Khái Niệm Ma Trận SWOT Là Gì? - Luận Văn 123
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, ma trận SWOT trở thành một công cụ hỗ trợ hiệu quả, mang tính thực tiễn cao trong việc giúp doanh nghiệp định hướng và lập các kế hoạch kinh doanh cũng như là cơ sở giúp doanh nghiệp đề ra các chiến lược phát triển trong tương lai. Ứng dụng tốt mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu về mở rộng thị trường, tăng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển trong điều kiện mới. Vậy ma trận SWOT là gì? Làm thế nào để tiến hành phân tích ma trận SWOT? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ nhé!
Ma trận SWOT là gì?
Khái niệm ma trận SWOT là gì?
SWOT là một kỹ thuật phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của một tổ chức thông qua việc xác định và đánh giá điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và mối đe dọa (Threats) của tổ chức. Phân tích ma trận SWOT bao gồm việc chắt lọc các phát hiện của đánh giá nội bộ và bên ngoài nhằm thu hút sự chú ý, từ góc độ chiến lược, đến các điểm mạnh và điểm yếu quan trọng của tổ chức cũng như các cơ hội và mối đe dọa mà tổ chức phải đối mặt (Kotler và Armstrong, 2011).
Nói một cách dễ hiểu, điểm mạnh và điểm yếu xuất phát từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp còn cơ hội và các mối đe dọa là những nhân tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp. Thông qua khung lý thuyết của ma trận SWOT, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế và hướng đi cho tổ chức, công ty cũng như phân tích các đề xuất kinh doanh hay các ý tưởng liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp.
Khái niệm ma trận SWOT là gì?
Nguồn gốc của ma trận SWOT
Trong chúng ta, có rất nhiều người đã từng sử dụng phân tích SWOT, thế nhưng người đưa ra lý thuyết này thì hẳn không phải ai cũng biết.
Phân tích ma trận SWOT được phát minh vào những năm 1960 bởi một nhà tư vấn quản lý và kinh doanh người Mỹ - Albert Humphrey. Trong quá trình làm việc tại Viện Nghiên cứu Stanford (1960 - 1970), ông đã đưa ra một phương pháp lập kế hoạch theo nhóm được đặt tên là phân tích SOFT.
Cụ thể, trước đây việc lập kế hoạch doanh nghiệp đã không đạt được nhiều thành công. Các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 cần một cách lập kế hoạch dài hạn có thể thực thi và hợp lý. Humphrey và nhóm nghiên cứu của ông đã đề xuất mô hình SWOT nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân các công ty thất bại trong việc thực hiện các kế hoạch đề ra, đồng thời mang lại tính trách nhiệm và tính khách quan cho quá trình lập kế hoạch, củng cố chiến lược kinh doanh bằng cách đánh giá tất cả các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, cũng như các cơ hội và mối đe dọa trong thị trường.
Ban đầu, mô hình phân tích này được gọi là SOFT bao gồm: Satisfactory (điều hài lòng), Opportunities (Cơ hội), Fault (sai lầm), và Threats (nguy cơ). Khi trình bày mô hình này tại Thụy Sĩ vào năm 1964, nhóm nghiên cứu đã đổi chữ F thành chữ W và SOFT được đổi thành SWOT. Năm 1966, mô hình này lần đầu tiên được thử nghiện tại công ty Erie Technological corp.
Sự phổ biến rộng rãi của phân tích SWOT xuất hiện vào những năm 1980 sau khi kỹ thuật này thu hút được sự chú ý đáng kể từ Michael Porter của Harvard và Henry Mintzberg của Đại học McGill trong các văn bản kinh doanh của họ.
Đến năm 2004, mô hình này đã được phát triển đầy đủ và chứng minh được khả năng giải quyết các vấn đề trong việc xác lập và thống nhất các mục tiêu mang tính thực tiễn của doanh nghiệp mà không cần tìm đến các cố vấn bên ngoài.
Vai trò và ý nghĩa của ma trận SWOT là gì?
Phân tích ma trận SWOT là một trong các bước cần thiết để hình thànhchiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức. Điều này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp đó hoạt động. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ hình thành và lựa chọn chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Ma trận SWOT có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành các chiến lược kinh doanh nội địa cũng như các chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Thông qua ma trận SWOT, doanh nghiệp sẽ có những gợi ý về các giải pháp chiến lược hiệu quả.
Vai trò của ma trận SWOT là gì?
Ưu - nhược điểm của phân tích ma trận SWOT
Ưu điểm của phân tích ma trận SWOT là gì?
Một ưu điểm nổi bật của việc tiến hành phân tích ma trận SWOT là nó không tốn hoặc tốn rất ít chi phí để thực hiện. Bất kỳ ai hiểu rõ doanh nghiệp đều có thể thực hiện phân tích SWOT.
Doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích ma trận SWOT khi doanh nghiệp không có nhiều thời gian để giải quyết một tình huống phức tạp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể thực hiện các bước để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình mà không cần đến chuyên gia tư vấn bên ngoài hoặc cố vấn kinh doanh.
Một ưu điểm khác của phân tích SWOT là nó tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng SWOT, doanh nghiệp có thể:
- Hiểu doanh nghiệp của mình rõ hơn
- Giải quyết điểm yếu
- Ngăn chặn các mối đe dọa
- Tận dụng các cơ hội và thế mạnh của doanh nghiệp
- Phát triển các mục tiêu và chiến lược kinh doanh để đạt được chúng.
Nhược điểm của ma trận SWOT là gì?
Ma trận SWOT chỉ đưa ra các phác họa mang tính định hướng cho chiến lược của doanh nghiệp tức là ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành chiến lược. Độ chính xác của việc phân tích này còn phụ thuộc vào khả năng phán đoán và sự gắn kết các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp của người phân tích.
Kỹ thuật phân tích SWOT chỉ giúp doanh nghiệp đề ra các phương án chiến lược mang tính khả thi nhưng không giúp doanh nghiệp lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là tối ưu nhất. Không phải các chiến lược đề ra trong ma trận SWOT đều được áp dụng trong thực tế kinh doanh.
Hạn chế của phân tích ma trận SWOT đến từ:
- Phân tích SWOT không ưu tiên các vấn đề
- Không cung cấp giải pháp hoặc đưa ra quyết định thay thế
- có thể tạo ra quá nhiều ý tưởng nhưng không giúp doanh nghiệp chọn được ý tưởng nào là hiệu quả nhất
- Có thể tạo ra nhiều thông tin, nhưng không phải tất cả thông tin đều hữu ích.
Ưu - nhược điểm của phân tích ma trận SWOT là gì?
Bài viết liên quan:
➣ Mẫu đề tài & đề cương chi tiết Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh 2021
Nội dung phân tích ma trận SWOT
Việc phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần bao gồm:
Strengths (điểm mạnh): Để xác định điểm mạnh của doanh nghiệp cần phải xem xét vấn đề trên phương diện của doanh nghiệp và các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Các ưu thế thường được hình thành trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh. Cần đặt các câu hỏi như: Lợi thế của mình là gì? Khía cạnh nào doanh nghiệp đang làm tốt? Nguồn lực cần hoặc có thể sử dụng là gì?,… để giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng thế mạnh của mình. Các điểm mạnh mà công ty đã có cần phải được duy trì, sử dụng chúng để làm đòn bẩy phát triển công ty hơn nữa.
Weaknesses (Điểm yếu): Điểm yếu cũng là những tác nhân đến từ bên trong của doanh nghiệp như các điểm tiêu cực hoặc khó khăn cản trở doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp có thể đặt các câu hỏi như: Công việc nào mà doanh nghiệp còn nhiều yếu kém? Cần làm gì để cải thiện tình hình? Các tác nhân này phải được xem xét trên cơ sở bên trong và bên ngoài, đối mặt với thực tế để đánh giá khách quan nhất. Có như vậy, doanh nghiệp mới nhận ra các điểm yếu cần sửa chữa, thay thế hoặc khắc phục để hoàn thiện doanh nghiệp.
Opportunities (Cơ hội): Cơ hội thường là các tác nhân bên ngoài doanh nghiệp mang tính tích cực, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách thuận lợi hơn. Cơ hội thường xuất phát từ những thay đổi về công nghệ hoặc thị trường, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động,…Để nhận biết các cơ hội, doanh nghiệp hãy rà soát lại các ưu thế hoặc yếu điểm của mình và tự hỏi có thể dựa vào các ưu thế đó để mở ra các cơ hội mới hay không. Đối với các cơ hội, doanh nghiệp cần tận dụng, ưu tiên nắm bắt kịp thời để xây dựng và phát triển một cách tối ưu.
Threats (mối đe dọa/ thách thức): Thách thức cũng đến từ các tác nhân bên ngoài, mang tính tiêu cực và gây khó khăn cản trở doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi như: Doanh nghiệp đang đối mặt với những trở ngại nào? Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những thay đổi về công nghệ có ảnh hưởng gì đến công ty? Có vấn đề gì liên quan đến tài chính của công ty hay không? Việc phân tích các thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt sẽ giúp nhà quản lý tìm ra các việc phải làm và biến các yếu điểm thành triển vọng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đưa các nguy cơ này vào kế hoạch để tìm các phương án phòng bị, giải quyết và quản lý rủi ro.
Ví dụ về phân tích ma trận SWOT
Phân tích ma trận SWOT của Apple
Apple, Inc. là một trong những tập đoàn thành công nhất trên thế giới. Họ đã và đang cung cấp các sản phẩm công nghệ tiên tiến, hiện đại và các dịch vụ phần mềm đặc biệt. Apple có trụ sở chính tại Cupertino, California và được thành lập bởi Steve Jobs. Tim Cook là Giám đốc điều hành hiện tại của công ty. Dưới đây là phân tích chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của Apple.
Ví dụ về phân tích ma trận SWOT của Apple
Điểm mạnh của Apple:
- Thương hiệu giá trị nhất: Apple được Interbrand xếp hạng số 1 trong năm thứ 8 liên tiếp - với giá trị thương hiệu là 322 tỷ USD.
- Mang tính biểu tượng toàn cầu: Apple là một trong những công ty đáng tin cậy nhất khi nói đến các thiết bị công nghệ thông minh. Họ có hàng triệu khách hàng trung thành với mức tăng ổn định.
- Công nghệ hàng đầu: Apple là hãng đầu tiên giới thiệu một số sản phẩm sáng tạo nhất đã thay đổi thế giới (iPhone, iPad). Không ngừng nỗ lực phát triển, Apple hiện nay vẫn quyết tâm chế tạo các thiết bị công nghệ tốt hơn, thành thạo hơn.
- Thương hiệu của sự lựa chọn: Apple có một trang kinh doanh cụ thể cung cấp các giải pháp công nghệ chất lượng hàng đầu cho mọi nhu cầu của tập đoàn.
- Chuyên gia nghiên cứu: Apple đặt sự cống hiến vào các thiết kế sản phẩm của mình. Họ không những thực hiện nghiên cứu cẩn thận mà còn nghiên cứu chuyên sâu để hiểu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng.
- Mở rộng dịch vụ: Apple đã mở rộng danh mục dịch vụ của mình trong nhiều năm. Ví dụ: khoảng 19% doanh thu hàng năm của Apple (53 tỷ đô la trong số 274 tỷ đô la trong năm tài chính 20) đến từ các dịch vụ của hãng, đóng góp lớn thứ hai vào doanh thu sau iPhone (50% doanh thu). Các dịch vụ của Apple kể đến như: iCloud, Apple Care, Apple news, Apple Card…
Điểm yếu của Apple:
- Sản phẩm có giá cao: Sản phẩm của Apple có thể được coi là xa xỉ do giá cả cao . Sản phẩm có giá phù hợp với người tiêu dùng có thu nhập trung bình và cao. Người tiêu dùng có thu nhập thấp khó có thể mua được các sản phẩm của Apple.
- Quảng cáo & khuyến mại hạn chế: Apple đã củng cố cơ sở của họ bằng cách thiết lập những khách hàng trung thành, ngay cả khi có nguồn lực quảng cáo hạn chế. Hoạt động marketing của Apple chủ yếu dựa vào các cửa hàng bán lẻ mang tính biểu tượng và hàng đầu của hãng. Vì sự thành công của họ, Apple cảm thấy không cần phải chi quá nhiều chi phí cho quảng cáo so với các thương hiệu lớn khác như P&G, Coca Cola hay Samsung…
- Xâm nhập vào các lĩnh vực không có năng lực: Apple đang nhanh chóng mở rộng sang các dịch vụ mới như phát trực tuyến nội dung video, phát trực tuyến trò chơi, thẻ tín dụng - cạnh tranh với các đối thủ thống trị như Netflix, Disney, Chase, Paypal… Ở các lĩnh vực này Apple được cho là thiếu năng lực.
- Không tương thích với phần mềm khác: Khi một khách hàng mua một sản phẩm của Apple, họ đã bước vào vũ trụ Apple. Sản phẩm của Apple không hỗ trợ phần mềm hoặc công nghệ khác khiến chúng không tương thích với các thiết bị khác.
- Cáo buộc về theo dõi: Theo dõi người dùng làm xói mòn lòng tin. Apple đã bị cáo buộc sử dụng ứng dụng theo dõi trên điện thoại của mình, ứng dụng này đã tiết lộ vị trí chính xác của người dùng.
Cơ hội của Apple:
- Tăng trưởng khách hàng nhất quán: Apple là doanh nghiệp đã thống trị lĩnh vực công nghệ trong nhiều năm. Họ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với công nghệ tiên tiến và chất lượng hàng đầu, mang đến sự đột phá trong trải nghiệm của khách hàng. Tỷ lệ giữ chân khách hàng của Apple là 92%. Họ luôn có thể dựa vào sức mạnh của Internet để có cơ hội kiếm được khách hàng mới và hình thành các liên minh mới trong tương lai.
- Chuyên gia có trình độ cao: Các nhà nghiên cứu, nhà phát triển và chuyên gia sản phẩm của Apple là một nhóm các chuyên gia có trình độ cao có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm tiêu dùng. Với việc mở rộng đội ngũ của mình, Apple có thể liên tục xây dựng các cơ hội mới.
- Mạng lưới phân phối mở rộng: Apple Inc. có cơ hội mở rộng mạng lưới phân phối của mình. Hiện tại, mạng lưới phân phối mà Apple có rất hạn chế và không có khả năng tăng trưởng tối thiểu. Apple có thể tạo ra doanh thu và doanh số bán hàng cao hơn nếu tập trung vào việc tạo ra một mạng lưới phân phối rộng khắp. Hơn nữa, công ty có thể được hưởng lợi từ việc tích cực tiếp thị và khuyến mãi.
- Thiếu công nghệ xanh: Apple vẫn chưa tung ra các sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ xanh. Công ty chưa thực hiện hoặc chưa tham gia vào việc tạo ra công nghệ bền vững thân thiện với môi trường.
- Công nghệ đeo thông minh: Công nghệ đeo thông minh sẽ sớm thống trị thế giới. Theo Forbes , doanh số bán thiết bị công nghệ đeo thông minh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2022. Nó sẽ trở thành thị trường trị giá 27 tỷ USD + với doanh số 233 triệu thiết bị. Apple có cơ hội tiếp tục phát triển ngoài Apple watch và AirPods sang các danh mục thiết bị đeo khác.
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo: Để tăng tỷ suất lợi nhuận và có vị thế vững chắc trên thị trường, Apple nên sử dụng trí tuệ nhân tạo. Gần đây, công ty đã mở rộng danh mục đầu tư AI của mình.
- Mở rộng dịch vụ phát nhạc trực tuyến: Dân số trẻ và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở các nền kinh tế mới nổi mang lại cơ hội mở rộng vô cùng lớn. Apple đã có kế hoạch mở rộng các dịch vụ phát nhạc trực tuyến của mình sang 52 thị trường mới nổi ở Châu Phi và Trung Đông.
- Cung cấp công nghệ phần mềm tự lái: Nhu cầu tự chủ đang tăng lên nhanh chóng. Apple có kiến thức chuyên môn cần thiết để cung cấp công nghệ xe hơi tự lái chứ không phải xe điện hoặc xe tự hành đầy đủ chức năng. Apple có cơ hội tập trung vào việc cung cấp công nghệ phần mềm tự lái thay vì xây dựng một chiếc xe thực tế như Tesla đang làm.
Mối đe dọa của Apple:
- Sự bùng phát của Virus Corona: Apple phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất và chuỗi cung ứng. Ngoài ra, khoảng 14,5% trong tổng số 274 tỷ USD doanh thu của hãng đến từ Trung Quốc. Sự bùng phát đã ảnh hưởng đáng kể và có thể tiếp tục làm gián đoạn doanh số bán hàng của Apple trong năm tài chính 2021.
- Sự gián đoạn chuỗi cung ứng: Các sự kiện gần đây đã ảnh hưởng đáng kể và làm gián đoạn hoạt động của Apple. Báo cáo doanh thu của họ không đổi trong quý 2 năm 2020 và từ chối đưa ra ước tính doanh thu hàng năm cho năm 2020 do những bất ổn của chuỗi cung ứng.
- Vấn đề hàng giả: Việc các bên thứ ba sử dụng trái phép hình ảnh thương hiệu để bán các sản phẩm giả mạo. Các đại lý bất hợp pháp bán các sản phẩm nhái của Apple với giá trị tương đương với một sản phẩm Apple chính hãng. Các sản phẩm nhái có thể khiến khách hàng tiềm năng tin rằng đó là sản phẩm do Apple sản xuất với chất lượng thấp dẫn đến những đánh giá tiêu cực và gây dư luận xấu cho công ty.
- Cạnh tranh ngày càng tăng: Mặc dù Apple với tư cách là một thương hiệu đã củng cố vững chắc họ vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh. Với sự tiến bộ trong công nghệ, các thương hiệu như Samsung , Google và Dell đang mang lại cho Apple sự cạnh tranh gay gắt.
- Thâm nhập thị trường: Đã có một sự thay đổi đáng kể trong việc thâm nhập thị trường của các thương hiệu khác trên thị trường điện thoại thông minh. Các công ty như Samsung, HTC và Lenovo đang sử dụng phần mềm Android để tạo ra điện thoại thông minh mới. Hiện tại, Android đã chiếm được 72,23% thị phần, trong khi Apple chỉ chiếm 24,55% thị phần trên toàn cầu.
- Thuế quan Trung Quốc: Chính phủ Hoa Kỳ đã áp đặt mức thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, làm tăng giá thành tổng thể của sản phẩm. Do đó, nó ảnh hưởng xấu đến tỷ suất lợi nhuận gộp của sản phẩm và có thể làm cho sản phẩm trở nên đắt hơn đối với khách hàng.
- Các vụ kiện: 60 vụ kiện tập thể đã được đệ trình chống lại Apple. Người tiêu dùng đã rất khó chịu và bối rối khi Apple tuyên bố rằng họ cố tình điều chỉnh hiệu suất CPU trên các mẫu iPhone có pin cũ và xuống cấp.
Việc áp dụng ma trận SWOT vào việc phân tích tình hình hoạt động và kinh doanh của công ty sẽ giúp các nhà quản trị nhìn nhận các vấn đề liên quan một cách khách quan và thực tế từ đó đề ra các chiến lược hoặc kế hoạch phát triển phù hợp. Hy vọng những thông tin xoay quanh khái niệm ma trận SWOT là gì đề cập trong bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về mô hình ma trận SWOT và áp dụng chúng trong kinh doanh, phát triển tổ chức một cách hiệu quả.
Từ khóa » Cách Xây Dựng Ma Trận Swot
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn 6 Bước Thực Hiện ... - HEDIMA
-
SWOT Là Gì? 5 Bước CƠ BẢN để Xây Dựng Chiến Lược ... - Nhân Hòa
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn AZ Dành Cho Người Mới – 2022
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Và Ứng Dụng Trong Chiến Lược Kinh Doanh
-
SWOT Là Gì? Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Chiến Lược SWOT Hiệu Quả
-
Anh (chị) Hãy Trình Bày Các Bước để Xây Dựng Ma Trận SWOT? Ý ...
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Chiến Lược SWOT ...
-
Hướng Dẫn Phân Tích Ma Trận SWOT Chi Tiết Cụ Thể - Semtek
-
Cách Lập Ma Trận Swot
-
Swot Là Gì ? Hướng Dẫn Cách Phân Tích Và Lập Ma Trận Swot Từ ...
-
Mô Hình Swot Là Gì? Cách Phân Tích Và Xây Dựng Swot Cho Doanh ...
-
Ma Trận SWOT Là Gì? | Các Yếu Tố Cấu Tạo Nên SWOT