Hướng Dẫn Soạn Thảo Hợp đồng Kinh Tế Chuẩn Nhất Và Những Lưu ý ...
Có thể bạn quan tâm
Để soạn thảo một hợp đồng kinh tế đúng mẫu, phụ lục hợp lý là một vấn đề mà được khá nhiều khách hàng quan tâm. Thêm nữa hợp đồng kinh tế có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nên càng được quan tam nhiều hơn. Vậy hợp đồng kinh tế là gì, hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh tế như thế nào. Nhằm giải đáp thắc mắc 123Job sẽ giải đáp ở bài viết dưới đây.
I. Hợp đồng kinh tế là gì?
Hợp đồng kinh tế là gì? Hợp đồng kinh tế là văn bản, tài liệu giao dịch thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên ký kết việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Cơ sở để xác địch hợp đồng kinh tế là gì? Khái niệm này được trích từ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 nhưng trong những văn bản hiện hành không có văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm, đặc trưng của hợp đồng kinh tế. Hiện nay, trong quá trình kinh doanh có rất nhiều loại hợp đồng kinh tế là gì:
- Hợp đồng kinh tế mua bán
- Hợp đồng kinh tế song ngữ
- Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh
- Hợp đồng kinh tế mua bán
- Hợp đồng kinh tế xây dựng
- Hợp đồng kinh tế thương mại
- Hợp đồng kinh tế giữa cá nhân và công ty
Bên cạnh đó, để lập một bản hợp đồng, người soạn thảo của các doanh nghiệp tổ chức không chỉ dựa trên các mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất mà còn căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế, luật hợp đồng kinh tế, quy định về hợp đồng kinh tế… Tất nhiên có hợp đồng thì họ cũng cần chuẩn bị cho thanh lý hợp đồng với các biên bản thủ tục như mẫu thanh lý hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý, chấm dứt hoặc hủy hợp đồng kinh tế, thông báo chấm dứt hợp đồng kinh tế… Cuối cùng cần đặc biệt chú ý với các mức phạt chậm thanh toán trong hợp đồng kinh tế.
II. Hợp đồng kinh tế hay là hợp đồng thương mại
Khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và có hiệu lực thì Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 29 tháng 9 năm 1989 hết hiệu lực. Cũng có nghĩa là cụm từ hợp đồng kinh tế trở nên vô hiệu. Vậy nên doanh nghiệp cần dựa vào việc xác định đúng, áp dụng đúng, ký kết đúng hợp đồng thương mại ngay từ đầu sẽ định hướng tốt cho mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:
- Căn cứ pháp lý để ký kết hợp đồng: Tùy thuộc vào chủ thể ký kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng và các yếu tố khác cấu thành hợp đồng mà các doanh nghiệp ký kết hợp đồng căn cứ vào Luật Thương Mại 2005 hay Bộ Luật Dân sự 2015 hay luật chuyên ngành.
- Tên gọi hợp đồng: Không sử dụng cụm từ hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ và pháp luật hiện hành để có tên gọi hợp đồng chính xác và đúng quy định, nên sử dụng chính phân loại hợp đồng được điều chỉnh trong Luật Thương mại, Bộ Luật dân sự hay các luật khác.
Với Luật thương mại, các loại hợp đồng được quy định:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá (Điều 24)
- Hợp đồng dịch vụ (Điều 74)
- Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại (Điều 110)
- Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ (Điều 124)
- Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại (Điều 140)
- Hợp đồng đại diện cho thương nhân (Điều 142)
- Hợp đồng uỷ thác ((Điều 159)
- Hợp đồng đại lý (Điều 168)
- Hợp đồng gia công (Điều 179)
- Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá (Điều 193)
- Hợp đồng dịch vụ quá cảnh (Điều 251)
- Hợp đồng cho thuê hàng hoá (Điều 274)
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại (Điều 285)
Với Bộ luật dân sự, các loại hợp đồng được quy định:
- Hợp đồng mua bán tài sản (Điều 428)
- Hợp đồng mua bán nhà ((Điều 450)
- Hợp đồng trao đổi tài sản (Điều 463)
- Hợp đồng tặng cho tài sản (Điều 465),
- Hợp đồng vay tài sản (Điều 468), Hợp đồng thuê tài sản (Điều 480);
- Hợp đồng thuê nhà (Điều 492),
- Hợp đồng thuê khoán tài sản (Điều 501),
- Hợp đồng mượn tài sản (Điều 512)
- Hợp đồng dịch vụ (Điều 518)
- Hợp đồng vận chuyển hành khách (Điều 527)
- Hợp đồng vận chuyển tài sản (Điều 535)
- Hợp đồng gia công (Điều 547), Hợp đồng gửi giữ tài sản (Điều 559)
- Hợp đồng bảo hiểm (Điều 567)
Các loại hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Điều 568), Hợp đồng uỷ quyền (Điều 581).Căn cứ trên hợp đồng: Việc nêu đúng căn cứ pháp lý giúp các bên áp dụng đúng các quy định có liên quan trong quá trình các bên thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng. Dựa vào những căn cứ, tên gọi và các bộ luật mà các bên liên quan khi soạn thảo hợp đồng sẽ lựa chọn tên gọi phù hợp và chính xác theo quy định của pháp luật.
III. Mẫu hợp đồng kinh tế chuyên nghiệp nhất 2019
Mẫu hợp đồng kinh tế chuyên nghiệp nhất 2019
IV. Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế và các lưu ý
1. Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế mới nhất
Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế mới nhất
2. Lưu ý khi viết mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế
Khi viết mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế, bạn cần chú ý một vài điểm sau:
Về hình thức của phụ lục: Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế phải hài hòa và phù hợp với hình thức chung của bản hợp đồng. Trong trường hợp nào mà pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phụ lục hợp đồng phải tuân theo các quy định đó.
Về nộp dung của phụ lục:
- Về nguyên tắc, nội dung của phụ lục hợp đồng có các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau. Tuy nhiên, nội dung của phụ lục cũng được pháp luật yêu cầu không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Đó là những những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định và những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng
- Đảm bảo đối tượng của phụ lục hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội
- Đảm bảo tính tự nguyện của người tham gia ký kết giao dịch
- Năng lực hành vi dân sự cũng là yếu tố bắt buộc phải đảm bảo của người tham gia
Khi tham gia soạn thảo, ký kết hợp đồng: Các bên trong phụ lục hợp đồng phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền.
V. Những lưu ý khi soạn hợp đồng kinh tế
1. Soạn thảo hợp đồng kinh tế trước khi đàm phán
a. Soạn thảo hợp đồng kinh tế trước khi đàm phán
Để có thể đi đến ký kết hợp đồng, các bên liên quan phải đi qua 3 bước sau:
- Bước 1: Soạn dự thảo hợp đồng
- Bước 2: Đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo
- Bước 3: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng
Có thể nói bước 1 vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp thể hiện những điều mình mong muốn thành văn bản, đồng thời có thể dự đoán trước những điều đối tác mong muốn trước khi bắt đầu đàm phán. Nếu bỏ qua bước 1 mà cứ tiến hành vừa đàm phán vừa bổ sung thì chắc chắn bản hợp đồng của bạn sẽ giống như một ngôi nhà vừa xây vừa thiết kế. Hơn thế nữa, nếu bạn hiểu được tác dụng to lớn của dự thảo - chiếm 50% tỷ lệ thành công của hợp đồng và có thể đi đến ký kết ngay - thì chắc chắn bạn sẽ tiến hành luôn mà không chần chừ gì. Mỗi hợp đồng được ký kết trên nguyên tắc tự do, bình đẳng nên nội dung của mỗi hợp đồng sẽ có điểm riêng khác biệt. Bởi nó phụ thuộc vào ý chí của các bên và đòi hỏi thực tiễn của việc mua bán mỗi loại hàng hoá, dịch vụ là khác nhau, trong các điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. Đặc biệt những rủi ro trong quá trình giao dịch cần được dự báo trước và và loại bỏ hay giảm thiểu những rủi ro đó bằng việc sử dụng các điều khoản hợp đồng, lưu ý điều này thường không có ở những mẫu hợp đồng kinh tế.
b. Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên
Để xác định tư các chủ thể của các bên khi các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tham gia ký kết hợp đồng thì cần ít nhất một vài thông tin sau:
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp cần có thông tin như tên gọi, địa chỉ trụ sở, giấy phép hoạt động và người đại diện hợp pháp. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Trước khi đàm phán, ký kết hợp đồng, để đảm bảo, các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này.
- Đối với cá nhân các thông tin tối thiểu cần xác định là tên, số chứng minh nhân dân và địa chỉ thường trú. Thông tin này xác minh dựa trên chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu vào thời điểm trước khi ký kết, đàm phán hợp đồng
c. Tên gọi của hợp đồng kinh tế
Tên gọi hợp đồng thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của hàng hoá là áo sơ mi, ta có Hợp đồng mua bán + áo sơ mi hoặc Hợp đồng dịch vụ + khuyến mại. Mặc dù tên gọi “HỢP ĐỒNG KINH TẾ” theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) đã vô hiệu lực khi thời hạn của pháp lệnh kết thúc nhưng hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp có thói quen sử dụng tên gọi này. Do vậy cần thay đổi cách đặt tên hợp đồng như trên bằng việc kết hợp hai bộ luật là Bộ luật dân sự năm 2005 (chương 18) và Luật thương mại năm 2005 đã quy định cụ thể về một số hợp đồng kinh tế thông dụng để đặt tên cho phù hợp.
d. Căn cứ ký kết hợp đồng
Những căn cứ ký kết hợp đồng có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Phần này có tác dụng giúp các bên đưa ra cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Vậy nên cần đặc biệt chú ý nếu đưa các văn bản pháp luật vào căn cứ ký kết hợp đồng, phái hiểu rõ văn bản đó có điều chỉnh trong quan hệ và còn hiệu lực thì mới đưa vào mẫu hợp đồng kinh tế được.
e. Hiệu lực hợp đồng
Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực vào thời điểm khác. Ngoài ra, có một số loại hợp đồng cần có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật thì mới có hiệu lực pháp lý như hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng chuyển nhượng bất động sản… Hiệu lực hợp đồng rất quan trọng với cả hai bên, nếu hợp đồng có hiệu lực pháp lý thì mới đảm bảo những phát sinh xảy ra có thể xử lý dễ dàng và tuân thủ trách nhiệm của hai bên.
Khi ký hợp đồng cần lưu ý một vấn đề nữa là người đại diện ký kết (người ký tên vào bản hợp đồng), họ phải có thẩm quyền hoặc được người có thẩm quyền ủy quyền. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư, cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.
2. Kỹ năng soạn thảo điều khoản quan trọng trong hợp đồng kinh tế
a. Các điều khoản, định nghĩa
Điều khoản, định nghĩa có tác dụng giúp các từ hoặc các cụm từ sử dụng nhiều lần hoặc các ký hiệu viết tắt được giải thích một cách thống nhất trong toàn bộ hợp đồng kinh tế. Với những hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thường phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì các điều khoản, định nghĩa là hoàn toàn không cần thiết. Mà chủ yếu các điều khoản, định nghĩa được sử dụng trong các hợp đồng thương mại quốc tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng tư vấn giám sát xây dựng. Đây là những lĩnh vực mang tính chuyên môn nên trong hợp đồng đôi khi sẽ sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành. Vậy nên cần có những điều khoản để giải thích cho mọi người khi đọc đều có thể hiểu, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có. Hay nếu có thì những điều khoản này sẽ là cơ sở cho bạn giải thích khiến những người xét xử hiểu rõ những nội dung các bên đã thỏa thuận và ra phán quyết chính xác.
b. Điều khoản công việc
Trong hợp đồng dịch vụ thì điều khoản công việc (dịch vụ) mà bên làm dịch vụ phải thực hiện là không thể thiếu. Những công việc này không những cần xác định một cách rõ ràng, mà còn phải xác định rõ: cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau khi thực hiện dịch vụ. Có như vậy thì chất lượng của dịch vụ, kết quả của việc thực hiện dịch vụ mới đáp ứng được mong muốn của bên thuê dịch vụ. Nếu không làm được điều này bên thuê dịch vụ thường thua thiệt và tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng là khó tránh khỏi.
c. Điều khoản tên hàng
Tên hàng là nội dung không thể thiếu được trong tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa. Để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh chấp phát sinh, tên hàng cần được xác định một cách rõ ràng. Hàng hoá thường có tên chung và tên riêng. Nên khi xác định tên hàng phải là tên riêng, đặc biệt với các hàng hoá là sản phẩm máy móc thiết bị. Tuỳ từng loại hàng hoá mà các bên có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách xác định tên hàng sau đây cho phù hợp: Tên + xuất xứ; tên + nhà sản xuất; tên + phụ lục hoặc Catalogue; tên thương mại; tên khoa học; tên kèm theo công dụng và đặc điểm; tên theo nhãn hàng hoá hoặc bao bì đóng gói.
Lưu ý: Không phải tất cả các loại hàng hóa đều được phép mua bán trong thương mại mà chỉ có những loại hàng hoá không bị cấm kinh doanh mới được phép mua bán. Ngoài ra đối với những hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hoá đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vấn đề này hiện nay được quy định tại một số văn bản sau: Luật thương mại 2005 tại các điều: Điều 25, Điều 26, Điều 32, Điều 33; Nghị định số: 59/NĐ-CP ngày 12/06/2006 về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định số:12/NĐ – CP ngày 23/01/2006 về mua bán, gia công, đại lý hàng hóa quốc tế và Thông tư số: 04/TT-BTM ngày 06/04/2006.
d. Điều khoản chất lượng hàng hóa
Chất lượng hàng hoá kết hợp cùng với tên hàng sẽ giúp các bên xác định được hàng hoá một cách rõ ràng, chi tiết. Trên thực tế, nếu điều khoản này không rõ ràng thì rất khó thực hiện hợp đồng và rất dễ phát sinh tranh chấp. Dưới góc độ pháp lý “chất lượng sản phẩm, hàng hoá là: tổng thể những thuộc tính, những chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng của chúng, được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được phù hợp với các điều kiện hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất, tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm hàng hoá” (Điều 3, Nghị Định số: 179/NĐ-CP ngày 21/10/2004 quy định quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá).
Nói chung chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật và những đặc trưng của chúng. Muốn xác định được chất lượng hàng hoá thì tùy theo từng loại hàng hóa cụ thể để xác định, dựa vào các chỉ tiêu về cơ lý, các chỉ tiêu về hoá học hoặc các đặc tính khác của hàng hoá đó.Nếu các bên thỏa thuận chất lượng hàng hoá theo một tiêu chuẩn chung của một quốc gia hay quốc tế thì có thể chỉ dẫn tới tiêu chuẩn đó mà không cần phải diễn giải cụ thể.
e. Điều khoản số lượng
Nội dung này thường thể hiện trong mặt lượng của hàng hóa, cần làm rõ một số vấn đề trong hợp đồng về vấn đề này như đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số lượng. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì cần phải quy định cụ thể cách xác định số lượng và đơn vị đo lường bởi hệ thống đo lường của các nước là có sự khác biệt. Đối với những hàng hoá có số lượng lớn hoặc do đặc trưng của hàng hoá có thể tự thay đổi tăng, giảm số lượng theo thời tiết thì cũng cần quy định một độ dung sai (tỷ lệ sai lệch) trong tổng số lượng cho phù hợp.
f. Điều khoản giá cả
Giá cả là vấn đề cơ bản trong các hợp đồng mua bán, khi thỏa thuận vấn đề này, các bên nên đề cập đến các nội dung sau: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán. Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá (giá di động). Giá cố định thường áp dụng với hợp đồng mua bán loại hàng hoá có tính ổn định cao về giá và thời hạn giao hàng ngắn còn giá di động thường được áp dụng với những hợp đồng mua bán loại hàng giá nhạy cảm (dễ biến động) và được thực hiện trong thời gian dài. Trong trường hợp này người ta thường quy định giá sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường hoặc theo sự thay đổi của các yếu tố tác động đến giá sản phẩm.
g. Điều khoản thanh toán
Phương thức thanh toán là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ giao, nhận tiền khi mua bán hàng hoá. Có 3 phương thức thanh toán mà các bên có thể lựa chọn tùy thuộc vào đặc điểm riêng của hợp đồng, mối quan hệ, các điều kiện khác để quyết định:
- Phương thức thanh toán trực tiếp: khi thực hiện phương thức này các bên trực tiếp thanh toán với nhau, có thể dùng tiền mặt, séc hoặc hối phiếu. Các bên có thể trực tiếp giao nhận hoặc thông qua dịch vụ chuyển tiền của Bưu Điện hoặc Ngân hàng. Phương thức này thường được sử dụng khi các bên đã có quan hệ buôn bán lâu dài và tin tưởng lẫn nhau, với những hợp đồng có giá trị không lớn.
- Phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ (L/C) là hai phương thức được áp dụng phổ biến đối với việc mua bán hàng hóa quốc tế, thực hiện phương thức này rất thuận tiện cho cả bên mua và bên bán trong việc thanh toán, đặc biệt là đảm bảo được cho bên mua lấy được tiền khi đã giao hàng. Về thủ tục cụ thể thì Ngân hàng sẽ có trách nhiệm giải thích và hướng dẫn các bên khi lựa chọn phương thức thanh toán này.
Lưu ý: Việc thanh toán trực tiếp trong các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thương nhân Việt Nam với nhau hoặc với cá nhân, tổ chức khác trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được sử dụng đồng tiền Việt Nam chứ không được sử dụng các đồng tiền của quốc gia khác, đồng tiền chung Châu Âu (ngoại tệ), theo Điều 4, Điều 22 – Pháp lệnh ngoại hối – 2005.
h. Điều khoản vi phạm
Phạt vi phạm là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên. Tuỳ thuộc vào độ tin cậy, uy tín của cả hai bên mà có thể có hoặc không có điều khoản vi phạm.
Mức phạt thì do các bên thỏa thuận, có thể ấn định một số tiền phạt cụ thể hoặc đưa ra cách thức tính tiền phạt linh động theo % giá trị phần hợp đồng vi phạm. Theo Bộ luật dân sự (Điều 422): “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm; mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận”. Nhưng theo Luật thương mại (Điều 301) thì quyền thỏa thuận về mức phạt vi phạm của các bên bị hạn chế, cụ thể: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Vậy nên, các bên khi thỏa thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu các bên thỏa thuận mức phạt lớn hơn (ví dụ 12%) thì phần vượt quá (4%) được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu.
i. Điều khoản bất khả kháng
Bất khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Đó có thể là các hiện tượng tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa hay các hiện tượng chính trị xã hội như chiến tranh, bạo động, khủng hoảng, biểu tình… Các trường hợp này thường làm cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình. Khi đó, pháp luật không buộc bên gặp trường hợp bất khả kháng phải chịu trách nhiệm như bị phạt hay bồi thường thiệt hại.
Trong thực tế, khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý thỏa thuận rõ ràng về những trường hợp bất khả kháng. Nếu không thì bên vi phạm lợi dụng bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm.Trong điều khoản này các bên cần phải định nghĩa về bất khả kháng và quy định nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng một cách cụ thể và chi tiết.
j. Điều khoản giải quyết tranh chấp
Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thỏa thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể như sau
- Trường hợp thứ nhất: Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thương nhân với các tổ chức, cá nhân khác không phải là thương nhân khi có tranh chấp thì do Toà án có thẩm quyền giải quyết. Các bên không thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết theo Điều 1, Điều 7, Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài ngày 25/02/2003 và Điều 2 Nghị Định số: 25/NĐ-CP ngày 15/01/2004.
- Trường hợp thứ hai: Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân với thương nhân khi có tranh chấp thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà án; nếu có sự tham gia của thương nhân nước ngoài thì các bên còn có thể lựa chọn một tổ chức Trọng tài của Việt Nam hoặc lựa chọn một tổ chức Trọng tài của nước ngoài để giải quyết.
Khi các bên lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì thỏa thuận phải nêu đích danh một tổ chức Trọng tài cụ thể. Nếu chỉ thỏa thuận chung chung là: “trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài” thỏa thuận này vô hiệu. Đối với những hợp đồng mua bán của thương nhân trong nước với thương nhân nước ngoài, ngoài những bộ luật áp dụng thông thường còn có những bộ luật khác cần quan tâm để lựa chọn áp dụng như luật của bên mua, luật của bên bán hay luật quốc tế (các công ước quốc tế – ví dụ: Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá). Thương nhân Việt Nam nên chọn những bộ luật của Việt Nam để tránh thua thiệt do thiếu hiểu biết về các bộ luật quốc tế hay nước ngoài.
VI. Kết luận
Hợp đồng kinh tế là một vấn đề không mới nhưng cũng chẳng cũ với bất cứ ai. Không phải ai cũng có thể tự làm hợp đồng kinh tế hoàn hảo nếu không có mẫu hợp đồng và mẫu phụ lục. Đặc biệt những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế sẽ giúp bạn tránh khỏi những thiếu sót không đáng có. Cảm ơn bạn đã theo dõi đến những dòng cuối cùng của bài viết. Hẹn gặp lại!
Từ khóa » Cách Làm Hợp đồng Trong Word
-
Cách Làm Hợp đồng Nhanh Trong Word - Thả Rông
-
Hướng Dẫn Soạn Thảo Hợp đồng Lao động Tự động Với Mail Merge
-
Cách Chạy Hợp đồng Trên Word - Hàng Hiệu
-
Hướng Dẫn Soạn Thảo Căn Chỉnh Hợp đồng Từ A Z - YouTube
-
Cách Soạn Thảo Hợp đồng Trong Word - Logo
-
Cách Soạn Thảo Hợp đồng Trong Word
-
Cách In Hợp đồng Lao động Hàng Loạt Bằng Mail Merge
-
Cách Sử Dụng Mail Merge Trong Word để Trộn Văn Bản
-
Cách Dùng Mail Merge Trong Word Cho Kế Toán để Tạo Hợp đồng Lao ...
-
Cách Soạn Thảo Văn Bản Theo đúng Chuẩn Trên Word 2007.. 2019
-
Cách Soạn Thảo, Trình Bày Văn Bản đúng Chuẩn Việt Nam Trên Word
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Trộn Thư (mail Merge) để Tạo Hợp đồng Lao ...
-
Hướng Dẫn Soạn Thảo Hợp đồng Lao động Tự động ... - KẾ TOÁN SOFT
-
Cách Làm Mail Merge ( Trộn Thư) Bằng Excel, Word Cho Kế Toán | Tin Tức