Kinh Nghiệm In ấn Và Sắp Xếp Chứng Từ Khoa Học Tiện Lợi Cho Kế ...

Kinh nghiệm In ấn và Sắp xếp Chứng từ khoa học Tiện lợi Cho Kế toán 16/08/2021 Dưới đây là kinh nghiệm in ấn và sắp xếp chứng từ khoa học , tiện lợi cho kế toán mới cần phải biết. Bạn đọc tham khảo và để lại góp ý để Moka chúng tôi cải thiện bài viết nhé.

Sau khi làm xong báo cáo tài chính năm các bạn thường làm gì ?

Với cá nhân M thì Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh là bộ báo cáo có độ chính xác, đầy đủ các dữ liệu được lên chuẩn với chứng từ thực tế chúng ta có. Vì vậy trước khi cắm token để kí nộp Mình thường kiểm tra rất kĩ các chỉ tiêu nợ/có, đối ứng giữa các tài khoản chi tiết xem có khớp với tài khoản tổng hợp không ? Số liệu đã đầy đủ chưa ?

Mình đặc biệt quan tâm đến 7 nguyên tắc cơ bản của kế toán (Các bạn tìm hiểu dưới đây nhé).

>> Xem thêm: 07 Nguyên tắc cơ bản của Kế toán mà Kế toán mới cần phải biết

Ở bài viết hôm nay Mình chia sẻ với các bạn về cách sắp xếp chứng từ và in sổ sách kế toán sao cho dễ nhìn, dễ hiểu, khoa học (theo cách riêng của mình).

Thực tế có rất nhiều anh/chị có cách sắp xếp, trình bày, lưu trữ chứng từ kế toán mà khi cần chỉ cần mở tủ lấy không tốn thời gian ngồi nghĩ xem để đâu ?

Khi quyết toán thuế không cần mở ra xem lại, bởi sau khi hoàn thiện cất tủ Mthường ghi chú ra các điểm còn rủi ro và lúc ấy là ngồi tính xem DN có khảnăng mất bao nhiêu tiền ?...

Kinh nghiệm In ấn và Sắp xếp Chứng từ khoa học Tiện lợi

PHẦN 1 : CHỨNG TỪ

1.1. Kiểm tra chứng từ :

- Kiểm tra lại xem chứng từ kế toán ra vào, hợp đồng kinh tế, hồ sơ nhân sự đã đúng quy định chưa ?

- Kiểm tra xem chứng từ đã đầy đủ khớp với tờ khai chưa, thiếu cái gì, chỗ nào, lưu ý lại để bổ sung.

Sắp xếp chứng từ khoa học như thế nào?

1.2. Sắp xếp hồ sơ:

Hồ sơ gọn gàng, ngăn nắp là yếu tố thiện cảm ban đầu các bạn ạ. Nhìn hồ sơ khoa học người khác sẽ đánh giá tốt hơn về bạn, từ đó giảm chút áp lực.

Thông thường tôi thường hoàn thiện hồ sơ, đóng tệp cất tủ khi kết thúc niên độ kế toán. Trình tự sắp xếp hồ sơ của tôi rất đơn giản:

- Tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, Kiểm kê quỹ (đóng quyển hoặc kẹp vào chứng từ là do các bạn tự lựa chọn.

- Tiền gửi ngân hàng: Sắp xếp sổ phụ, giấy báo nợ báo có theo ngày tháng (Đóng thành 1 file).

- Hóa đơn mua vào và bán ra xếp theo thứ tự ngày tháng (Lưu ý: tôi hay xếp theo thứ tự ngày tháng và khớp với Bảng kê hóa đơn dịch vụ mua vào bán ra kèm theo).

- Kho: Bao gồm thẻ kho, phiếu xuất, phiếu nhập, lệnh xuất kho, giấy cung ứng giao nhận vật tư xếp theo ngày tháng, Biên bản kiểm kho theo quý tháng hoặc cuối niên độ kế toán tùy vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp (đóng thành quyển hoặc kẹp vào hóa đơn).

- Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ: Tất cả giấy tờ liên quan đến 2 mảng này nếu phát sinh ít bạn có thể gộp lại đóng chung, nếu phát sinh nhiều thì đóng riêng.

- Chứng từ nghiệp vụ khác: in và kẹp thành 1file.

- Nhân sự: Hợp đồng lao động (cả có thời hạn và thời vụ, thử việc), Bảng chấm công, bảng lương,tạm ứng lương, quyết định tăng lương phiếu chi lương hoặc chứng từ chuyển khoản, chứng minh nhân dân, cam kết 02,… nói chung tất cả những gì liên quan đến nhân sự thì gộp lại, của ai ghim đúng vị trí người đó; kí tá, dấu má đầy đủ và chữ kí của một người phải thống nhất trên mọi văn bản liên quan.

- Hồ sơ thuế: Bao gồm các loại tờ khai thuế đầy đủ từ lần đầu, bổ sung, báo cáo THSDHĐ, kê khai các thuế khác, bảng kê mua vào bán ra, giấy nộp thuế, nộp hộ (nếu có). Nói chung cứ cái gì liên quan đến thuế thì xếp chung một file.

- Bảo hiểm: tất cả các hồ sơ tăng, giảm, chế độ bảo hiểm đau ốm thai sản, nộp bảo hiểm,… đóng thành một file.

- Hồ sơ vay, mượn: Mượn tiền cá nhân, vay tiền ngân hàng, hợp đồng ra sao, chi trả thế nào các bạn đóng vào một tệp.

- Hợp đồng: Hợp đồng đầu vào đóng thành 1 file, hợp đồng đầu ra đóng thành 1 file. Dự thầu này nọ làm 1 file. Nên ghi chú cho từng hợp đồng số hóa đơn, những lần chuyển tiền và thanh toán, mức độ hoàn thành…

+ Giá thành công trình: Phần này các bạn nên tập hợp chi phí của công trình nào riêng công trình đó, kẹp theo các phiếu xuất, mua vật tư, tiến độ hoàn thành,….

- Hồ sơ khác: file này bạn lưu tất cả những gì ngoài các mục trên.

- Bộ báo cáo tài chính đầy đủ.

Nếu doanh nghiệp các bạn đang làm có nhiều danh mục như đầu tư tài chính, lĩnh vực khác các bạn có thể mở thêm file chi tiết. Miễn làm sao mình hiểu và người khác có thể xem và hiểu đỡ mất công giải thích nhiều.

>> Xem thêm: Đầy đủ và cụ thể nhất - Trong bộ Báo cáo tài chính gồm những gì?

PHẦN 2: SỔ SÁCH

Trong phần sổ sách này các bạn căn cứ vào vấn đề sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Ở mỗi lĩnh vực kinh doanh sổ sách có phần khác nhau. Trong bài viết này tôi chia sẻ về sổ sách nên in của hình thức Nhật Ký chung.

+ Sổ nhật ký chung

+ Sổ nhật kí bán hàng, mua hàng

+ Sổ quỹ tiền mặt

+ Sổ tiền gửi ngân hàng

+ Sổ chi tiết các tài khoản từ tiền mặt cho đến vay mượn, các tài khoản tài sản, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,...

+ Sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả (theo nhà cung cấp).

+ Sổ chi tiết giá thành (cho từng loại sản phẩm, vụ việc, công trình)

+ Sổ cái các tài khoản

+ Sổ tổng hợp công nợ phải thu, phải trả

+ Các bảng phân bổ công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định.

Nhìn chung, cứ tài khoản nào phát sinh thì các bạn nên in sổ đầy đủ cả sổ chi tiết và sổ cái. Ngoài ra còn có thẻ kho, các loại bảng xuất nhập tồn vật tư – hàng hóa – thành phẩm, sổ tài sản cố định,... Các bạn nhớ in đầy đủ và không quên kết xuất ra file excel lưu trữ cẩn thận (file này hay dùng cho việc quyết toán thuế).

➔Tất cả chứng từ sổ sách, giấy tờ đều có bìa ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế doanh nghiệp và được kí, đóng dấu đầy đủ các bạn nhé.

Trên đây là cách in ấn, theo dõi, lưu trữ chứng từ sổ sách của cá nhân M.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm bàn giao chứng từ giữa kế toán cũ và kế toán mới

Chúc các bạn kế toán có mùa quyết toán thành công.

- Hoa Ban Trắng Nguyễn -

  • Chia sẻ:

Từ khóa » Cách đóng Quyển Báo Cáo Tài Chính