Hướng Dẫn Sơ đồ Chữ T Và Cách Tính Số Dư Tài Khoản Kế Toán
Có thể bạn quan tâm
Ở bài viết trước tôi đã giới thiệu về Kết cấu của một tài khoản kế toán . Bài viết này Học Excel Online sẽ Hướng dẫn cách làm T và cách tính số dư tài khoản kế toán.
GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN
Nhìn vào hình trên với những anh, chị chưa hiểu về kế toán sẽ không hiểu được. Tôi sẽ lấy ví dụ từ cuốn sổ cái huyền thoại để anh, chị dễ hình dung.
Đây là cuốn số cái tài khoản 111 – Tiền mặt :
Anh chị chú ý chỗ tôi bôi màu đỏ.
Bây giờ tôi sẽ lấy hẳn phần màu đỏ ra cho anh, chị hiểu hơn :
-(1) là tài khoản đối ứng khi phát sinh Nợ
-(2) là tài khoản đối ứng khi phát sinh Có
Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:
CÁCH TÍNH SỐ DƯ TÀI KHOẢN
Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn anh, chị tính số dư tài khoản .Muốn tính được số dư của tài khoản bạn phải căn cứ vào tính chất của tài khoản đó. Ví dụ ở đây là tài khoản 111 :
Tài khoản 111 là tài khoản loại 1 thuộc nhóm tài sản. Nó chỉ có số dư bên nợ và phát sinh tăng ghi bên nợ, phát sinh giảm ghi bên có . Do đó công thức tính số dư cuối kỳ sẽ là
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Tổng PS nợ trong kỳ – Tổng PS có trong kỳ.
Vậy thì nếu là tài khoản thuộc nhóm nguồn vốn thì sao ?Câu trả lời của tôi là cách tính số dư là ngược lại với công thức trên nghĩa là :
Dư có cuối kỳ = Dư có đầu kỳ + Tổng PS có trong kỳ – Tổng PS nợ trong kỳ.
Riêng đối với các tài khoản lưỡng tính (Nói vui là bêđê ) thì cách tính số dư lại như sau :
Nếu có số dư nợ thì cách tính là :
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Tổng PS nợ trong kỳ – Dư có đầu kỳ – Tổng PS có trong kỳ
Nếu có số dư có thì cách tính là :
Dư có cuối kỳ = Dư có đầu kỳ + Tổng PS có trong kỳ – Dư nợ đầu kỳ – Tổng PS nợ trong kỳ
CÁCH ĐỌC SƠ ĐỒ CHỮ T
Ở phần trên tôi mới chỉ cho anh, chị hiểu kết cấu của chữ T. Bây giờ tôi sẽ nói cho anh, chị cách đọc sơ đồ chữ T. Nếu hiểu được anh, chị sẽ học được cách định khoản rất nhanh. Tôi sẽ áp dụng sơ đồ chữ T để giảng dạy khá nhiều nên anh, chị cần chú ý nhé.
Anh, chị xem ví dụ sau :
Để đọc được sơ đồ chữ T anh, chị phải nhớ cho tôi các nguyên tắc sau đây.
- Kết cấu của chữ T luôn là Nợ ở bên trái; Có ở bên phải
- Khi Định khoản vào sổ luôn luôn là Nợ trước, Có sau
- Chú ý vào đường mũi tên. Cái đầu mũi tên luôn chỉ vào phần Nợ , đầu còn lại luôn là phần Có
Và đó là toàn bộ cach lam t. Để tìm hiểu sâu hơn về kế toán, các bạn có thể tìm hiểu trong khóa học Trọn bộ kỹ năng nghiệp vụ Kế toán Thuế. Khóa học cung cấp cho các bạn những kiến thức rất đầy đủ và có hệ thống về các công việc của kế toán, thuế, lập tờ khai và quyết toán thuế. Thông tin chi tiết xem tại:
Từ khóa » Kết Cấu Chữ T Tài Khoản 131
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 131 "Phải Thu Khách Hàng " Theo TT 133
-
Sơ đồ Chữ T Các Tài Khoản Kế Toán 111, 131, 331, 511, 334, 421
-
Hạch Toán Tài Khoản 131 Theo Thông Tư 200 Và Sơ đồ Chữ T
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 131 Theo Thông Tư 133 - ĐÀO TẠO KẾ TOÁN
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 131 "Phải Thu Khách Hàng " Theo TT 133
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Sơ đồ Chữ T Các Tài Khoản Kế Toán - Kaike
-
Sơ đồ Kế Toán Tài Khoản 131 - Phải Thu Khách Hàng Theo Thông Tư 200
-
Hướng Dẫn Về Tài Khoản 131 - Phải Thu Của Khách Hàng
-
Hạch Toán Tài Khoản 131 Là Gì ? Tài Khoản 131 Là Gì - .vn
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 131 Chi Tiết, Chính Xác Nhất
-
Phản ánh Vào Sơ đồ Chữ T? | Diễn đàn Dân Kế Toán - Thuế
-
Tài Khoản Lưỡng Tính Nên Hiểu Và Sử Dụng Như Thế Nào. Trong Quá ...
-
Tài Khoản 131 Là Gì? Cách Hạch Toán Tài Khoản 131 Theo Thông ...