Quy định Mới Về Quản Lý Tài Chính đối Với Viện Trợ
Có thể bạn quan tâm
- Chuyển động Tài chính
Nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn viện trợ
Theo Điều 20, Nghị định số 80/2020/NĐ-CP, nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) chỉ áp dụng đối với các khoản viện trợ do chủ dự án tự quản lý và thực hiện.
Đối với khoản viện trợ do Bên cung cấp viện trợ trực tiếp quản lý, thực hiện, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt; thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; tuân thủ các quy định về kế toán, thuế và các quy định pháp luật có liên quan. Trường hợp, Bên cung cấp viện trợ bàn giao quyền sở hữu đối với các tài sản, trang thiết bị của chương trình, dự án cho Chủ dự án, Chủ dự án thực hiện việc xác lập sở hữu tài sản theo quy định hiện hành.
Viện trợ thuộc nguồn thu NSNN được dự toán, kiểm soát chi, hạch toán, ghi thu ghi chi, quyết toán theo quy định của pháp luật về NSNN và quản lý tài chính quy định tại Nghị định này. Trường hợp phát sinh mới chưa tổng hợp trong dự toán được cấp có thẩm quyền phân bố và giao kế hoạch, chủ dự án lập dự toán bổ sung theo quy định pháp luật về quản lý nhà nước và pháp luật có liên quan.
Đối với vốn viện trợ không thuộc nguồn thu NSNN, Bên tiếp nhận viện trợ quản lý, sử dụng theo văn kiện chương trình, dự án, phi dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; điều lệ tổ chức và hoạt động của Bên tiếp nhận viện trợ và tuân thủ các quy định về kế toán, thuế và các quy định pháp luật có liên quan.
Đối với khoản viện trợ thuộc nguồn thu NSNN cho các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn thực hiện, tùy theo tính chất của khoản viện trợ được ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc thu khác của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch tài chính vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu NSNN
Căn cứ vào quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án hoặc quyết định đầu tư chương trình, dự án, chủ dự án lập kế hoạch thu chi vốn viện trợ 03 năm và dự toán thu chi vốn viện trợ hằng năm theo quy định của Luật NSNN và pháp luật liên quan gửi cơ quan chủ quản tổng hợp. Việc lập dự toán thu chi vốn viện trợ thuộc nguồn thu NSNN hằng năm được chi tiết theo từng nhà tài trợ, theo từng chương trình, dự án hoặc phi dự án.
Đối với việc lập, tổng hợp, trình, phê duyệt, giao và điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn viện trợ, vốn viện trợ sử dụng cho chi đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong khi vốn viện trợ sử dụng cho chi thường xuyên thực hiện theo quy định của pháp luật về NSNN.
Trên cơ sở hạn mức vốn hàng năm được cơ quan thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản phân bổ chi tiết cho từng chương trình, dự án, phi dự án và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phương án phân bổ chi tiết. Cơ quan chủ quản chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện dự toán và báo cáo việc thực hiện kế hoạch thu chi vốn viện trợ theo quy định hiện hành.
Kiểm soát chi, giải ngân, hạch toán và ghi thu ghi chi vốn viện trợ không hoàn lại bằng tiền
Theo Điều 23, chủ dự án thực hiện kiểm soát chi tại KBNN theo quy định về quản lý NSNN đối với vốn viện trợ thuộc nguồn thu NSNN. Trình tự, thủ tục kiểm soát chi, hạch toán, ghi thu ghi chi thực hiện theo quy định pháp luật về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN.
Hồ sơ kiểm soát chi gửi đến KBNN lần đầu gồm: Quyết định giao dự toán hoặc bổ sung giao dự toán của cấp có thẩm quyền; Bản sao có chứng thực văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn viện trợ; Bản sao có chứng thực Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hoặc Quyết định đầu tư chương trình và Văn kiện dự án được phê duyệt; Hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ liên quan (nếu có). Trường hợp ký bằng tiếng nước ngoài thì gửi kèm bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và đóng dấu của chủ dự án. Chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, chính xác về nội dung bản dịch tiếng Việt; Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp hoặc giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư của Chủ dự án theo quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN.
Hồ sơ từng lần thanh toán gửi KBNN thực hiện theo quy định khoản chi nguồn vốn NSNN. Căn cứ kết quả kiểm soát chi, trên cơ sở yêu cầu của chủ dự án, KBNN hoặc NHTM thực hiện giải ngân cho dự án theo quy định; hằng tháng, thông báo số giải ngân vốn viện trợ không hoàn lại của từng chủ tài khoản theo từng chương trình, dự án cho Bộ Tài chính.
Đối với việc hạch toán ghi thu ghi chi cho dự án sử dụng vốn viện trợ thuộc nguồn thu NSNN, theo quy định hàng tháng hoặc theo từng lần phát sinh, trên cơ sở kết quả kiểm soát chi, KBNN đồng thời thực hiện ghi thu ghi chi theo quy định. Trường hợp Chủ dự án mở tài khoản nguồn vốn viện trợ tại NHTM, ngoài hồ sơ nêu trên, Chủ dự án gửi kèm theo bản sao kê chứng từ thanh toán từ tài khoản nguồn vốn viện trợ tại NHTM.
KBNN hạch toán vào NSNN theo nội dung chi viện trợ tại mục lục NSNN theo quy định. Các khoản tạm ứng theo chế độ thực hiện hạch toán ghi chi tạm ứng. Các khoản thu hồi tạm ứng thực hiện hạch toán giảm ghi chi tạm ứng. Các khoản thanh toán khối lượng hoàn thành hạch toán ghi thu ghi chi thực chi và thực hiện quyết toán ngân sách hàng năm. Thời gian hạch toán theo các quy định hiện hành đối với nguồn vốn NSNN. Việc thanh toán tạm ứng, kiểm soát chi từ nguồn vốn viện trợ thuộc nguồn thu NSNN bằng tiền thực hiện theo các quy định hiện hành đối với nguồn vốn NSNN.
Lãi tiền gửi vốn viện trợ phát sinh trên tài khoản tiền gửi phải được hạch toán theo dõi riêng và được sử dụng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng theo quy định. Phí dịch vụ ngân hàng là khoản chi thuộc dự án. Khi kết thúc hoạt động chi tiêu trên tài khoản vốn viện trợ không hoàn lại tại NHTM, trường hợp không có cam kết tại văn kiện dự án đã được phê duyệt về sử dụng lãi tiền gửi viện trợ, Chủ dự án nộp toàn bộ số dư lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi vào NSNN theo quy định hiện hành. Việc sử dụng số dư lãi phát sinh thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và NSNN.
Đối với viện trợ không thuộc nguồn thu NSNN, việc hạch toán, kế toán và quyết toán đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu NSNN thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán và điều lệ tổ chức và hoạt động của Bên tiếp nhận viện trợ. Chủ dự án lập báo cáo quyết toán khoản viện trợ hàng năm và khi kết thúc dự án trên cơ sở số liệu giải ngân hàng quý đã được đối chiếu với NHTM nơi mở tài khoản tiếp nhận viện trợ và Bên cung cấp viện trợ để gửi cơ quan chủ quản phê duyệt quyết toán.
Cơ quan chủ quản phê duyệt quyết toán, tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan. Thời điểm cơ quan chủ quản phê duyệt báo cáo quyết toán năm đối với dự án và tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan thì không được muộn hơn ngày 30/6 hằng năm.
Tiếp nhận vốn viện trợ bằng hàng hóa và dịch vụ
Theo Điều 24, việc tiếp nhận hàng viện trợ nhập khẩu từ nước ngoài được thực hiện theo Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Quản lý thuế. Hồ sơ gửi đến cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan hàng viện trợ nhập khẩu gồm: Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan; Hồ sơ khác theo quy định pháp luật về thủ tục hải quan.
Hồ sơ hoàn thuế hoặc miễn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn vốn viện trợ gửi đến cơ quan thuế gồm: Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án: 01 bản chụp; Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư của chủ dự án theo quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN (đối với trường hợp tiếp nhận viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu NSNN); Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật liên quan tới hoàn thuế hoặc miễn thuế. Riêng các khoản thuế, phí và lệ phí thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về thuế, phí và lệ phí.
Đối với trường hợp tiếp nhận viện trợ thuộc nguồn thu NSNN, sau khi giao nhận hàng hóa, Chủ dự án lập hồ sơ gửi KBNN để ghi thu ghi chi NSNN theo quy định. Hồ sơ ghi thu ghi chi gồm có: Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan; Giấy đề nghị ghi thu, ghi chi theo quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu: Hợp đồng, vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương, hóa đơn thương mại hoặc tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp không có hóa đơn thương mại: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan. Trường hợp hàng hóa mua trong nước: Hợp đồng mua bán, hóa đơn thuế giá trị gia tăng, biên bản bàn giao hàng hóa: 01 bản chụp có xác nhận sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan...
Đối với tài sản của khoản viện trợ không thuộc nguồn thu NSNN: Chủ khoản viện trợ mở sổ theo dõi riêng; Việc quản lý và sử dụng tài sản của chương trình, dự án và tài sản được hình thành từ dự án được thực hiện theo thỏa thuận với Bên cung cấp viện trợ nêu tại văn kiện dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Khi kết thúc dự án, tài sản của chương trình, dự án và tài sản hình thành từ chương trình, dự án được coi là tài sản của chủ dự án; không được mua, bán, biếu, tặng, chuyển nhượng dưới mọi hình thức...
Trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc chia, tách, sáp nhập, phá sản, tài sản của dự án viện trợ được chuyển cho một tổ chức có chức năng tương tự theo quy định của cấp có thẩm quyền để tiếp tục thực hiện chương trình, dự án (nếu chương trình, dự án chưa kết thúc) hoặc được chuyển lại cho cơ quan chủ quản trên cơ sở ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản. Trong trường hợp không thực hiện được theo các phương án trên, cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính để có phương án xử lý...
Hành vi bị cấm trong sử dụng viện trợ
- Sử dụng viện trợ để phục vụ mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, trốn thuế, xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Sử dụng viện trợ để tìm kiếm lợi nhuận phân chia, tư lợi cá nhân, không vì mục đích nhân đạo, phát triển kinh tế xã hội, không vì lợi ích cộng đồng.
- Các hành vi tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng viện trợ.
Nguồn: Nghị định số 80/2020/NĐ-CP
Từ khóa » Thu Viện Trợ Là Gì
-
Thực Hiện Hạch Toán Thu, Chi Ngân Sách Nhà Nước đối Với Nguồn ...
-
Tìm Hiểu Về Ngân Sách Nhà Nước - Sở Tài Chính
-
Phân Tích Những Yếu Tố Của Quy Tắc Viện Trợ Nhà Nước Và Những Vấn ...
-
Hệ Thống Thông Tin VBQPPL - Bộ Tư Pháp
-
Hướng Dẫn Quản Lý Tài Chính đối Với Nguồn Viện Trợ Không Hoàn Lại
-
Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? - LawNet
-
Viện Trợ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Thích Từ Ngữ - Cổng Công Khai Ngân Sách Nhà Nước
-
Thay đổi Mới Nhất Về Phạm Vi điều Chỉnh Nguồn Viện Trợ Không Hoàn ...
-
5 Nguyên Tắc Trong Quản Lý Tài Chính đối Với Vốn Viện Trợ Nước Ngoài
-
Chức Năng Của Cơ Quan Chủ Quản Trong Quản Lý Tài Sản Viện Trợ đối ...
-
[PDF] Chương Trình Viện Trợ Không Hoàn Lại Cấp Cơ Sở (GGP) Là Gì?
-
Hướng Dẫn Quản Lý Tài Chính Nhà Nước đối Với Nguồn Viện Trợ Không ...
-
Viện Trợ Thuộc Nguồn Thu Ngân Sách Nhà Nước - Hệ Thống Pháp Luật