉ tiêu càng lớn mức độ vốn bị chiếm dụng càng nhiều.
2.3 Hệ số các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải trả = Tổng các khoản phải trả/Tổng tài sản x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của DN, chỉ tiêu càng lớn thì phần nguồn vốn do đi chiếm dụng càng nhiều.
Việc đi chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là một tất yếu trong quá trình hoạt động của DN. Tuy nhiên, cần phải có biện pháp quản lý đối với số vốn bị chiếm dụng để hạn chế rủi ro do không thu được nợ; cần phải chấp hành tốt kỷ luật thanh toán đổi với nguồn vốn đi chiếm dụng để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán. Đối với nhà quản lý DN khi phân tích tình hình chiếm dụng vốn thường đi sâu phân tích đối với các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải trả ngắn hạn. Do vậy, có thể xác định các chỉ tiêu hệ số các khoản phải thu ngắn hạn và hệ số các khoản phải trả ngắn hạn.
2.4 Chỉ tiêu số vòng quay phải thu khách hàng
Số vòng quay phải thu khách hàng = Tổng tiền hàng bán chịu/Số dư bình quân phải thu của khách hàng
Trong đó,
Số dư bình quân phải thu khách hàng = (Số dư phải thu khách hàng đầu kỳ + Số dư phải thu khách hàng cuối kỳ)/2
Lấy số liệu số dư đầu kỳ và cuối kỳ của phải thu khách hàng tại chỉ tiêu Mã số 130-Các khoản phải thu ngắn hạn- cột Số đầu kỳ thuộc phần A-Tài sản ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán. (ĐV TT133 là chỉ tiêu lấy trên Báo cáo tính hình tài chính)
Số liệu doanh thu lấy ở chỉ tiêu Mã số 10-Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – cột Kỳ này trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.5 Chỉ tiêu thời gian một vòng quay phải thu khách hàng
Thời gian một vòng quay phải thu khách hàng = Thời gian kỳ phân tích/Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng
Ví dụ, nếu kỳ phân tích là năm thì thời gian một vòng quay phải thu khách hàng được xác định như sau:
Thời gian thu tiền khách hàng bình quân = 365 x Bình quân các khoản phải thu / Doanh thu
hay = [365/Vòng quay phải thu khách hàng]
(Days of Sales outstanding = 365 / Receivables turnover)
Nếu chỉ số này thấp thì có nghĩa công ty có thời gian thu hồi công nợ khách hàng nhanh. Nếu chỉ số này có giá trị cao thì có nghĩa công ty chủ yếu bán chịu cho khách hàng, thời gian thu hồi công nợ dài.
3. Bảng phân tích công nợ phải thu
Sau khi thực hiện tính toán các chỉ tiêu trên, có thể lập bảng so sánh chỉ tiêu công nợ như sau:
Bảng Phân tích tình hình công nợ
Chỉ tiêu | Đầu năm | Cuối năm | Chênh lệch |
Hệ số các khoản phải thu | |||
Hệ số các khoản phải trả | |||
Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả | |||
Vòng quay phải thu khách hàng | |||
Thời gian một vòng quay phải thu khách hàng |
Bài viết xem thêm: Phân tích công nợ phải trả
Nội dung bài viết này của CEO Kế toán Lê Ánh. Bạn đọc nếu sử dụng thông tin, vui lòng trích dẫn nguồn bài viết.
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Hệ Số Khoản Phải Thu Trên Khoản Phải Trả
-
Các Nhóm Chỉ Tiêu Thể Hiện Khả Năng Thanh Toán - Học Viện Tài Chính
-
Tỷ Lệ Các Khoản Phải Thu So Với Phải Trả. Tỷ Lệ Khoản Phải Thu Trên Tài ...
-
6 Tiêu Chí đánh Giá KHẢ NĂNG THANH TOÁN Của Doanh Nghiệp
-
1. Tỷ Số Thanh Toán Hiện Hành (Current Ratio) - VCBS
-
Hệ Số Vòng Quay Các Khoản Phải Thu Là Gì? Cách Tính, Ý Nghĩa Và Ví ...
-
Phân Tích Tình Hình Công Nợ Và Khả Năng Thanh Toán - NGHỀ KẾ TOÁN
-
Hướng Dẫn Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp
-
Vòng Quay Khoản Phải Trả Là Gì? Công Thức Và ý Nghĩa
-
Phân Tích Tình Hình Công Nợ Và Khả Năng Thanh Toán
-
Các Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng Trong Phân Tích Cơ Bản (Phần I)
-
Vòng Quay Khoản Phải Trả Là Gì? Công Thức Tính, Ví Dụ Và ý Nghĩa
-
Phân Tích Tình Hình Công Nợ Và Khả Năng Thanh Toán - Học Viện TACA
-
Nợ Phải Trả Là Gì? Các Khoản Nợ Phải Trả Của Doanh Nghiệp
-
Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp - Phần Mềm Kế Toán Smart Pro