Hướng Dẫn Phân Tích Ma Trận SWOT Chi Tiết Cụ Thể - Semtek
Có thể bạn quan tâm
Tiêu đề nội dung
- SWOT là gì? phân tích ma trận SWOT
- Phân tích SWOT
- SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?
- Phân tích ma trận SWOT chi tiết
- Strength – Thế mạnh
- Weakness – Điểm yếu phân tích ma trận SWOT
- Opportunities – Cơ hội
- Threats – Rủi ro
- Dịch vụ thiết kế website của SEMTEK
Phân tích ma trận SWOT là một công cụ hữu ích giúp bạn nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu ngoài ra còn tìm thấy những cơ hội cũng như những nguy cơ mà bạn gặp phải. Nếu là trong kinh doanh, sử dụng việc phân tích này sẽ khiến bạn có được một thị phần vững chắc. Với mục đích cá nhân, thì thật hữu ích để phát triển sự nghiệp bằng cách tận dụng tốt nhất những kỹ thuật, khả năng cũng như những cơ hội của bản thân.
SWOT là gì? phân tích ma trận SWOT
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.
Mô hình SWOT là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đẵn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc.
Trong đó Thế mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý. Gọi là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi.
Còn Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được.
Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.
Phân tích SWOT có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức hoặc các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang hay sẽ triển khai.
Nói tóm gọn, phân tích SWOT doanh nghiệp bao gồm những khía cạnh như sau:
- Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
- Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
- Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.
- Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án. phân tích ma trận SWO
SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?
Phân tích SWOT (hay ma trận SWOT) là kỹ thuật chiến lược được sử dụng để giúp cá nhân hay tổ chức xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong cạnh tranh thương trường cũng như trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch cho dự án. Doanh nghiệp có thể dùng phân tích SWOT làm rõ mục tiêu đầu tư và xác định những yếu tố khách quan – chủ quan có thể ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó.
Xác định SWOT cực kì quan trọng. Vì nó sẽ quyết định bước tiếp theo để đạt được mục tiêu là gì. Người lãnh đạo nên dựa vào ma trận SWOT xem mục tiêu có khả thi hay không. Nếu không thì họ cần thay đổi mục tiêu và làm lại quá trình đánh giá ma trận SWOT.
Dưới đây là một số trường hợp ứng dụng phân tích ma trận swot :
- Lập kế hoạch chiến lược
- Brainstorm ý tưởng
- Đưa ra quyết định
- Phát triển thế mạnh
- Loại bỏ hoặc hạn chế điểm yếu
- Giải quyết vấn đề cá nhân như vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính …
Phân tích ma trận SWOT chi tiết
Thông thường sơ đồ SWOT được trình bày dưới dạng ma trận4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố chính. Tuy nhiên bạn cũng có thể liệt kê các ý cho từng mục dưới dạng danh sách. Cách trình bày như thế nào tùy mỗi người.
Sau khi thảo luận, thống nhất phiên bản SWOT hoàn chỉnh nhất, liệt kê các ý trong 4 yếu tố theo thứ tự ưu tiên nhiều nhất cho đến ít ưu tiên nhất.
Tôi cũng đã tổng hợp một số câu hỏi dành cho mỗi phần để bạn tham khảo khi phân tích SWOT.
Strength – Thế mạnh
Yếu tố đầu tiên của phân tích SWOT là Strength, tức Điểm mạnh, bao gồm các phần được liệt kê trong ảnh sau:
Như bạn có thể đoán, yếu tố này giải quyết những điều mà doanh nghiệp đặc biệt làm tốt, chẳng hạn như môi trường làm việc tốt, hay ý tưởng bán hàng độc đáo, hay nguồn nhân lực tuyệt vời, bộ máy lãnh đạo xuất sắc,..
Hãy thử đặt câu hỏi để mở rộng yếu tố đầu tiên: Điểm mạnh, bằng cách liệt kê những câu hỏi xoay quanh thế mạnh của doanh nghiệp như sau:
- Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành như thế nào?
- Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
- Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
- Hay những tài nguyên nào chỉ bạn có mà đối thủ thì không?
Câu trả lời sẽ đem lại cái nhìn tổng thể giúp bạn xác định điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp.
Đừng quên cân nhắc lợi thế từ góc nhìn cả trong cuộc lẫn khách hàng và những bạn cùng ngành. Nếu bạn gặp khó khăn thì hãy cứ viết ra những đặc điểm của công ty và có thể bạn sẽ tìm ra điểm mạnh từ những đặc điểm đó.
Ngoài ra bạn cũng cần nghĩ tới đối thủ.
Chẳng hạn nếu tất cả đối thủ khác đều cung cấp sản phẩm chất lượng cao thì dù bạn có sản phẩm tốt thì đó cũng chưa hẳn là lợi thế của bạn.
Weakness – Điểm yếu phân tích ma trận SWOT
Quá tự tin vào điểm mạnh của mình sẽ trở thành yếu điểm cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp không thể nhìn ra những thiếu sót cần thay đổi.
Liệu bạn có nhận ra: Điều gì khiến kế hoạch kinh doanh Quý rồi không có kết quả? Câu trả lời rất có thể nằm xuất phát từ một hay nhiều những yếu điểm dưới đây:
Tương tự, tôi cũng có danh sách vài câu hỏi giúp bạn tìm ra điểm yếu:
- Khách hàng của bạn không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Những vấn đề hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các review đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?
- Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không thực hiện/không hoàn thành giao dịch?
- Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?
- Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
- Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì không?
Đối với điểm yếu, phân tích ma trận swot bạn cũng phải có cái nhìn tổng quan về khách quan và chủ quan: Đối thủ có đang làm tốt hơn bạn không? Những điểm yếu người khác thấy mà bạn không nhận ra? Hãy thành thật và thẳng thắn đối diện với điểm yếu của mình.
Opportunities – Cơ hội
Tiếp theo trong các yếu tố phân tích SWOT là Opportunities – Cơ hội. Doanh nghiệp bạn có đang sở hữu một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng được tạo ra bởi đội ngũ marketing? Đó là một cơ hội. Doanh nghiệp bạn đang phát triển một ý tưởng mới sáng tạo sẽ mở ra “đại dương” mới? Đó là một cơ hội khác nữa.
Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đến từ:
- Xu hướng trong công nghệ và thị trường
- Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn
- Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …
- Sự kiện địa phương
- Xu hướng của khách hàng
Một số câu hỏi mà tôi gợi ý bao gồm: phân tích ma trận SWOT
- Làm thế nào để có thể cải thiện quy trình bán hàng/hỗ trợ khách hàng hiện có hay hỗ trợ khách hàng tiềm năng?
- Những kiểu truyền thông nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi khách hàng?
- Làm thế nào để có thể tìm kiếm nhiều hơn nữa những Guru trong ngành ủng hộ thương hiệu?
- Phương pháp tối ưu quy trình làm việc liên phòng ban hiệu quả hơn là gì?
- Có ngân sách, công cụ hoặc tài nguyên nào khác mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết mức hay không?
- Hay, những kênh quảng cáo nào tiềm năng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác?
Threats – Rủi ro
Yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT là Threats – Thách thức, phân tích ma trận swot Rủi ro hoặc các mối đe dọa, có nhiều tên gọi dành cho Threat, nhưng chung quy là mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp.
Rủi ro này có thể bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi về luật pháp, rủi ro trong xoay chuyển tài chính và hầu như mọi thứ khác có khả năng tác động tiêu cực cho tương lai của doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh.
Dù vậy, tất nhiên sẽ có nhiều Thách thức hay Rủi ro tiềm tàng mà doanh nghiệp phải đối mặt, mà không thể lường trước được, như thay đổi môi trường pháp lý, biến động thị trường, hoặc thậm chí các Rủi ro nội bộ như lương thưởng bất hợp lý gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
Dịch vụ thiết kế website của SEMTEK
- Dịch Vụ VPS Bảo Mật No1 | Uptime 99,99%
- VPS có cấu hình cao có tính ổn định & bảo mật an toàn cao
- Sử dụng dễ dàng dù không cần am hiểu IT
- Tốc độ luôn ổn định, băng thông 32Gbit, hạ tầng đồng bộ mạnh mẽ
- Hỗ Trợ kỹ thuật hệ thống liên tục 24/7
- VPS SSD sử dụng công nghệ 100% SSD Intel Enterprise và hỗ trợ chống DdoS phân tích ma trận SWOT
Tốc độ vượt trội
Sử dụng 100% ổ cứng SSD Enterprise mang đến trải nghiệm khác biệt về tốc độ truy vấn xử lý dữ liệu
Bảo vệ dữ liệu
Dữ liệu sẽ được backup định kỳ hàng tuần nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu ở mức độ cao nhất
Dùng thử miễn phí
Trải nghiệm Cloud VPS SSD miễn phí trong vòng 07 ngày trước khi quyết định sử dụng dịch vụ
Đội ngũ tư vấn
Trải nghiệm sự khác biệt với dịch vụ chăm sóc khách hàng từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và thân thiện
Nâng cấp dễ dàng
Hệ thống cho phép nâng cấp, mở rộng tài nguyên CPU, RAM, SSD ngay lập tức trong quá trình sử dụng
Hệ điều hành
Chủ động lựa chọn nhiều hệ điều hành với các phiên bản khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng
Thời gian uptime
Xây dựng và thiết kế theo cơ chế N+1, tăng cường sự ổn định và đảm bảo thời gian uptime tới 99,5%
Công cụ quản lý
Giao diện quản lý được thiết kế với phong cách đơn giản và trực quan với người dùng
Khi thiết kế website bán hàng tại SEMTEK, quý khách được tư vấn trọn gói tận tình từ khâu chọn domain, tư vấn thiết kế giao diện web bán hàng và các chức năng nghiệp vụ quản lý, chiến lược phát triển quảng bá website và tìm kiếm nguồn khách hàng.
Bên cạnh đó bạn cũng tham gia vào quá trình giám sát tiến độ hoàn thành của việc thiết kế website bổ sung ý kiến trong từng công đoạn thiết kế để đảm bảo một sản phẩm hoàn hảo nhất.Website của bạn sẽ được thiết kế với giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng, thiết kế web chuẩn SEO mà còn có tốc độ tải trang nhanh.
Việc chọn được đơn vị thiết kế website bán hàng tốt không chỉ tạo ra một web bán hàng chuyên nghiệp, khẳng định thương hiệu cho người kinh doanh mà còn hỗ trợ tuyệt vời trong khâu quảng bá sản phẩm dịch vụ để gia tăng doanh số. Hãy để SEMTEK đồng hành cùng bạn trong việc bán hàng.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM 📧 Email: info@semtek.com.vn ☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- Ví dụ về ma trận SWOT
- Ma trận SWOT của bạn thân
- Ma trận SWOT la gì
- Ý nghĩa của việc sử dụng ma trận SWOT trong việc hoạch định
- Ví dụ về mô hình SWOT
- Ưu nhược điểm của ma trận SWOT
- Ví dụ về mô hình SWOT của Vinamilk
- Cách làm ma trận SWOT
Nội dung liên quan:
- Domain Name là gì? Cách chọn Domain Name phù hợp với doanh nghiệp
- Những lợi ích TUYỆT VỜI chứng chỉ SSL mang đến cho Website của bạn!
- SEMTEK – Dịch vụ thiết kế Website Thanh Hóa uy tín, chuyên nghiệp
Từ khóa » Cách Xây Dựng Ma Trận Swot
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn 6 Bước Thực Hiện ... - HEDIMA
-
SWOT Là Gì? 5 Bước CƠ BẢN để Xây Dựng Chiến Lược ... - Nhân Hòa
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn AZ Dành Cho Người Mới – 2022
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Và Ứng Dụng Trong Chiến Lược Kinh Doanh
-
SWOT Là Gì? Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Chiến Lược SWOT Hiệu Quả
-
Anh (chị) Hãy Trình Bày Các Bước để Xây Dựng Ma Trận SWOT? Ý ...
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Chiến Lược SWOT ...
-
Cách Lập Ma Trận Swot
-
Swot Là Gì ? Hướng Dẫn Cách Phân Tích Và Lập Ma Trận Swot Từ ...
-
Mô Hình Swot Là Gì? Cách Phân Tích Và Xây Dựng Swot Cho Doanh ...
-
Ma Trận SWOT Là Gì? | Các Yếu Tố Cấu Tạo Nên SWOT
-
Khái Niệm Ma Trận SWOT Là Gì? - Luận Văn 123