Hướng Dẫn Thiết Kế Bài Giảng E-Learning Chuẩn SCOM Và HTML5
Có thể bạn quan tâm
e-Learning được đánh giá là phương pháp học tập trực tuyến rất hiệu quả nhờ nội dung đa dạng, có sự tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. Ngày nay xu hướng giảng dạy và học tập bằng e-Learning rất được quan tâm, do đó việc thiết kế bài giảng e-Learning chất lượng và hiệu quả là cực kỳ quan trọng. Trong đó 2 chuẩn thường được nhắn tới trong thiết kế bài giảng là chuẩn SCOM và HTML5.
Sau đây VniTeach sẽ giới thiệu quy trình thiết kế bài giảng e-Learning chuẩn SCOM và HTML.
1. Xây dựng mục tiêu và nội dung kiến thức cần có trong bài giảng
Khi thiết kế bài giảng e Learning, điều đầu tiên cần làm là xác định mục tiêu. Mục tiêu được nói đến ở đây chính là mục tiêu học tập. Mục tiêu hướng tới là sau mỗi bài giảng học sinh sẽ đạt được những điều gì.
Người chịu trách nhiệm thiết kế bài giảng e-Learning cần phải đọc sách giáo khoa thật kỹ. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo thêm các tài liệu ở ngoài để hiểu rõ về nội dung của từng mục trong bài học. Từ đó, xác định được mục tiêu của mỗi bài giảng, bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ.
2. Xây dựng kịch bản bài giảng
Khi xây dựng kịch bản bài dạy, cần phải tuân theo các nguyên tắc sư phạm, kiến thức cơ bản và đảm bảo được mục tiêu của bài dạy bao gồm cả phần kiến thức và kỹ năng. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các bước của nhiệm vụ dạy học, gồm: xây dựng các bước dạy học, xây dựng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, xây dựng câu hỏi tương tác, lắp ghép toàn bộ các bước lại với nhau để tạo thành quá trình dạy học hoàn chỉnh.
3. Xây dựng kho tư liệu cho bài giảng
Nguồn tư liệu phục vụ cho bài giảng sẽ được lấy từ phần mềm dạy học, tìm kiếm trên internet hay tự tạo mới thông qua việc chụp ảnh, quay video, phần mềm photoshop, phần mềm cắt ghép video,… Tư liệu cần có chất lượng tốt, thẩm mỹ cao, đảm bảo về nội dung và ý đồ sư phạm.
Sau khi đã thu thập đủ tư liệu phục vụ thiết kế bài giảng eLearning, hãy sắp xếp chúng thành thư viện tư liệu, nghĩa là tạo thành một cây thư mục hợp lý. Đây không chỉ là nơi lưu trữ các liên kết của bài giảng đến tập tin hình ảnh, âm thanh, video khi thực hiện sao chép bài giảng sang ổ đĩa hay máy tính khác mà còn giúp tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng.
4. Thiết kế bài giảng PowerPoint
Dựa vào các nội dung đã chuẩn bị gồm: Xây dựng mục tiêu và nội dung giảng dạy, xây dựng kịch bản và kho tư liệu bài giảng thì giáo viên sẽ tiến hành soạn bài giảng trên phần mềm Microsoft PowerPoint.
Khi thiết kế bài giảng cần lưu ý một số điểm sau:
– Đảm bảo cấu trúc của bài giảng bao gồm: slide mở đầu, slide mục tiêu, slide nội dung bài học, các slide nội dung bài giảng và câu hỏi tương tác từng hoạt động, slide củng cố kiến thức, slide dặn dò và bài tập tự làm và cuối cùng là slide tài liệu tham khảo.
– Khi thiết kế slide cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: sử dụng đồng bộ giao diện chung cho các slide (slide template), màu chữ và màu nền nên tương phản và kích thước chữ phù hợp để người học dễ dàng quan sát, sử dụng từng hiệu ứng nhất định cho từng nhóm đối tượng, tránh lạm dụng hiệu ứng, màu sắc sặc sỡ, ảnh động quá nhiều sẽ gây phân tán tập trung của học sinh.
– Khi sử dụng hình ảnh, video phải có độ phân giải cao, kích thước phù hợp với slide bài giảng.
– Thêm bớt các slide để có cấu trúc slide bài giảng rõ ràng, khoa học để phục vụ việc hiển thị mục lục cho bài giảng e-Learning.
5. Lựa chọn phần mềm và tiến hành tạo bài giảng e-Learning
Hiện nay, có nhiều phần mềm lựa chọn để thiết kế bài giảng điện tử eLearning, bao gồm: Adobe Presenter, iSpring Suite, Articulate Storyline, Adobe Captivate, Avina Authoring Tool, Lecture Maker, MS Moodle, eXe,… Tuy nhiên Adobe Presenter, iSpring Suite, Articulate Storyline được sử dụng phổ biến hơn cả vì nó đơn giản và gần gũi với giáo viên.
Thực hiện số hóa bài giảng: Ghi âm, quay video, biên tập, chỉnh sửa video, file âm thanh, nhờ sự hỗ trợ từ phần mềm để thực hiện đồng bộ hóa bài giảng.
6. Chạy thử, chỉnh sửa và xuất bản bài giảng
Bao gồm các công việc: chạy thử chương trình giảng dạy, rà soát và chỉnh sửa lỗi trong bài giảng, đóng gói bài giảng dưới định dạng phù hợp với nhu cầu. Sau khi hoàn tất bước này, chúng ta đã có bài giảng e-Learning hoàn chỉnh, để phục vụ cho công tác giảng dạy.
Trên đây là toàn bộ quy trình thiết kế một bài giảng e-Learning chuyên nghiệp, hiệu quả và đảm bảo chuẩn SCOM và HTML5. VniTeach hi vọng sẽ giúp ích nhiều cho quý Thầy Cô.
Từ khóa » Thiết Kế Bài Giảng E-learning Tiểu Học
-
Hướng Dẫn Cách Thiết Kế Bài Giảng E-learning, Giáo án điện Tử
-
Hướng Dẫn Thiết Kế Bài Giảng E - Learning Với ISpring Suite - YouTube
-
5 Bước Trong Quy Trình Thiết Kế Giáo án E-learning - NukeViet Gate
-
Thiết Kế Bài Giảng E-Learning Chuẩn Chỉ Với 6 Bước đơn Giản
-
Thiết Kế Bài Giảng E-learning - 4 Lưu ý Không Thể Bỏ Qua - Slide Factory
-
Phần Mềm Thiết Kế Bài Giảng Tương Tác Tốt Nhất - Edulive
-
Kho Bài Giảng E-learning - TRANG CHỦ
-
Bài Giảng E-LEARNING - Krông Ana
-
Cách Làm Bài Giảng E-Learning Trên Phần Mềm Powerpoint Tích ...
-
Chuyên đề Trường-Thiết Kế Bài Giảng Elearning, Quay Video Bài Giảng
-
Một Số Kinh Nghiệm Thiết Kế Bài Giảng E-learning
-
Bài Giảng E-learning - Tiểu Học Khương Mai
-
SKKN Thiết Kế Bài Giảng Elearning Trong Dạy Học ở Tiểu Học - 123doc
-
Xây Dựng Bài Giảng E-Learning, Minh Họa Với Adobe Presenter