Hướng Dẫn Quy Trình Kết Nạp đảng Viên Mới Năm 2022

Mục lục bài viết

Toggle
  • Văn bản cần tham khảo khi kết nạp đảng viên mới
  • Đảng viên là gì?
  • Hướng dẫn quy trình kết nạp đảng viên mới năm 2021 như thế nào?

Với vai trò lãnh đạo nhà nước, đề ra những chủ trương, đường lối, chính sách nhằm xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị mà nhiều công dân Việt Nam muốn tham gia, trở thành đảng viên. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin hữu ích về quy trình kết nạp đảng viên. Mời Quý vị theo dõi nội dung bài viết sau:

Văn bản cần tham khảo khi kết nạp đảng viên mới

– Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

– Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban chấp hành trung ương về Một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng.

Đảng viên là gì?

Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, có đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Đảng viên phải đáp ứng các điều kiện về tuổi đời và trình độ học vấn như sau:

Thứ nhất: Về tuổi đời

+ Người vào Đảng từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi tại thời điểm chi bộ xét kết nạp.

+ Với những người trên 60 tuổi, việc kết nạp vào Đảng do cấp ủy thuộc Trung ương xem xét và quyết định.

Thứ hai: Về trình độ học vấn

+ Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên;

+ Trường hợp người đang sinh sống ở khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác mà không đảm bảo được yếu tố về trình độ học vấn chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.

Hướng dẫn quy trình kết nạp đảng viên mới năm 2021 như thế nào?

Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên trải qua quy trình như sau:

Thứ nhất: Người vào Đảng tham gia học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, được cấp giấy chứng nhận tương ứng

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Sau khi hoàn thành sẽ được cấp giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính tri cấp huyện hoặc tương đương cấp. Với nơi không có đơn vị này thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên cấp

Thứ hai: Người vào Đảng làm đơn xin vào Đảng

Trong đơn phải trình bày rõ những nhận thức của mình về: mục đích, lý tưởng của Đảng và động cơ xin vào Đảng.

Thứ ba: Người vào Đảng hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét két nạp Đảng

Người vào Đảng hoàn thiện lý lịch đảm bảo đầy đủ, trung thực, rõ ràng, chịu trách nhiệm về những nội dung đã kê khai. Lý lịch này sẽ được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên và đóng dấu.

Thứ tư: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

 –  Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

b) Nội dung thẩm tra

–  Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

–  Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c) Phương pháp thẩm tra

– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

–  Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.

– Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên

– Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng:

  + Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

  + Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

– Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

 + Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

 + Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng.

Ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.

Thứ năm: Xét kết nạp Đảng viên cho người xin vào Đảng

Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện tổ chức chính trị – xã hội mà người vào Đảng là thành viên, lấy ý kiến của chi ủy hoặc chi bộ nơi chưa có chi ủy nơi cư trú của người vào Đảng, từ đó tổng hợp thành văn bản để báo cáo chi bộ.

Chi bộ sẽ hợp ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên

Ban Tổ chức, Bảo vệ chính trị nội bộ và Đoàn thể của Đảng ủy tổng hợp hồ sơ xét kết nặp đảng trình Đảng ủy quyết định.

Thứ sáu: Tổ chức lễ kết nạp đảng viên cho Đảng viên mới

Lễ kết nạp được tổ chức trang nghiêm, tiến hành kết nạp từng người một. Quý khách có thể tham khảo: Kịch bản chương trình lễ kết nạp đảng viên

Trong buổi lễ kết nạp thực hiện:

+ Chào cờ

+ Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu

+ Bí thư chia bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp

+ Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ

+ Đại diện chi ủy nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ, phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị

+ Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến

+ Bế mạc

Để trở thành đảng viên chính thức, đảng viên dự bị phải làm bản kiểm điểm và đơn đề nghị chi bộ xem xét chuyển lên đảng viên chính thức. Qua quá trình họp, nhận xét, biểu quyết, đảng viên dự bị có thể chuyển thành đảng viên chính thức.

Lưu ý: Trong thời gian dự bị (12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết này), đảng viên dự bị có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của đảng viên chính thức, trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết.

Trên đây là những nội dung về Quy trình kết nạp đảng viên chúng tôi muốn gửi tới Quý độc giả. Trong trường hợp cần hỗ trợ chi tiết các nội dung có liên quan, để được giải đáp các thắc mắc về bài viết, Quý vị có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ theo số 1900 6557, trân trọng!

Từ khóa » Kết Nạp đảng Viên Vào Những Ngày Nào