Hướng Dẫn Quy Trình Kế Toán Thuế Cho Các Doanh Nghiệp

Kế toán là một công việc rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Nó giúp thu thập, xử lý, cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động và tình hình tài chính. Do vậy, các doanh nghiệp cần có một một quy trình kế toán thuế cụ thể hoặc sử dụng dịch vụ kế toán đến từ những nhà cung cấp chuyên nghiệp.

Yêu cầu của một kế toán thuế

Để đảm nhiệm công việc kế toán của doanh nghiệp, kế toán thuế phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Kế toán thuế cần nắm rõ được tính chất của từng loại thuế;
  • Luôn cập nhật những chính sách – luật thuế mới nhất;
  • Liệt kê các loại thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp từ khi thành lập đến lúc đi vào hoạt động;
  • Soát xét các thuế đã nộp và chưa nộp để tránh các hình phạt thuế cho doanh nghiệp;
  • Kế toán thuế cần nắm rõ lịch nộp thuế các loại báo cáo thuế cho việc hỗ trợ doanh nghiệp;
  • Đặc biệt, nếu là kế toán thuế mới, phải kiểm tra lại công việc của kế toán thuế trước của doanh nghiệp.

quy trinh ke toan thue 1 - Hướng dẫn quy trình kế toán thuế cho các doanh nghiệp

Các yêu cầu của kế toán thuế

Trên đây là các yêu cầu dành cho các kế toán thuế để có thể hoàn thành công việc hiệu quả.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán chiết khấu thanh toán

Kinh nghiệm làm kế toán thuế

Nếu là kế toán thuế mới vào nghề, Tim Sen xin chia sẻ một ít kinh nghiệm làm việc sau:

Công việc đầu năm của kế toán thuế

Có thể nói, đây là thời gian bận rộn nhất của kế toán thuế, khi có nhiều công việc phải làm:

  • Thời điểm đầu năm từ 01/01 đến 31/01 là thời gian để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế môn bài. Số tiền thuế môn bài sẽ căn cứ vào vốn điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện trên tờ khai thuế.
  • Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, TNCN tháng 12 hoặc của quý IV.
  • Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV của năm trước.
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV của năm trước.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách xử lý chuyển tiền từ tài khoản công ty sang tài khoản khác

Công việc hàng ngày

  1. Thu nhập, xử lý, lưu trữ các hóa đơn và chứng từ kế toán:
    • Kế toán thuế có nhiệm vụ xác minh tính hợp lý các hoạt động mua hàng, bán hàng và sản xuất;
    • Kế toán thuế phải tập hợp đầy đủ hóa đơn, chứng từ kế toán liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế;
    • Tiến hành kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ kế toán. Nếu thiếu chứng từ hay hóa đơn, phải yêu cầu nhân viên có liên quan bổ sung đầy đủ;
    • Hoàn thành bộ hồ sơ chứng từ;
    • Kế toán thuế lưu trữ hóa đơn, chứng từ kế toán. Phải đảm bảo giữ hóa đơn, chứng từ kế toán không rách, nhàu nát hay bị hỏng.
  1. Thường xuyên cập nhật các quy định mới về kế toán và thuế theo quy chế của doanh nghiệp.

quy trinh ke toan thue 2 - Hướng dẫn quy trình kế toán thuế cho các doanh nghiệp

Công việc hàng ngày của kế toán thuế

Công việc hàng tháng

  • Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng của doanh nghiệp;
  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng theo danh sách nhân viên của doanh nghiệp;
  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng đối với doanh nghiệp thành lập dưới 12 tháng.

Lưu ý: Nếu phát sinh số thuế phải nộp trong quá trình lập tờ khai thuế thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp thuế.

Công việc hàng quý

  • Lập tờ khai thuế tạm tính của Thuế TNDN theo quý;
  • Lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý;
  • Lập tờ khai thuế GTGT theo quý;
  • Lập tờ khai thuế TNCN theo quý.

Lưu ý: Kế toán thuế không được quên công việc hàng tháng của tháng trùng làm báo cáo quý.

>>> Xem thêm: Các phần mềm kế toán thông dụng và tốt nhất hiện nay

Công việc cuối năm của kế toán thuế

  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN của năm;
  • Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN của năm;
  • Lập các Báo cáo tài chính của năm.

Quy trình kế toán thuế

Tim Sen sẽ hướng dẫn các quy trình kế toán thuế để giúp làm việc hiệu quả hơn.

quy trinh ke toan thue 3 - Hướng dẫn quy trình kế toán thuế cho các doanh nghiệp

Hướng dẫn quy trình kế toán thuế

Bước 1: Nghiệp vụ của các kinh tế phát sinh

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những công việc phát sinh tại doanh nghiệp hàng ngày liên quan đến tài chính.

Bước 2: Lập chứng từ kế toán

Sau khi một nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra, kế toán thuế tiến hành lập các chứng từ kế toán. Đây sẽ là căn cứ pháp lý, chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các giao dịch.

Bước 3: Ghi sổ sách kế toán

Căn cứ vào các chứng từ kế toán, tiến hành ghi chép vào Sổ sách kế toán.

Bước 4: Công việc trong thời điểm cuối kỳ

Thực hiện công tác bút toán cuối kỳ và thực hiện bút toán kết chuyển bên cạnh đó khóa sổ kế toán.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Dựa vào Sổ cái và sổ chi tiết đã được khóa sổ, kế toán Lập bảng cân đối số phát sinh.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Dựa vào sổ cái và dựa vào sổ chi tiết để có thể tiến hành lập báo cáo tài chính. Đồng thời tiến hành lập báo cáo quyết toán thuế TNDN và quyết toán TNCN.

Bước 7: In sổ sách, đóng quyển, lưu kho

Đây là công việc cuối cùng của kế toán thuế. Việc lưu trữ những sổ sách, số liệu kế toán là điều cần thiết, giúp dễ tra cứu về sau.

Như vậy, Tim Sen đã hướng dẫn cụ thể về kế toán thuế cũng như quy trình kế toán thuế. Hi vọng bài viết này sẽ giúp quý khách hoàn thành tốt các công việc liên quan thuế kế toán.

>>> Tham khảo ngay: Một số cách phân loại tỷ giá hối đoái

Từ khóa » Cách đóng Quyển Báo Cáo Tài Chính