Hướng Dẫn Quản Lý Tài Chính đối Với Nguồn Viện Trợ Không Hoàn Lại
Có thể bạn quan tâm
Thông tư hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (gọi chung là viện trợ) thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN), bao gồm:
Viện trợ hỗ trợ ngân sách cho ngân sách trung ương hoặc cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Viện trợ độc lập hoặc viện trợ kèm theo khoản vay cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (bao gồm cả nhiệm vụ chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh), hoặc viện trợ trực tiếp cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh;
Viện trợ phi dự án để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, bao gồm cả chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp tỉnh, hoặc trực tiếp hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh.
Mọi khoản viện trợ phải được quản lý, theo dõi và hạch toán theo từng phương thức tài trợ
Thông tư nêu rõ nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ là mọi khoản viện trợ đều phải được phân loại, quản lý, theo dõi và hạch toán theo từng phương thức tài trợ (chương trình, dự án hoặc phi dự án); tính chất khoản chi ngân sách nhà nước (chi thường xuyên, chi đầu tư, phát triển hoặc chi khác của NSNN), phương thức tổ chức thực hiện (bên tài trợ nước ngoài trực tiếp, hoặc ủy thác một tổ chức khác thực hiện hoặc chủ chương trình, chủ dự án bên Việt Nam thực hiện).
Vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu NSNN được dự toán, hạch toán đầy đủ, kịp thời; quyết toán theo quy định về quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước và quyết toán chi của chương trình, dự án, khoản viện trợ.
Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm lập dự toán thu, chi NSNN sát khả năng thực hiện trong năm để tiếp nhận, thực hiện, hạch toán, quyết toán thu chi NSNN đối với khoản viện trợ theo quy định tại Thông tư này; kịp thời đề xuất bố trí dự toán bổ sung trong trường hợp phát sinh nhu cầu thu, chi viện trợ đột xuất; chỉ tiếp nhận vốn viện trợ khi có nhu cầu, khả năng sử dụng.
Quy định mới về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lạiĐọc ngay
Việc xử lý dự toán thu, chi các khoản viện trợ cuối năm được thực hiện theo quy định về pháp luật quản lý NSNN.
Mọi khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án phía Việt Nam trực tiếp quản lý, thực hiện được chuyển vào một tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại ngay khi tiếp nhận; được theo dõi, hạch toán, quyết toán riêng theo từng khoản viện trợ cụ thể.
Không chuyển vốn viện trợ cho chương trình, dự án cụ thể vào tài khoản cá nhân, thuê, mượn hoặc tài khoản chung của cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận. Không mở tài khoản tại nước ngoài để tiếp nhận vốn viện trợ, trừ trường hợp có yêu cầu theo quy định pháp luật của bên tài trợ và được quy định tại Thỏa thuận viện trợ/Hiệp định viện trợ.
Các khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện phải kiểm soát chi theo quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN.
Việc hạch toán vào ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở đề xuất của chủ chương trình, dự án, phi dự án; dự toán được cấp có thẩm quyền giao và hồ sơ thanh toán theo quy định.
Đối với các khoản viện trợ do bên tài trợ cung cấp theo hình thức hàng hóa, hiện vật, công trình bao gồm khoản viện trợ theo hình thức chìa khóa trao tay, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý, theo dõi, phân bổ, phối hợp với nhà tài trợ để xác định giá trị khoản hiện vật được viện trợ cho bên Việt Nam và thực hiện việc hạch toán thu, chi NSNN, quyết toán theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/5/2022.
Lan Phương
Từ khóa » Thu Viện Trợ Là Gì
-
Thực Hiện Hạch Toán Thu, Chi Ngân Sách Nhà Nước đối Với Nguồn ...
-
Tìm Hiểu Về Ngân Sách Nhà Nước - Sở Tài Chính
-
Phân Tích Những Yếu Tố Của Quy Tắc Viện Trợ Nhà Nước Và Những Vấn ...
-
Hệ Thống Thông Tin VBQPPL - Bộ Tư Pháp
-
Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? - LawNet
-
Viện Trợ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Thích Từ Ngữ - Cổng Công Khai Ngân Sách Nhà Nước
-
Thay đổi Mới Nhất Về Phạm Vi điều Chỉnh Nguồn Viện Trợ Không Hoàn ...
-
5 Nguyên Tắc Trong Quản Lý Tài Chính đối Với Vốn Viện Trợ Nước Ngoài
-
Chức Năng Của Cơ Quan Chủ Quản Trong Quản Lý Tài Sản Viện Trợ đối ...
-
Quy định Mới Về Quản Lý Tài Chính đối Với Viện Trợ
-
[PDF] Chương Trình Viện Trợ Không Hoàn Lại Cấp Cơ Sở (GGP) Là Gì?
-
Hướng Dẫn Quản Lý Tài Chính Nhà Nước đối Với Nguồn Viện Trợ Không ...
-
Viện Trợ Thuộc Nguồn Thu Ngân Sách Nhà Nước - Hệ Thống Pháp Luật