Hướng Dẫn Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Trên Cây ... - Vườn ươm Cây Giống

Tóm tắt nội dung

  • A – Các loại sâu bọ hại sầu riêng và cách phòng trừ
    • 1 – Rầy phấn hại sầu riêng
    • 2 – Nhện đỏ – rầy lửa hại sầu riêng
    • 3 – Sâu đục thân đục cành hại sầu riêng
  • B – Các loại nấm bệnh hại sầu riêng và cách phòng trừ
    • Cách phòng trừ nấm hại sầu riêng
    • Phòng trừ nấm bệnh trên quả

Chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh, nấm hại trên cây sầu riêng. Các bệnh chủ yếu là xì mủ thân, héo rũ, thối rễ, thối quả, sâu đục thân, rệp sáp, nhện đỏ… mời bà con cùng tham khảo

Phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng
Phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng – Ảnh: Donatechno.com

A – Các loại sâu bọ hại sầu riêng và cách phòng trừ

1 – Rầy phấn hại sầu riêng

Rầy phấn có tên khoa học là Bemisia tabaci, thuộc họ Aleyrodidae, bộ cánh đều Homoptera. Con trưởng thành có cánh dài từ 0,7 đến 1,4mm. Toàn thân phủ một lớp phấn màu trắng, ấu trùng lúc mới nở có chân, sau thành sâu con bám dưới mặt lá, ngọn non, chích hút nhựa cây làm teo ngọn, xoăn lá, vết cắn của rầy phấn còn là nơi lây lan các bệnh do virus, vi khuẩn hại cây trồng

Rầy phấn hại sầu riêng
Rầy phấn hại sầu riêng

Phòng trừ rầy phấn bằng cách thường xuyên vệ sinh vườn tược, tạo độ thông thoáng, phun định kỳ các loại thuốc CANON 100SL, HOPKIL 50ND, CARMETHRIN 25EC, DELTOX 2,5EC, FENTOX 25EC và các loại thuốc gốc sinh học như MUSKARDIN. Đặc biệt giai đoạn cây bắt đầu đâm đọt non

2 – Nhện đỏ – rầy lửa hại sầu riêng

Nhện đỏ: Tên khoa học là Tetranychus urticae, kích thước khoảng 1mm, có 8 chân, con non mới nở có màu vàng nhạt, sau lớn dần thì chuyển sang màu hồng và đỏ. Quan sát dưới kính lúp nhện đỏ có thân hình giống con ve chó.

Rầy lửa: Còn gọi là bọ trĩ, tên khoa học Thrips palmi, con non và con trưởng thành đều rất nhỏ, chiều dài khoảng 1mm, thân thuôn dài, cánh là những sợi tơ mỏng. Con trưởng thành màu đen hoặc nâu nhạt, con non không có cánh, hình dạng giống con trưởng thành, màu xanh hoặc vàng nhạt

Nhện đỏ - rầy lửa (bọ trĩ) hại sầu riêng
Nhện đỏ – rầy lửa (bọ trĩ) hại sầu riêng

Cả 2 loại bọ trên đều gây hại nhiều vào mùa khô, giảm dần vào mùa mưa. Con non và con trưởng thành thường bám ở dưới mặt lá, ngọn non, chích hút nhựa cây tạo ra những đốm nhỏ như hạt cám, sau chuyển dần sang khô và rụng. Đọt non bị xoăn, biến dạng, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trong giai đoạn kiến thiết, tạo hình

Phòng trừ nhện đỏ – rầy lửa bằng cách cắt tỉa cành thông thoáng, tạo dáng cho cây sầu riêng theo tầng, mỗi tầng cách nhau 40-60cm, trên mỗi tầng có 3-5 cành cấp 1. Phun định kỳ 1 tháng 1 lần với các loại thuốc Takare 2EC, Lipman 80WG, Nouvo 3,6EC. Khi phun có thể kết hợp với phân bón lá để kích thích cây đâm chồi non, tạo đọt mới

3 – Sâu đục thân đục cành hại sầu riêng

Sâu đục thân đục cành trên sầu riêng chủ yếu là ấu trùng của các loài xén tóc, bọ xòe (bù xè). Tên khoa học Cerambycid. Con non hình dáng như con sâu, màu trắng, phần đầu đậm màu. Con trưởng thành có cánh cứng, râu dài hơn phần thân đẻ trứng trên trên các vết nứt của vỏ cây, ấu trùng non sau khi nở dùng miệng đục vào thân, cành gây xì mủ, tổn thương hệ thống mạch dẫn. Cây bị sâu đục thân đục cành phá hoại thường dễ gẫy đổ, khô héo phần thân trên, làm ảnh hưởng đến năng suất và sinh trưởng

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn kỹ thuật trồng sầu riêng Dona, Monthong, RI6 năng…

Sâu đục thân (ấu trùng xén tóc) hại sầu riêng
Sâu đục thân (ấu trùng xén tóc) hại sầu riêng

Cách phòng trừ sâu đục cành đục thân sầu riêng: Thường xuyên thăm vườn, quan sát phần thân cành, nếu thấy có lỗ tròn nhỏ, xì mủ, bên ngoài có bã màu nâu thì cây đang bị ấu trùng tấn công, cần tiến hành dùng móc sắt, kim nhọn tiêu diệt ấu trùng. Dùng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn, độc mạnh, tẩm vào tăm bông hoặc vải thun, quấn quanh vết bệnh.

Phun định kỳ 1 tháng 1 lần các loại thuốc trừ sâu độc mạnh, thấm sâu, lưu dẫn… lên phần vỏ để tiêu diệt ấu trùng mới nở, trứng của bọ. Đặc biệt là giai đoạn đầu mùa mưa, khi bọ vừa trưởng thành bắt đầu quá trình đẻ trứng

B – Các loại nấm bệnh hại sầu riêng và cách phòng trừ

Hầu hết bệnh nấm hại trên cây sầu riêng là do chủng nấm Phytophthora gây ra, đây là loại nấm bệnh gây ra các triệu chứng như thối rễ, xì mủ thân, vàng lá héo rũ, thối quả trên cây sầu riêng. Ngoài ra chúng còn là tác nhân gây ra các bệnh về rễ trên các cây trồng khác như bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu, bệnh lở cổ rễ trên cây bơ sáp…

Cách phòng trừ nấm hại sầu riêng

Sử dụng thuốc đặc trị nấm AGRIFOS 400 do công ty Dona Techno phát triển. Phun định kỳ 1 tháng 1 lần ướt đều 2 mặt lá đồng thời nếu cây có dấu hiệu bệnh thì áp dụng thêm các biện pháp sau

  • Tưới vào cổ rễ: Pha thuốc với nồng độ 1% (2 lit thuốc / 200 lít nước) tưới quanh gốc 1-20 lit dung dịch/cây. Tùy theo tuổi và độ rộng của tán cây. Nếu cổ rễ ở sâu dưới đất thì phải dùng cần sục chuyên dụng hoặc đánh rãnh xung quanh gốc (tránh làm tổn thương rễ)
Tưới thuốc vào gốc sầu riêng
Tưới thuốc vào gốc sầu riêng – Nguồn: Dona Techno
  • Tiêm vào thân cây: Áp dụng với các cây có đường kính thân từ 15cm trở lên. Dùng mũi khoan 6.5 li khoan 1 lỗ sâu 3-4cm vào thân cây, nên khoan xéo tránh khoan đụng vào lõi cây. Sau đó dùng ông tiêm bơm thuốc (tỷ lệ 1:1 – 1 thuốc 1 nước) vào lỗ. Liều lượng tùy theo đường kính thân (2ml thuốc / 1 cm đường kính thân). Rồi dùng vôi bịt lỗ khoan lại. Trong suốt quá trình xử lý thuốc nên giữ cho cây đủ nước, đất đủ ẩm. Không khoan vào lỗ khoan cũ hoặc vùng bị bệnh. Mỗi lần xử lý thuốc nên cách nhau 15 ngày, tiến hành 3 lần liên tục (45 ngày)
Khoan lỗ tiêm thuốc vào thân sầu riêng
Khoan lỗ tiêm thuốc vào thân sầu riêng – Nguồn: Dona Techno

Phòng trừ nấm bệnh trên quả

Phun thuốc nồng độ 1% vào toàn bộ quả, đặc biệt phần cuống, mỗi lần phun cách nhau 3-5 ngày. Phun 2 lần liên tiếp để mầm bệnh sạch hẳn.

Khi áp dụng đúng quy trình phòng bệnh như trên thì các bệnh về nấm khác như nấm hồng, thán thư, tảo xanh, rỉ sắt cũng được phòng trừ rất hiệu quả

Như vậy, qua bài viết trên bà con đã có thêm kiến thức về cách phòng trừ bệnh cho cây sầu riêng, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng sầu riêng, thì bà con cũng nên lưu ý đến khâu chọn giống. Nên chọn các giống sầu riêng năng suất cao, giá trị kinh tế cao, sinh trưởng mạnh như giống sầu riêng RI6, giống sầu riêng thái Dona – Mon thong, giống sầu riêng malaysia Musang King, cũng góp phần làm hạn chế được sâu bệnh. Chúc bà con thành công

Bài viết có sử dụng hình ảnh từ website donatechno.com. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ!

Tìm kiếm : bọ cánh cứng hại sầu riêng, cac loai sau banh hai cay sau rieng do na, ky thuat tru sau benh tren cay sau rieng, nhen xanh sau rieng, thuốc trị bọ hút chích cây sầu riêng, xem sau duc than o cay sau rieng

95% Mức độ gây hại

Đánh giá cách bệnh hại trên cây sầu riêng

  • Bệnh do sâu bọ
  • Bệnh do nấm hại

Từ khóa » Bọ Trĩ Hại Bông Sầu Riêng