Hướng Dẫn Sửa đổi, Bổ Sung Hợp đồng đúng Quy định - Luật Trí Nam

Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã ký

✔ Sửa đổi, bổ sung hợp đồng là dạng thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng xác lập việc thay đổi nội dung của hợp đồng đã ký kết. Việc sửa đổi hợp đồng có thể thực hiện nhiều lần, vào nhiều thời điểm, có thể sửa đổi một hoặc nhiều nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải tuân thủ quy định về hình thức thỏa thuận và nội dung thỏa thuận mới phát sinh hiệu lực áp dụng cho các bên khi thực hiện hợp đồng.

✔ Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng có thể thể hiện bằng một hợp đồng cụ thể, bằng một phụ lục hợp đồng hoặc một thỏa thuận dân sự độc lập giữa các bên ký kết hợp đồng.

Tham khảo: Phụ lục sửa đổi hợp đồng chính

Kinh nghiệm thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã ký

  • Hợp đồng khi sửa đổi mà công ty đối tác không biết thì có giá trị không?

Nhiều trường hợp khi hợp đồng xảy ra tranh chấp, đối tác nói rằng công ty họ không biết để phụ lục sửa đổi, điều chỉnh hợp đồng nên họ không thực hiện. Giải quyết vướng mắc này bạn nên biết giá trị của thỏa thuận sửa đổi hợp đồng nằm ở việc đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết đúng quy định pháp luật chứ không phụ thuộc vào việc công ty chủ quản có nắm bắt được nội dung sửa đổi, bổ sung của hợp đồng hay không.

  • Hợp đồng có được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho cùng một nội dung

Tự do thỏa thuận, tự do hợp đồng là quyền của các bên nên đương nhiên không có quy định pháp luật nào cấm điều này.

  • Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng xong muốn thay đổi thì phải làm sao?

Hợp đồng sau khi đã sửa đổi xong thì nội dung sửa đổi được coi là nội dung thực hiện theo hợp đồng. Do đó khi muốn thay đổi, chấm dứt, hủy bỏ nội dung này thì các bên phải tuân thủ quy định của Bộ luật dân sự 2015 về từng trường hợp nói trên để tiến hành.

Tham khảo: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng tại Bộ luật dân sự 2015

Tại Điều 241 Bộ luật dân sự 2015 quy định

“1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.

3. Hợp đồng sủa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”

✔ Theo quy định này thì sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc thay đổi một hoặc một sô điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. sửa đổi hợp đồng có một sô đặc điểm sau:

+ Là sự thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng khi giao kết hợp đồng hoặc khi hợp đồng đã có hiệu lực;

+ Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được tiến hành khi hợp đồng đã có hiệu lực. Bởi vì, nếu hợp đồng chưa có hiệu lực thì không coi là sửa đổi hợp đồng mà đó chỉ là quá trình các bên thay đổi các nội dung thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng;

+ Việc sửa đổi hợp đồng chỉ làm thay đổi một hoặc một sộ điều khoản của hợp đồng đã có hiệu lực. Nếu Y iệc sửa đổi hợp đồng làm thay đổi toàn bộ các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thì đó là sự thay thế hợp đồng đã có hiệu lực bằng một bản hợp đồng mới chứ không còn là sửa đổi hợp đồng;

+ Khi hợp đồng được sửa đổi thì phần bị sửa đổi sẽ không còn giá trị, phần sửa đổi sẽ có giá trị kể từ thời điểm việc sửa đổi có giá trị pháp lý.

✔ Mặc dù sửa đổi hợp đồng là một trong các quyền của các bên trong hợp đồng, nhưng quyền này bị giới hạn bởi quy định của pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Tức là, trong một số trường hợp, các bên không được sửa đổi hợp đồng. Ví dụ, theo quy định tại Điều 417 Bộ luật dân sự 2015: “Khi ngưòi thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hớp đồng, trừ trường hợp được ngưòi thứ ba đồng ý”.

✔ Trong một số trường hợp, việc sửa đổi hợp đồng không dựa trên sự thỏa thuận của các bên mà do pháp luật quy định. Tuy nhiên, việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp này chỉ được thực hiện khi có những điều kiện nhất định. Ví dụ, theo quy định tại Điều 420 BLDS, việc sửa đổi hợp đồng được thực hiện khi có các điều kiện sau:

+ Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 420;

+ Một bên bị ảnh hưởng đến lợi ích do hoàn cảnh thay đổi;

+ Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thòi hạn hợp lý. Trong trưòng hợp này, việc sửa đổi hợp đồng do Tòa án thực hiện mà không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

✔ Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện theo hình thức của hợp đồng. Quy định này chỉ áp dụng đối với các hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép. Đối với các trường hợp pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng thì việc sửa đổi hợp đồng không bắt buộc phải tuân theo hình thức của hợp đồng.

Thời điểm phát sinh hiệu lực của việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng

Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng chính đã ký phát sinh hiệu lực áp dụng cho các bên thực hiện hợp đồng như sau:

  • Thứ nhất, đối với hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm công chứng hoặc thời điểm ghi nhận trong thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
  • Thứ hai, đối với hợp đồng không công chứng thì thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm ký kết hoặc thời điểm ghi nhận trong thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng liên quan đến sửa đổi, bổ sung hợp đồng

  • Thực tiễn với vai trò Luật sư kinh tế, chúng tôi thấy rằng dạng tranh chấp phổ biến liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng thường xảy ra là bên bị bất lợi khi triển khai hợp đồng cố tình không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Vì vậy phát sinh việc tranh chấp, yêu cầu bồi thường thiệu hại.
  • Dạng tranh chấp thứ hai đó là thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng được giao kết vô hiệu không phát sinh nghĩa vụ cho các bên, từ đó bên có quyền lợi bị ảnh hưởng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng uy tín

Thực tiễn khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến hợp đồng đã ký kết thì các thiếu sót trong nội dung hợp đồng mới bộc lộ rõ. Những thiếu sót cơ bản thường xảy ra gồm:

  • Điều khoản thỏa thuận thẩm quyền giải quyết tranh chấp không rõ ràng, dẫn đến việc khó thực hiện việc Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời song song với thủ tục khởi kiện.
  • Chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng không rõ ràng dẫn đến việc khó được chấp thuận khi khởi kiện.
  • Các nghĩa vụ thỏa thuận không hợp lý nên làm mất cơ hội đàm phán, thương lượng trước khởi kiện của các bên.

Đây cũng là lý do nếu Quý khách hàng đang cảm nhận hợp đồng đang sử dụng còn vấn đề pháp lý chưa ổn hãy liên hệ ngay Công ty Luật Trí Nam để được hỗ trợ. Chúng tôi nhận dịch vụ tư vấn sửa đổi hợp đồng nhanh và uy tín đảm bảo khách hàng luôn hài lòng khi tin dùng dịch vụ. Thông tin liên hệ

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0904.588.557

Email: hanoi@luattrinam.vn

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Tham khảo: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Từ khóa » Chỉnh Hợp đồng Là Gì