Sâu Bệnh Hại Sầu Riêng Gồm Những Loại Nào? - AgriDrone

Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao nhưng dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Sau đây là các loại sâu bệnh hại sầu riêng thường gặp và cách phòng trừ hiệu quả.

Mục lục

  • 1 Các loại sâu hại sầu riêng thường gặp
    • 1.1 Rầy phấn: Allocaridara malayensis
    • 1.2 Sâu đục thân.
    • 1.3 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)
    • 1.4 Sâu ăn bông
  • 2 Các loại bệnh hại sầu riêng thường gặp:
    • 2.1 Bệnh thối vỏ chảy nhựa (bệnh Phytophthora)
    • 2.2 Bệnh thán thư
    • 2.3 Bệnh cháy lá (do nấm Rhizoctonia solani)
  • 3 Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây sầu riêng hiệu quả

Các loại sâu hại sầu riêng thường gặp

Rầy phấn: Allocaridara malayensis

Rầy phấn là một trong những loại sâu hại rất phổ biến trên cây sầu riêng. Giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, chúng gây hại bằng cách chích hút lá non và đọt non, làm cho lá không phát triển, bị biến dạng, cháy mép lá và dần dần khô rồi rụng.

Đọt non có thể bị khô và chết, trơ cành mà có thể nhầm với triệu chứng do bệnh. Vết chích do rầy gây ra có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.

benh phan trang cay sau rieng

Loại côn trùng này phát triển mạnh trong mùa khô, chúng lây lan rất nhanh từ vườn này sang vườn khác. Vào mùa mưa mật độ rầy giảm nhanh, tuy nhiên sẽ tăng mật số nhanh khi mùa khô đến. Cây bị hại nặng có lá thưa thớt, quăn queo, lá non rụng nhiều và khô ngọn, kém phát triển, ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng. Rầy tiết nhiều chất mật được tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá, trái.

Phòng trừ:

  • Phun nước mạnh trên tán lá để hạn chế sự hoạt động của rầy, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu kết hợp với thuốc nấm để phòng trừ, thường mỗi cơi đọt nên phun 2 lần cách nhau 15 ngày.
  • Bảo vệ các loại thiên địch của rầy như nhện, bọ rùa Coccinella, Chrysopa sp., và ong ký sinh.
  • Tưới đủ nước và bón phân thích hợp cho cây khỏe mạnh. Tăng cường bón phân hữu cơ. Ở miền Đông Nam bộ nên duy trì một lớp cỏ giữ ẩm trong mùa khô.

Sâu đục thân.

xi mu tren cay sau rieng

Sâu đục thân là loài côn trùng gây hại quanh năm trên cây sầu riêng, chúng hay tấn công vào thân, ăn tiện vòng quanh vỏ cây, làm chết phần thân trên, tạo vết thương hở để nấm bệnh xâm nhập.

Đề phòng trừ sâu đục thân, bà con nên thường xuyên đi từng gốc để kiểm tra (15 ngày/lần). Khi phát hiện thấy sâu, bà con sử dụng trừ sâu nguyên chất bơm vào lỗ sâu hại, hoặc dùng dao bén để moi bắt sâu ra. Bên cạnh đó, khi phun thuốc sâu trên lá cũng lưu ý phun vào thân cây để diết bớt ấu trùng.

Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Đây là một trong những loài sâu bệnh hại sầu riêng phổ biến. Chúng còn gây hại trên một số cây khác như nhãn, ổi, mãng cầu, chôm chôm… nên việc phòng trừ loại sâu này rất khó khăn.

Chúng đẻ trứng trên trái non, nở ra sâu non đục vỏ trái vào bên trong trái và tiếp tục đục cho đến thịt trái. Hóa nhộng ngay trên đường đục hoặc chui ra bên ngoài trái nhả tơ kết kén hóa nhộng trên mặt vỏ trái giữa các gai trái.

Trái mọc thành chùm thường bị sâu tấn công và gây hại ở phần tiếp giáp. Trái non bị hại dễ bị biến dạng và rụng sớm. Vết đục còn tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập gây thối trái. Bà con có thể nhận diện sâu hại qua vết vết đục trên trái, quan sát phân sâu thải ra bên ngoài vết đục.

Phòng trừ:

  • Bảo vệ các loài thiên địch như bọ xít ăn mồi, nhện ăn thịt và kiến vàng….
  • Tỉa trái để loại bỏ trái sâu và tiêu huỷ.
  • Phun trái định kỳ 15 ngày một lần, thuốc trừ sâu cộng với thuốc trừ nấm. Luân phiên thay đổi gốc thuốc trừ sâu cũng như thuốc nấm.

Sâu ăn bông

Sâu ăn bông là một trong những loại côn trùng gây hại sầu riêng bà con cần chú ý. Bướm đẻ trứng trên chùm bông nở ra sâu non tấn công trên chùm bông. Sâu non ăn phá các phần non của bông làm hư hại hay rụng sớm.

Phòng trừ:

  • Theo dõi định kỳ 2-3 ngày/lần giai đoạn trổ hoa. Phát hiện bướm, tìm diệt ổ trứng và sâu non. Khi sâu mới nở mẫn cảm cao với thuốc nên rất dễ phòng trừ. Thường sâu gây hại trên diện rộng nên cần quan sát tất cả các chùm hoa trên các cây.
  • Bảo vệ loài thiên địch của sâu là kiến vàng để ngăn chặn và hạn chế sâu.
  • Phun trái định kỳ 15 ngày một lần, thuốc trừ sâu cộng với thuốc trừ nấm. Luôn phiên thay đổi gốc thuốc trừ sâu cũng như thuốc nấm.

Một số loài sâu hại khác: Rầy nhảy (Lawana conpersa), Rệp sáp (Pseudococcidae), bọ trĩ, nhện đỏ…

Các loại bệnh hại sầu riêng thường gặp:

Bệnh thối vỏ chảy nhựa (bệnh Phytophthora)

Đây là bệnh do nấm Phytophthora palmivora, là bệnh hại trên cây sầu riêng quan trọng nhất mà bà con cần chú ý. Ngoài tấn công trên vỏ thân gây triệu chứng thối vỏ chảy nhựa, Nấm Phytophthora palmivora còn gây hại trên lá gây triệu chứng cháy lá, trên quả gây thối quả, trên rễ gây thối rễ, trên ngọn non gây hiện tượng chết ngọn.

Nếu phát hiện sớm thì việc phòng trừ bệnh nhanh và hiệu quả; nếu phát hiện muộn, việc điều trị sẽ tốn kém, bệnh lâu lành và cây suy yếu. Nếu không phòng trừ, cây kém phát triển và chết dần.

Bệnh thán thư

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Penz. & Sacc, thường gây hại trên cây bắt đầu đầu mùa khô, lúc trời mát, nhiều sương mù trong buổi sáng.

Điều kiện để bệnh phát triển và gây hại mạnh là những vườn chăm sóc kém, thiếu phân và tưới nước không đầy đủ. Bệnh cũng phổ biến trên sầu riêng trồng trên đất xấu, ít chất hữu cơ, gió mạnh và không được che mát giữ ẩm thích hợp.

Bệnh gây hại nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành, khiến cho cây suy yếu dần. Triệu chứng bệnh thán thư thường đi kèm với triệu chứng thiếu dinh dưỡng nhất là thiếu Kali.

Bệnh cháy lá (do nấm Rhizoctonia solani)

benh chay la sau rieng 01

Bệnh cháy lá sầu riêng thường gây hại cây sầu riêng con trong vườn ươm và cây mới trồng những năm đầu hoặc trên cây trưởng thành nơi có bộ tán lá rậm rạp hay mọc gần mặt đất ẩm.

Bệnh thường xuất hiện một nơi sau đó lan rộng dần ra xung quanh. Vết bệnh thường có màu xanh xám hay xám nâu. Điều kiện để nấm bệnh phát triển là ẩm độ cao, thiếu ánh nắng. Sự lây lan có thể trực tiếp do sợi nấm mọc lan hoặc do hạch nấm di chuyển nhờ dòng nước. Ngoài cây sầu riêng nấm này cũng còn tấn công các loại cây non khác.

Mầm bệnh này thường phổ biến trong rơm rạ, cây cỏ…chính vì vậy nếu bà con sử dụng các rơm rạ, cây cỏ khô phủ đất cần lưu ý sự lây lan nguồn bệnh.

Các bệnh hại khác trên cây sầu riêng thường gặp: Bệnh đốm rong trên sầu riêng, bệnh nấm hồng, bệnh phấn trắng sầu riêng

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây sầu riêng hiệu quả

Để phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sầu riêng, bà con cần chú ý chăm sóc cho cây đủ dinh dưỡng, tạo hệ thống thoát nước tốt cho vườn, không trồng cây với mật độ quá dày, tỉa cành cho thông thoáng, bảo vệ các loài thiên địch, kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sâu bệnh và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Hiện nay phương pháp phun thuốc cho cây sầu riêng bằng máy bay không người lái được nhiều nơi áp dụng với những ưu điểm như: thời gian phun thuốc nhanh chóng, tiết kiệm nhân công, tiết kiệm nước và thuốc, hiệu quả phòng trừ cao, nâng cao năng suất và chất lượng quả.

Bà con quan tâm đến giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái xin vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

48

Từ khóa » Bọ Trĩ Hại Bông Sầu Riêng