Hướng Dẫn Sửa Lỗi "Windows Cannot Connect To The Printer"
Có thể bạn quan tâm
Với dân văn phòng, việc lỗi kết nối máy tính với máy in, cụ thể là “Windows cannot connect to the printer” chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Trong bài viết dưới đây, Phong Vũ sẽ chia sẻ đến các bạn chi tiết các cách để khắc phục được lỗi Windows cannot connect to the printer này không chỉ đơn giản mà còn lại rất hiệu quả.
- Hướng dẫn 4 cách kết nối máy in với laptop đơn giản và dễ dàng nhất
- Máy in HP có tốt không? Top 3 máy in HP Laser văn phòng nhỏ gọn, giá rẻ, in đẹp
- Bí kíp chọn máy in 3D phục vụ nhu cầu từ đơn giản đến chuyên nghiệp
Mục lục
- 1. Lỗi Windows cannot connect to the printer là gì?
- 2. Nguyên nhân xảy ra lỗi Windows cannot connect to the printer
- 3. Cách sửa lỗi Windows cannot connect to the printer
- 3.1. Kiểm tra lại kết nối giữa máy in và máy tính
- 3.2. Khởi động lại dịch vụ Printer Spooler
- 3.3. Tạo Local Port
- 3.4. Cài lại driver máy in
- 3.5. Sử dụng Troubleshooter printer
- 3.6. Chép lại tập tin mscms.dll
1. Lỗi Windows cannot connect to the printer là gì?
Lỗi Windows cannot connect to the printer là một trong các lỗi thường xuất hiện khi người dùng cố gắng kết nối máy in mạng hoặc máy in có chia sẻ trong mạng nội bộ với máy tính đang chạy hệ điều hành Windows. Xuất phát điểm của thông báo lỗi Windows cannot connect to the printer này chính là sai lệch trong việc xác định mấy in, thiết lập kết nối hoặc khi Windows gặp trở ngại trong việc kết nối máy in đó, kèm theo những mã lỗi như 0x0000007e, 0x0000007a, 0x0000011b hoặc 00×00000002.
Khi thông báo này hiển thị, dĩ nhiên bạn sẽ không in được. Nó có thể tạo ra sự cố và gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc khi người dùng không thể in được các tài liệu cần thiết. Lúc này, người dùng cần phải kiểm tra kết nối mạng, xem xét cài đặt lại driver của máy in hoặc kết nối máy tính với một máy in khác. Tuy nhiên, để tìm được giải pháp tối ưu nhất, hãy cùng Phong Vũ điểm qua nguyên nhân xảy ra lỗi Windows cannot connect to the printer dưới đây để xác định tình trạng của máy và có biện pháp phù hợp nhất.
2. Nguyên nhân xảy ra lỗi Windows cannot connect to the printer
Thông báo lỗi Windows cannot connect to the printer thường xảy ra trên Windows 7. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi như Driver máy in; máy in được cấu hình không đúng; máy in không thể kết nối với máy tính hoặc mạng của máy tính; máy tin đang ở trạng thái tắt… Chính vì thế, người dùng cần phải kiểm tra lại các đường dây tín hiệu để chắc chắn được rằng các đường dây này được kết nối đúng với máy tính. Nếu máy tin đang tắt, hãy bật nó và kiểm tra đèn báo để xác định nó liệu có đang hoạt đồng bình thường hay không.
Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân dẫn đến lỗi Windows cannot connect to the printer nêu trên, vẫn tồn tại một số nguyên nhân khác như sau:
- Kết nối vật lý, dây dẫn bị lỏng hoặc bị ngắt điện. Đối với những loại máy in có dây, hãy đảm bảo rằng cáp USB được kết nối đúng cách với cả máy in và máy tính. Đối với máy in không dây, hãy chắc chắn rằng máy in và máy tính được kết nối với cùng một mạng Wi-Fi. Máy in nếu không được chia sẻ đúng mạng, sẽ không kết nối được.
- Cài đặt sai driver máy in. Driver máy in là phần mềm giúp máy tính giao tiếp với máy in. Nếu driver máy in bị thiếu hoặc bị lỗi hoặc không tương thích với hệ điều hành Windows đang sử dụng, máy tính của bạn có thể không thể kết nối với máy in.
- Tình trạng máy in bị lỗi. Để kiểm tra xem máy in có bị lỗi hay không, hãy thử khởi động lại máy in. Nếu máy in vẫn không hoạt động, hãy liên hệ với nhà sản xuất máy in để được hỗ trợ.
- Trong một số trường hợp hiếm hoi, lỗi Windows cannot connect to the printer có thể do vấn đề với cài đặt máy tính. Để khắc phục sự cố này, hãy thử chạy trình khắc phục sự cố máy in tích hợp của Windows.
- Những lỗi cấu hình mạng như địa chỉ IP máy in bị sai; lỗi quyền truy cập mạng, truy cập máy in; Firewall hoặc bạn đã vô tình cài đặt phần mềm bảo mật thứ ba gây chặn kết nối đến máy in.
Máy in phun đa năng màu Canon G2730
4.199.000₫ 5.490.000₫
- Máy in phun màu
- Tốc độ in tối đa (màu):6 trang/phút
- Tốc độ in tối đa trắng đen: 11 trang/phút
- Kết nối: USB 2.0
- Hệ điều hành: Windows 11 / 10 / 8.1 / 7 SP1/ MacOS 10.14.6 – 12
3. Cách sửa lỗi Windows cannot connect to the printer
Để sửa lỗi Windows cannot connect to the Printer, hãy cùng Phong Vũ tham khảo ngay những cách dưới đây.
3.1. Kiểm tra lại kết nối giữa máy in và máy tính
Lỗi Windows cannot connect to the printer có thể xuất hiện khi người dùng chưa thiết lập kết nối đúng cách giữa máy tính và máy in hoặc khi máy in đang nằm ở trạng thái tắt. Chính vì thế, để khắc phục tình trạng này, bạn phải kiểm tra những tín hiệu đã được báo kết nối đúng với máy tính chưa. Trường hợp máy in đang tắt, bạn hãy bật máy in, đồng thời kiểm tra xem những đèn trạng thái của máy có bật lên không.
3.2. Khởi động lại dịch vụ Printer Spooler
Trường hợp, bạn đã kiểm tra kết nối giữa máy in và máy tính nhưng vẫn không hiệu quả thì việc khởi động lại tính năng Printer Spooler Service chính là giải pháp, khả thi có tỉ lệ thành công vô cùng lớn, có thể sửa chữa triệt để lỗi Windows cannot connect to the printer. Để thực hiện biện pháp hãy, hãy làm theo thao tác dưới đây:
- Bước 1: Nhấn tổ hợp hai phím phím Windows + R, tiếp tục nhập services.msc và ấn Enter.
- Bước 2: Truy cập và tìm và nhấn đúp vào mục Print Spooler.
- Bước 3: Lúc này, cửa sổ giao diện mới sẽ hiện ra, ở mục Service status, ấn chọn Stop, tiếp tục ấn chọn mục Start để tiến hành khởi động lại dịch vụ.
- Bước 4: Ấn chọn OK. Tiếp tục kiểm tra lại kết nối giữa máy in và máy tính xe đã ổn định trở lại hay chưa.
3.3. Tạo Local Port
Ngoài việc kiểm tra kết nối máy tin hoặc khởi động lại dịch vụ Printer Spooler để sửa chữa lỗi Windows cannot connect to the printer, bạn có thể tạo local Port để khắc phục tình trạng này.
- Bước 1: Truy cập Control Panel, ấn chọn mục “Devices and Printers”.
- Bước 2: Tiếp tục ấn chọn “Add a printer”.
- Bước 3: Ấn chọn mục “Add a network, wireless or Bluetooth printer”.
- Bước 4: Ấn chọn mục “Create a new ports”, tiếp tục chọn mục “Type of port”, sau đó chọn “Local Port” và ấn Next.
- Bước 5: Bạn hãy đặt tên cổng kết nối tới máy in. Tại bước này, bạn cần nhập tên máy in hoặc là địa chỉ IP tĩnh của máy trong mạng của bạn.
- Bước 6: Khi cài đặt driver, một hộp thoại sẽ được hiển thị, lúc này, bạn cần chọn đúng nhà sản xuất và model máy in tương ứng giúp hệ thống máy tính có thể cài đặt được driver điều khiển.
3.4. Cài lại driver máy in
- Bước 1: Ấn chọn tổ hợp hai phím Windows + R, tiếp tục nhập “printmanagement.msc” và nhấn Enter.
- Bước 2: Chọn mục All Drivers. Truy cập danh mục driver của máy in đang được cài ở máy tính và ấn chuột phải chọn mục Delete.
- Bước 3: Truy cập trang chủ của hãng sản xuất máy in, tìm kiếm driver máy in bạn đang dùng rồi tải về và cài đặt.
Máy in trắng đen đơn năng Brother HL-B2100D
3.690.000₫ 3.890.000₫
- Chức năng: in
- Tốc độ in: Lên đến 34/36 trang mỗi phút
- In 2 mặt tự động
- Độ phân giải: 1200 x 1200 dpi
- Kết nối: USB 2.0
3.5. Sử dụng Troubleshooter printer
Để sửa lỗi Windows cannot connect to the printer, bạn cũng có thể dùng trình sửa chữa Troubleshooter printer để cung cấp hướng dẫn và giải quyết cụ thể vấn đề này/
- Bước 1: Truy cập mục Control Panel và chọn mục “Devices and Printers”.
- Bước 2: Ấn chuột phải vào máy in có sự cố và chọn mục “Troubleshoot”.
Lúc này, hệ thống máy tính sẽ tiến hành kiểm tra lỗi và sửa chữa lỗi cho máy in của bạn.
3.6. Chép lại tập tin mscms.dll
Ngoài những cách sửa lỗi Windows cannot connect to the printer trên, bạn có thể tìm hiểu biện pháp chép lại tệp “mscms.dll” về thư mục đúng theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Truy cập vào mục C:Windows\system32, tìm tệp mscms.dll, tiếp tục sao chép nó.
- Bước 2: Dựa theo hệ điều hành của máy, bạn hãy điều hướng đến một trong những thư mục sau:
– Với hệ điều hành 64-bit là “C:windows\system32\spool\drivers\x64\3”
– Với hệ điều hành 32-bit: “C:windows\system32\spool\drivers\w32x86\3”
- Bước 3: Dán tệp tin đã sao chép về thư mục tương ứng và khởi động lại máy tính.
Trên đây là các cách có thể giúp bạn sửa chữa lỗi Windows cannot connect to the printer. Phong Vũ mong rằng những nội dung này sẽ giúp được bạn khắc phục được lỗi máy tin trong công việc hàng ngày. Trường hợp, bạn đã thử tất cả những cách trên mà máy in vẫn không khắc phục lỗi, hãy liên lạc với nhà sản xuất máy in và bộ phận hỗ trợ kỹ thuật Microsoft để được hỗ trợ thêm.
Từ khóa » Kết Nối Máy In Báo Lỗi Connect To Printer Win 10
-
Fix Lỗi " Connect To Printer" Khi Kết Nối Máy In Share Trên Win 10 Mới
-
Cách Sửa Lỗi "Windows Cannot Connect To The Printer", Không Kết Nối ...
-
Máy Tính Báo Lỗi “Windows Cannot Connect To The Printer”
-
Khắc Phục Lỗi Windows Cannot Connect To The Printer Win 10
-
Sửa Lỗi "Connect To Printer: Windows Cannot Connect To Printer"
-
Cách Khắc Phục Lỗi Windows Cannot Connect To The Printer
-
Cách Fix Lỗi Không Kết Nối được Máy In Qua Mạng LAN Win 10
-
Khắc Phục Lỗi Windows Cannot Connect To The Printer Mới 2020
-
Cách Sửa Lỗi Connect To Printer ? Hướng Dẫn Khắc Phục Lỗi ...
-
Windows Cannot Connect To The Printer Lỗi Kết Nối Máy In
-
Cách Khắc Phục Lỗi Windows Không Kết Nối Với Máy In
-
Windows Cannot Connect To Printer Lỗi 0x0000011b - Bảo Phong
-
Cách Sửa Lỗi Windows Couldn't Connect To The Printer Khi Share Máy In
-
Cách Sửa Lỗi Windows Cannot Connect To The Printer | Viễn Thông VHB