Hướng Dẫn Sử Dụng Proteus để Vẽ Sơ đồ Nguyên Lý Và Thiết Kế Mạch In

Thiết kế mạch in dùng phần mềm Proteus

Chào các bạn! Tiếp theo bài viết phần 1, ở bài viết này mình sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách vẽ mạch in bằng phần mềm Proteus nhưng trước khi bắt đầu mình muốn giới thiệu cho mọi người biết mạch in (PCB – Printed Circuit Board) là gì nhé.

PCB là gì?

pcb

Bảng mạch in hay bo mạch in (tiếng Anh: Printed Circuit Board – PCB), đôi khi gọi tắt là mạch in, là bảng mạch điện dùng phương pháp in để tạo hình các đường mạch dẫn điện và điểm nối linh kiện trên tấm nền cách điện.

Hướng dẫn vẽ mạch in

Để vào giao diện vẽ mạch in, bạn nhấp vào nút PCB layout trên thanh công cụ từ màn hình chính của Proteus.

Bố cục của giao diện vẽ mạch in cũng tương tự như giao diện vẽ mạch nguyên lý.

giao diện vẽ mạch in

Chọn công cụ Component Mode để lấy các linh kiện đã vẽ ở mạch nguyên lý ra ngoài.

Trong danh sách các linh kiện có những linh kiện được đánh dấu bằng dấu X màu đỏ là những linh kiện chưa có sơ đồ chân mạch in.

Ở đây có 2 linh kiện chưa có chân mạch in là Pin 9V và đèn LED đơn.

Lấy linh kiện từ PCB Layout

Đối với Pin 9V mình thay thế bằng 2 chân cấp nguồn vào.

chân cho nguồn

Với đèn LED mình sử dụng LED 5mm, để thêm chân mạch in cho LED 5mm bạn nhấp chuột phải vào LED chọn công cụ Packaging Tool.

Lưu ý: Hầu hết các linh kiện có sẵn trong thư viện của Proteus đều có thể thêm chân mạch in bằng cách này.

Một hộp thoại xuất hiện ban, bạn hãy nhấp chọn OK.

Chọn Add để thêm chân linh kiện.

Thêm chân linh kiện

Các bạn nhập led vào ô Keyworks và chọn chân linh kiện phù hợp ở bảng bên cạnh rồi nhấp OK.

Sau đó bạn chọn tên chân linh kiện phù hợp với chân thực tế trên linh kiện.

Và chọn nút Assign Package(s).

Một hộp thoại xuất hiện các bạn nhấp chọn Save package(s).

Chọn Yes để hoàn tất quá trình thêm chân mạch in.

Sau khi thực hiện tạo sơ đồ chân cho các linh kiện, bạn quay trở về màn hình thiết kế mạch in để tiếp tục công việc thiết kế mạch in.

Giao diện thiết kế mạch in của phần mềm proteus

Bây giờ chúng ta tiến hành sắp xếp linh kiện cho mạch in.

Các bạn chọn một linh kiện làm trung tâm. Và xếp cách linh kiện khác quanh nó.

Lưu ý: Các chân linh kiện được nối với nhau sẽ được biểu bị bằng các đường mảnh màu xanh lá.

Sau khi đã xếp linh kiện hoàn tất các bạn phải tạo 1 Borad Edge trước khi đi dây.

Các bạn chọn ở thanh công cụ bên trái, công cụ 2D Graphis Box Mode.

Căn kích thước board vừa đủ vơi mạch vừa sắp xếp.

Sau đó nhấp chuột phải vào phần ô vuông vừa căn chọn Changer layer > Board edge.

Đặt luật đi dây

Chọn ở thanh công cụ ở trên, chọn công cụ Design Rule Manager chọn TAB Net classes

Ở đây chúng ta chú ý một số tùy chỉnh cơ bản

Net Class: phân loại đường dây gồm 2 thẻ là POWER và SIGNAL

                  POWER là gồm Vcc và GND

                  SIGNAL là các dây còn lại

Trace Style: đường kinh dây, ở đây mình chọn POWER là T40 và SIGNAL là T30

Layer Assignment for Autorouting: Lớp đi dây, ở đây mình làm mạch in là 1 lớp nên chọn Bottom Copper.

Sau khi đã tùy chỉnh xong nhấp OK.

Sau khi đã đặt luật đi dây các bạn chọn công cụ đi dây tự động Auto routing hoặc đi dây thủ công Trade mode. (ở đây mình sẽ chọn đi dây tự động)

Sau khi chọn công cụ đi dây tự động Auto routing máy tinh sẽ hiện ra một số thiết lập cuối cùng chọn Begin router để đi dây.

Mạch sau khi đã đi dây hoàn chỉnh mình sẽ phủ đồng cho mạch bằng công cụ Zone Mode. Các bạn nhấn đè theo đường chéo của board rồi nhả tay ra.

Thiết lập các thông số phủ đồng như hình bên dưới rồi nhấn OK nhé các bạn.

 Đây là mạch in sau khi thiết kế hoàn tất:

Bước cuối cùng xuất mạch in ra định dạng PDF. Chọn theo đường dẫn Output >> Print layout để xuất mạch in hoặc in trược tiếp.

Tùy chỉnh các thông số giống như hình bên trên để xuất mạch in ra. Các bạn nhớ di chuyển phần mạch được biểu thị bên phải cho vừa với khổ giấy A4 nhé.

Nhấn OK và chọn thư mục bạn muốn lưu file PDF nhấn Save.

Chúc các bạn thành công.

Từ khóa » Các Bước Vẽ Mạch In Bằng Proteus