Hướng Dẫn Phòng Trừ Bệnh Chết Héo Cây Lúa Vụ Hè Thu 2019
Có thể bạn quan tâm
Triệu chứng bệnh chết héo cây lúa
- Triệu chứng gây hại: Cây lúa mới nhiễm bệnh rất khó phát hiện khi đánh giá bằng cảm quan trên đồng ruộng. Do vậy để phát hiện bệnh sớm, khi cây lúa bắt đầu làm đòng nhổ 10-20 dảnh lúa và tiến hành chẻ quan sát phần gốc của cây lúa mới phát hiện được bệnh.
Triệu chứng điển hình: Cây lúa bị bệnh có lá dưới bị úa vàng và hơi xếp lại, đầu lá khô quăn queo. Quan sát đốt thân gốc lúa khi bóc bỏ bẹ lá sẽ thấy có chấm màu nâu đen sũng nước. Nếu nặng vết bệnh sẽ phát triển lan dần lên các đốt thân phía trên, cây lúa bị héo khô và chết ở giai đoạn cuối vụ. Cây lúa bị bệnh các đốt thân sẽ mọc ra các rễ phụ, sinh trưởng kém, bông lúa bị lép lửng hoặc lép hoàn toàn, cây dễ bị đổ ngã gây thiệt hại nặng về năng suất và khó khăn trong thu hoạch.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh chết héo cây lúa do vi khuẩn Erwinia caratovora gây ra.
- Điều kiện phát sinh gây hại: Bệnh phát sinh gây hại ở cả 2 vụ lúa trong năm, nhưng vụ Hè Thu thường bị hại nặng hơn so với vụ Đông Xuân.Bệnh xuất hiện gây hại khi lúa bắt đầu giai đoạn làm đòng đến trổ bông-chín. Bệnh hại nặng khi lúa giai đoạn ngậm sữa đến chín. Bệnh hại trên hầu hết các giống lúa nhưng nặng nhất là các giống: VN121, KD28, ĐV108, ML48-68-202, VT-NA2, TBR45,…
- Biện pháp phòng trừ:
Đây là loại bệnh do vi khuẩn gây ra, do vậy việc áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Biện pháp canh tác:
- Làm đất:
+ Vụ Đông Xuân: Tiến hành cày dầm trước khi gieo sạ 15-20 ngày.
+ Vụ Hè Thu: Tiến hành cày phơi ải sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân.
- Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại. Tăng cường bón vôi (lượng bón 25-30kg/sào) và phân lân văn điển (lượng bón 20-25kg/sào) để cải tạo đất. Những chân ruộng thường xuyên bị bệnh có thể kết hợp xử lý bằng thuốc hóa học trước khi gieo sạ như: Sunfat Đồng Cu(SO4)2 với lượng dùng 1kg/sào.
- Sử dụng giống sạch bệnh thích hợp với từng mùa vụ.
- Gieo sạ mật độ hợp lý 4-4,5kg/sào.
- Bón phân cân đối NPK để cây lúa khỏe mạnh.
Biện pháp hóa học:
Khi ruộng bị bệnh dùng một trong các loại thuốc để phun trừ như: Bonny 4SL, Poner 40TB, Xantocin 40WP và Starner 20WP. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số thuốc trừ vi khuẩn khác để phun trừ.
Lưu ý: Đối với bệnh chết héo cây lúa thì thời điểm phun thuốc và kỹ thuật phun thuốc đóng vai trò quyết định trong việc phát huy hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc BVTV, vì vậy khi phun thuốc cần lưu ý:
+ Thời điểm phun:
- Phun phòng: Đối với những chân ruộng thường xuyên bị bệnh chết héo cây lúa gây hại bà con nên tiến hành phun phòng khi lúa bắt đầu làm đòng.
- Phun trừ: Tiến hành phun khi bệnh vừa xuất hiện (tỷ lệ bệnh <5%).
+ Kỹ thuật phun: Trước khi phun thuốc cần tháo cạn nước trong ruộng, khi phun thuốc phải đảm bảo đủ lượng nước và phun đúng kỹ thuật, phun thuốc ướt đẫm cả thân, lá và gốc của cây lúa, sau khi phun 1-2 ngày cho nước lại vào ruộng, chăm sóc bình thường, nên phun kép 02 lần, cách nhau 6-7 ngày./.
Từ khóa » Cây Lùa Heo
-
Cây Lùa Heo - Thiết Bị Chăn Nuôi
-
Gậy đuổi Heo Loại Dài Chính Hãng (roi Lùa Heo) | Shopee Việt Nam
-
Roi Lùa Heo Bằng điện - Gậy Chích điện Gia Súc
-
Roi đuổi Heo - Cây Lùa Heo Tạo Ra âm Thanh
-
Roi Đuổi Heo Còn Gọi Là Thanh Lùa Heo
-
Quảng Trị: Đồng Ruộng Nứt Nẻ, Cây Lúa Héo Khô
-
Quảng Nam: Ruộng đồng Nứt Nẻ, Cây Lúa Héo Khô Vì Thiếu Nước
-
Đăk Hà: Đồng Ruộng Nứt Nẻ, Cây Lúa Héo Khô Vì Nắng Hạn
-
Gặp Lại Lúa Hẻo, Lúa Chiên - Báo Thừa Thiên Huế Online
-
Mạc Ngôn - Nắng Ngoài đồng Làm Cây Lúa Héo Khô Trời Tháng Sáu ...
-
Thông Báo Một Số Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh đạo ôn Trên Lúa Và ...
-
Nắng Nóng Hoành Hành: Lúa Chết Mòn, Người Héo Hắt 'chắc Phải Du ...
-
[DOC] KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HEO NÁI SINH SẢN