Hướng Dẫn Rặn đẻ đúng Cách, đỡ đau Cho Mẹ Bầu
Có thể bạn quan tâm
1. Vì sao mẹ bầu nên biết cách rặn đẻ và thở trong quá trình vượt cạn
Đau đẻ là dấu hiệu thông báo cho thời gian thai nghén đã kết thúc. Thai phụ bắt đầu bước qua giai đoạn mới là chuyển dạ sinh con. Thông thường, thời gian chuyển dạ của mỗi thai phụ sẽ khác nhau. Quãng thời gian này có thể dao động từ 6 giờ đến 12 giờ đối với thai phụ sinh con rạ và từ 12 giờ đến 24 giờ đối với thai phụ sinh con đầu lòng.
Rặn đẻ đúng cách vừa đảm bảo an toàn cho bé vừa tiết kiệm sức lực cho mẹ
Quá trình đau đẻ sẽ diễn ra theo chu kỳ của cơn gò tử cung. Chu kỳ của cơn gò tử cung sẽ được thể hiện qua 3 thì, cụ thể là thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Thì co là hiện tượng bụng của mẹ bầu có dấu hiệu căng cứng, cơn đau bắt đầu xuất hiện và tăng dần lên. Thì kéo dài là thì mà cơn đau trong lúc này đạt mức cao nhất. Tiếp đến là cảm giác đau đớn giảm dần và hoàn toàn biết mất. Giai đoạn này được gọi là thì nghỉ trong chu kỳ của cơn gò tử cung.
Càng đến thời điểm gần sinh thì các thì lại diễn ra dồn dập và khiến cảm giác đau trở nên mãnh liệt hơn. Thở và rặn đẻ đúng với chu kỳ cơ gò tử cung sẽ giúp thai phụ giảm được mức độ đau, thai nhi chui ra nhanh hơn cũng như tiết kiệm được sức lực trong quá trình sinh. Chính vì vậy, tìm hiểu về cách rặn đẻ đối với thai phụ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.
Rặn đẻ đúng cách giúp mẹ bầu tiết kiệm sức lực
2. Phương pháp thở và rặn đẻ đúng cách giúp mẹ bầu vượt cạn thành công
Nhằm giúp cho các sản phụ có thể giảm bớt được cơn đau trong quá trình sinh nở, đã có khá nhiều phương pháp được áp dụng. Tuy nhiên, một trong những điều không thể thiếu được chính là cách thở và rặn trong quá trình sinh của mẹ bầu. Thở và cách rặn đẻ sao cho đúng cách, tránh gây mất sức trong quá trình sinh con là điều rất được chị em đặc biệt quan tâm.
2.1. Cách hít thở đúng trong quá trình sinh
Trước hết là cách hít thở đúng trong quá trình sinh. Việc điều hòa nhịp thở và biết cách hít thở khi sinh sẽ là một sự hỗ trợ rất lớn dành cho mẹ bầu. Hít thở đúng cách sẽ tạo cảm giác thoải mái và gia tăng thêm sức rặn cho mẹ bầu.
Khi đã lên bàn sinh, mẹ bầu cần giữ được sự bình tĩnh, không cần quá căng thẳng và làm theo hướng dẫn của bác sĩ đỡ đẻ cho mình. Trong lúc này, thai phụ phải dựa theo nhịp đau của từng chu kỳ cơn gò tử cung. Khi cơn đau bắt đầu cũng là lúc mẹ bầu nên hít thở sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng. Khi cơn đau bắt đầu chuyển qua thì kéo dài, lúc này mẹ bầu sẽ hít thở nhanh và nông để đảm bảo cung cấp đủ không khí cũng như gia tăng sức lực để có thể rặn tốt hơn.
Sau khi cơn đau của thì kéo dài qua đi, cơ thể dần thả lỏng thì lúc này mẹ bầu có thể thở chậm và sâu hơn. Điều này sẽ giúp cho mẹ bầu lấy lại sức để chuẩn bị cho cơn đau tiếp theo của quá trình sinh đẻ.
Hít thở sâu khi cơn đau bắt đầu xuất hiện
2.2. Hướng dẫn rặn đẻ đúng cách khi vượt cạn dành cho mẹ bầu
Nắm vững được cách rặn đẻ đúng sẽ giúp cho quá trình vượt cạn của mẹ bầu trở nên dễ dàng và thuận hơn. Bên cạnh đó, rặn đẻ đúng cách còn giúp em bé sinh ra nhanh chóng. Hạn chế tối đa tình trạng quá trình sinh kéo dài, mẹ bầu bị mất sức cũng như em bé dễ bị ngạt khí.
Khi cơn gò tử cung bắt đầu cũng là lúc cơn đau xuất hiện, lúc này mẹ bầu cần hít một hơi thở sâu và dồn lực để rặn. Khi rặn mẹ bầu cần dốc hết khí xuống phần bụng dưới để đẩy em bé ra nhanh hơn. Khi cơn đau kéo dài, mẹ bầu cần tiếp tục lấy hơi để rặn. Khi rặn không nên phát ra âm thanh bởi như thế lực dồn xuống phần bụng dưới sẽ bị giảm đi.
Lưu ý rằng khi cơn đau xuất hiện thì mẹ bầu mới dồn sức để rặn. Bởi lực của cơn đau kết hợp cùng sức rặn người mẹ và sự hỗ trợ của bác sĩ sẽ là điều kiện thuận lợi để giúp bé ra ngoài nhanh hơn. Khi rặn, lưng của mẹ bầu phải thẳng và tiếp giáp với bề mặt bàn sinh. Mông hơi cong lên về phía trước để tăng thêm sức cho việc rặn.
Sau khi cơn đau qua đi, mẹ bầu cần thả lỏng cơ thể để lấy lại sức và tiếp tục cho lần rặn tiếp theo. Tránh việc rặn quá nhiều vừa gây mất sức vừa đem lại hiệu quả không cao khi sinh.
Khi cơn gò tử cung xuất hiện mẹ bầu cần tập trung để rặn
3. Những lưu ý dành cho mẹ bầu trong quá trình sinh
Để đảm bảo cho quá trình sinh bé được diễn ra tự nhiên, an toàn thì việc tìm hiểu và nắm vững các thông tin về việc hít thở và cách rặn đẻ là điều vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, tự tin. Tránh việc nóng vội và lo lắng quá mức. Sau khi vào phòng sinh, mẹ bầu chỉ cần nhớ kỹ và thực hành theo những thông tin mình đã biết cùng với sự hướng dẫn của các bác sĩ.
3.1. Xác định đúng chu kỳ của cơn gò tử cung
Thời gian sinh sẽ kéo dài tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên, thông thường quá trình sinh sẽ diễn ra trong khoảng 6 giờ đến 24 giờ. Chính vì vậy, việc xác định đúng các cơn gò tử cung sẽ giúp mẹ bầu có thể điều hòa nhịp thở cùng dồn sức rặn để em bé ra nhanh và thuận lợi hơn.
Xác định đúng các chu kỳ của cơn gò tử cung
3.2. Luôn giữ tư thế đúng khi rặn đẻ
Tư thế khi sinh cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giúp cho em bé ra đời suôn sẻ hơn. Khi nằm trên bàn sinh, mẹ bầu cần chú ý để đầu cao tương ứng với một góc 45 độ. Hai tay nắm chặt với hai thanh càng trên bàn sinh. Hai bàn chân đạp mạnh và đúng vào vị trí của bàn để chân ở hai bên phía dưới. Đây chính là tư thế chuẩn, giúp cho quá trình vượt cạn của mẹ bầu thành công hơn.
Luôn nằm trong tư thế thẳng lưng
Như vậy, việc hít thở và rặn đẻ đúng cách có vai trò rất lớn trong quá trình vượt cạn của các mẹ bầu. Cách rặn đẻ đúng sẽ giúp cho các thai phụ có được quá trình vượt cạn dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về cách hít thở và rặn đẻ khi sinh.
Từ khóa » Thời Gian Rặn đẻ Bình Thường
-
Hướng Dẫn Cách Rặn Và Thở Khi Sinh Thường | Vinmec
-
Hướng Dẫn Mẹ Bầu Rặn đẻ đúng Cách Và An Toàn Khi Sinh Thường
-
Cách Thở Và Rặn Sanh Trong Cuộc Chuyển Dạ - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Các Giai đoạn Chuyển Dạ Khi Sinh - Mẹ Bầu Cần Biết Gì? | Tâm Anh
-
Chuyển Dạ Kéo Dài: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Mách Mẹ Bầu Cách Rặn đẻ Dễ Dàng để Không Còn Nỗi Lo Vượt Cạn
-
Hướng Dẫn Mẹ Cách Rặn đẻ Dễ Dàng Và An Toàn Khi Sinh Thường
-
HƯỚNG DẪN MẸ CÁCH RẶN ĐẺ VÀ THỞ KHI SINH THƯỜNG
-
Nên Sinh Thường Hay Sinh Mổ? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Theo Dõi Cuộc Chuyển Dạ đẻ Thường, Sử Dụng Biểu đồ Chuyển Dạ ...
-
Cách Thở Và Rặn Sinh Trong Cuộc Chuyển Dạ
-
Quản Lý Chuyển Dạ Bình Thường - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cách Rặn Và Thở Khi Sinh Thường Nhanh Không đau | Huggies
-
Mẹ Bầu Cần Biết độ Mở Của Cổ Tử Cung Trong Quá Trình Chuyển Dạ