Hướng Dẫn Thực Hiện Chuẩn Kiến Thức, Kĩ Năng Môn Địa Lý 10
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Địa lý
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.42 KB, 30 trang )
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOPHẠM THỊ SEN (chủ biên)NGUYỄN HẢI CHÂU – VƯƠNG THỊ PHƯƠNG HẠNH – PHẠM THỊ THU PHƯƠNGHƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 103Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Chương trình Giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đãđược ban hành, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấphọc, trường học trên phạm vi cả nước.Chương trình Giáo dục phổ thông là một kế hoạch sư phạm gồm :− Mục tiêu giáo dục ;− Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục ;− Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, cấp học ;− Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ;− Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học.Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đềcủa chương trình môn học, theo từng lớp học ; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗicấp học. Có thể nói : Điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông lần này là đưa Chuẩn kiến thức, kĩ năng vàothành phần của Chương trình Giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theoChuẩn kiến thức, kĩ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước ; góp phần khắc phục tình trạng quá tải tronggiảng dạy, học tập ; giảm thiểu dạy thêm, học thêm.Nhìn chung, ở các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năngtrong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá ; song về tổng thể, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mớigiáo dục phổ thông ; cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa.Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, xuất bản bộ tài liệuHướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các môn học, lớp học của các cấp Tiểu học, Trunghọc cơ sở và Trung học phổ thông.Bộ tài liệu này được biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiếnthức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa, tạo điều kiệnthuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá. Cấu trúc chung của bộ tài liệu gồm hai phần chính :Phần thứ nhất : Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông ; Phần thứ hai : Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học trong Chương trìnhGiáo dục phổ thông.Bộ tài liệu : Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Trung học cơ sở và Trunghọc phổ thông có sự tham gia biên soạn, thẩm định, góp ý của nhiều nhà khoa học, nhà sư phạm, các cán bộnghiên cứu và chỉ đạo chuyên môn, các giáo viên dạy giỏi ở địa phương.Hi vọng rằng, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ là bộ tài liệu hữu ích đối với cán bộquản lí giáo dục, giáo viên và học sinh trong cả nước. Các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai sửdụng bộ tài liệu và tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục, các giáo viên và học sinh thực hiện tốt yêu cầu đổimới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, góp phần tích cực, quan trọng vào việc nâng cao chấtlượng giáo dục trung học.4 LỜI GIỚI THIỆULần đầu tiên được xuất bản, bộ tài liệu này khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bộ Giáo dục vàĐào tạo rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc gần xa để tàiliệu được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau.BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOPHẦN THỨ NHẤTGIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNGI − GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, đượcdùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêucầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó. Yêu cầu là sự cụ thể hoá, chi tiết, tường minh Chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêucầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những "chốt kiểm soát" để đánh giáchất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện. 2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn 2.1. Chuẩn phải có tính khách quan, nhìn chung không lệ thuộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan củangười sử dụng Chuẩn. 2.2. Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng. 2.3. Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là Chuẩn đó có thể đạt được (là trình độ hay mức độ dung hoà hợplí giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra). 2.4. Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng. 2.5. Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liênquan. II − CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT) đượcthể hiện cụ thể trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các chươngtrình cấp học. Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hoá thành chuẩn kiếnthức, kĩ năng của chương trình môn học, chương trình cấp học. 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩnăng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủđiểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩnăng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. 5Mỗi yêu cầu về kiến thức, kĩ năng có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiến thức, kĩ năngcụ thể, tường minh hơn ; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kĩ năng vàmức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng. 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức,kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấphọc. 2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình các cấp học đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiếnthức, kĩ năng mà học sinh (HS) cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từnglớp học và cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn họcnhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học. 2.2. Việc thể hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cuối chương trình cấp học thể hiện hình mẫu mongđợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lí, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng giáoviên (GV). 2.3. Chương trình cấp học đã thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng không phải đối với từng môn học màđối với từng lĩnh vực học tập. Trong văn bản về chương trình của các cấp học, các chuẩn kiến thức, kĩ năngđược biên soạn theo tinh thần : a) Các chuẩn kiến thức, kĩ năng không được đưa vào cho từng môn học riêng biệt mà cho từng lĩnh vựchọc tập nhằm thể hiện sự gắn kết giữa các môn học và hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ thực hiện mụctiêu của cấp học. b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được thể hiện trong chương trình cấp học là cácchuẩn của cấp học, tức là những yêu cầu cụ thể mà HS cần đạt được ở cuối cấp học. Cách thể hiện này tạomột tầm nhìn về sự phát triển của người học sau mỗi cấp học, đối chiếu với những gì mà mục tiêu của cấphọc đã đề ra. 3. Những đặc điểm của Chuẩn kiến thức, kĩ năng 3.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức,kĩ năng. 3.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi HS cần phải và có thể đạt đượcnhững yêu cầu cụ thể này. 3.3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT. Trong CTGDPT, Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụthể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập ; đồng thời, Chuẩnkiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của CTGDPT. Việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theoChuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất ; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nộidung nặng nề, quá cao so với chuẩn kiến thức, kĩ năng vào dạy học, kiểm tra, đánh giá ; góp phần làm giảmtiêu cực của dạy thêm, học thêm ; tạo điều kiện cơ bản, quan trọng để có thể tổ chức giảng dạy, học tập, kiểmtra, đánh giá và thi theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.III − CÁC MỨC ĐỘ VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Các mức độ về kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể trong Chuẩn kiến thức, kĩ năng của CTGDPT. Về kiến thức : Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sáchgiáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. 6Về kĩ năng : Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành ; có kĩ năngtính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ,... Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đếnphức tạp ; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng,phân tích, đánh giá và sáng tạo (có thể tham khảo thêm phân loại Nikko gồm 4 mức độ : nhận biết, thônghiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao). 1. Nhận biết : Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây ; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghinhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Đây làmức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khiđược đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng. HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng. Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các yêu cầu :− Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.− Nhận dạng được (không cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượngtrong các tình huống đơn giản.− Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng. 2. Thông hiểu : Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng ; giảithích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng ; là mức độ cao hơn nhận biết nhưnglà mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữacác khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển thôngtin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ướclượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :− Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định lí, định luật, tính chất, chuyển đổi được từ hìnhthức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác (ví dụ : từ lời sang công thức, kí hiệu, số liệu và ngượclại).− Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, định lí, địnhluật.− Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.− Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc lôgic. 3. Vận dụng : Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới : vận dụng nhậnbiết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra ; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức,biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định lí, định luật, công thức đểgiải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn. Đây là mức độ thông hiểu cao hơn mức độ thônghiểu trên. Có thể cụ thể hoá mức độ vận dụng bằng các yêu cầu :− So sánh các phương án giải quyết vấn đề.− Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được.− Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lí, định luật, tính chấtđã biết.7− Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống đơn giản, đơn lẻ quen thuộc sang tình huống mới, phứctạp hơn. 4. Phân tích : Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểuđược cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Yêu cầu chỉ ra được các bộ phận cấu thành, xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận, nhận biết vàhiểu được nguyên lí cấu trúc của các bộ phận cấu thành. Đây là mức độ cao hơn vận dụng vì nó đòi hỏi sựthấu hiểu cả về nội dung lẫn hình thái cấu trúc của thông tin, sự vật, hiện tượng. Có thể cụ thể hoá mức độ phân tích bằng các yêu cầu :− Phân tích các sự kiện, dữ kiện thừa, thiếu hoặc đủ để giải quyết được vấn đề.− Xác định được mối quan hệ giữa các bộ phận trong toàn thể.− Cụ thể hoá được những vấn đề trừu tượng.− Nhận biết và hiểu được cấu trúc các bộ phận cấu thành. 5. Đánh giá : Là khả năng xác định giá trị của thông tin : bình xét, nhận định, xác định được giá trị củamột tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phương pháp. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thứcđược đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Việc đánh giá dựa trên cáctiêu chí nhất định ; đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợpvới mục đích). Yêu cầu xác định được các tiêu chí đánh giá (người đánh giá tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí)và vận dụng được để đánh giá. Có thể cụ thể hoá mức độ đánh giá bằng các yêu cầu :− Xác định được các tiêu chí đánh giá và vận dụng để đánh giá thông tin, sự vật, hiện tượng, sự kiện.− Đánh giá, nhận định giá trị của các thông tin, tư liệu theo một mục đích, yêu cầu xác định.− Phân tích những yếu tố, dữ kiện đã cho để đánh giá sự thay đổi về chất của sự vật, sự kiện.− Đánh giá, nhận định được giá trị của nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ. Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưara một nhận định chính xác về năng lực của người được đánh giá về chuyên môn liên quan. 6. Sáng tạo : Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin ; khai thác, bổ sung thông tin từ cácnguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới. Yêu cầu tạo ra được một hình mẫu mới, một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thôngtin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi, năng lực sáng tạo, đặc biệt là trong việchình thành các cấu trúc và mô hình mới. Có thể cụ thể hoá mức độ sáng tạo bằng các yêu cầu :− Mở rộng một mô hình ban đầu thành mô hình mới.− Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát mới.− Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh mới.− Dự đoán, dự báo sự xuất hiện nhân tố mới khi thay đổi các mối quan hệ cũ. Đây là mức độ cao nhất của nhận thức, vì nó chứa đựng các yếu tố của những mức độ nhận thức trên vàđồng thời cũng phát triển chúng.IV − CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VỪA LÀ CĂN CỨ, VỪA LÀ MỤC TIÊU CỦA GIẢNG DẠY, HỌC TẬP, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 8Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của CTGDPT bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, phùhợp của CTGDPT ; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ 1.1. Biên soạn sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mớiphương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. 1.2. Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyênmôn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV. 1.3. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục. 1.4. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi ; đánh giá kết quả giáo dụctừng môn học, lớp học, cấp học. 2. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng được biên soạn theo hướng chi tiết các yêu cầucơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong SGK.Tài liệu giúp các cán bộ quản lí giáo dục, các cán bộ chuyên môn, GV, HS nắm vững và thực hiện đúngtheo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 3. Yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng 3.1. Yêu cầu chung a) Căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được cácyêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toànvào SGK ; mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. b) Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Chútrọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu ; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hànhđộng và thái độ tự tin trong học tập cho HS. c) Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS ; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. d) Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăngcường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. e) Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc doGV và HS tự làm ; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. g) Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình họctập ; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá. 3.2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục a) Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước ; nắm vững mục đích, yêucầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành, trong Chương trình và SGK,phương pháp dạy học (PPDH), sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giákết quả giáo dục. b) Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong CTGDPT, đồng thời tạo điềukiện thuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH. c) Có biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệu quả ;thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát Chuẩn kiến thức,kĩ năng đồng thời với tích cực đổi mới PPDH. 9d) Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời với phê bình, nhắc nhởnhững người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 3.3. Yêu cầu đối với giáo viên a) Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản,tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thácsâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. b) Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phongphú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể củalớp, trường và địa phương. c) Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động,sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức ; chú ý khai thác vốn kiến thức,kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS ; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong họctập cho HS ; giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. d) Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng ;hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học ; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành ; hướng dẫn HS có thói quenvận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. e) Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợpvới đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính chất của bài học ; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượngdạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương. 4. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng 4.1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mụctiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học ;đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học. Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so vớimục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoáthành các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mônhọc cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quảhọc tập của HS. 4.2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá a) Chức năng xác định − Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, xác định mức độ thực hiện Chuẩnkiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúcmột bài, chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học). − Xác định đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng. b) Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác địnhnguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng,hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tựđánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiệncần thiết : − Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đócó biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH ; 10− Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình ; xác định nguyênnhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tựđánh giá ; − Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục ; − Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng lớp và của cả cơ sở giáodục. 4.3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giáa) Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp ; cácyêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học. b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường ; tăngcường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì ; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giáthường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gâyáp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩnăng, vừa có khả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức củangười học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức. c) Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra,thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ,học lệch, học vẹt ; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức. d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng : đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấuvươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiếnbộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếusót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS :nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp ; quan tâm tới mức độhoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như cáctiết thực hành, thí nghiệm. g) Khi đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, màcần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quảhọc tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thứctrong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trong đánh giá. h) Khi đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn bao gồm đánhgiá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tinphản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học. i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học vàhoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hayđánh giá bằng nhận xét, xếp loại của GV. k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài. Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá trong và đánhgiá ngoài : − Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộngđồng. 11− Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơ quan quản lí giáodục và của cộng đồng. − Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng.− Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốc tế. l) Phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH : Đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra, đánh giá là hai mặtthống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học. 4.4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vicủa HS. b) Đảm bảo độ tin cậy : Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá,phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục. c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phảiphù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học. d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá : Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của HS,cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho phân loại đối tượng. e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. PHẦN THỨ HAIHƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN12A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNHHọc xong chương trình Địa lí 10 (chương trình chuẩn) học sinh đạt được:1. Về kiến thức:Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản về:- Trái Đất với ý nghĩa là môi trương sống của con người bao gồm các thành phần cấu tạo và tác động qua lại của chúng, một số quy luật chủ yếu của lp71 vỏ địa lí.- Địa lí dân cư và một số khía cạnh văn hóa, xã hội của dân cư.- Các hoạt động kinh tế chủ yếu của con người trên Trái Đất.- Mối quan hệ giữa dân cư, các hoạt động sản xuất với môi trường và sự phát triển bền vững.2. Về kĩ năngCủng cố và tiếp tục phát triển các kỹ năng:- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí cũng như kỹ năng đọc và sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê.- Thu thập, trình bày các thông tin địa lí.- Vận dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với học sinh trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tưduy phê phán.3. Về thái độ, hành vi- Có tình yêu thiên nhiên, con người, ý thức và hành động thiết thực bảo vệ môi trường xung quanh.- Có ý thức quan tâm đến một số vấn đề liên quan đến địa lí học ở trong và ngoài nước.- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của địa phương và của đấtnước.B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNGCác kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình Địa lí lớp 10 được cụ thể thành những yêu cầu chi tiết như sau:ĐỊA LÍ TỰ NHIÊNChủ đề 1: BẢN ĐỒ1. Kiến thức1.1. Phân biệt được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản: phép chiếu phương vị, phép chiếu hình nón, phép chiếu hình trụ.Đặc điểm của lưới kinh, vĩ tuyến của các phép chiếu: phương vị đứng, hình nón đứng, hình trụ đứng.- Phép chiếu phương vị đứng: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những vòngtròn đồng tâm ở cực.- Phép chiếu hình nón đứng: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cungtròn đồng tâm.- Phép chiếu hình trụ đứng: Các kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông gócnhau.1.2. Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ* Phương pháp ký hiệu:- Đối tượng thể hiện: các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như các trung tâm công nghiệp, các mỏkhoáng sản…13- Cách thể hiện: những ký hiệu thể hiện đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bốtrên bản đồ.- Có 3 dạng kí hiệu chính: ký hiệu hình học, ký hiệu chữ và ký hiệu tượng hình.* Phương pháp ký hiệu đường chuyển động:- Đối tượng thể hiện: sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên (hướng gió, dòng biển…) và các hiện tượngkinh tế-xã hội (các luồn di dân, vận chuyển hàng hóa…) trên bản đồ.- Sự di chuyển của các hiện tượng được thể hiện bằng các mũi tên chỉ hướng di chuyển.* Phương pháp chấm điểm:- Đối tượng thể hiện: các đối tượng, hiện tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ như các điểm dân cư nông thôn, cáccơ sở chăn nuôi…- Các đối tượng, hiện tượng được thể hiện bằng các điểm chấm. Trên bản đồ, mỗi điểm chấm (.) đều cómột giá trị nào đó.* Phương pháp bản đồ - biểu đồ:- Đối tượng thể hiện: giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hànhchính).- Cách thể hiện: sử dụng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó trên bản đồ.1.3. Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat địa lí để tìm hiểu đặc điểm của các đốitượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí.* Các bước sử dụng bản đồ:- Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí trên bản đồ.- Đọc bản chú giải để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ như thế nào; xem tỉ lệcủa bản đồ để biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách trên thực tế.- Dựa vào bản đồ tìm đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện.- Dựa vào bản đồ để xác lập các mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí.* Atlat địa lí là một tập hợp các bản đồ. Khi sử dụng, thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng, hiện tượng địa lí.2. Kĩ năng- Nhận biết được một số phép chiếu hình bản đồ qua mạng lưới kinh, vĩ tuyến: Dựa vào đặc điểm của mạng lưới kinh, vĩ tuyến để xác định phương pháp chiếu đồ được sử dụng để vẽ bản đồ.- Nhận biết một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlat: xác địnhcác đối tượng địa lí và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên, kinh tế và Atlat.Chủ đề 2: HỆ QỦA CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT 1. Kiến thức1.1. Hiểu được khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời14
Trích đoạn
- Phân tích các bảng số liệu về một số ngành dịch vụ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại,
Tài liệu liên quan
- Dạy hoc - kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lý THPT
- 21
- 1
- 2
- Chuẩn kiến thứ , kĩ năng môn Ngữ văn lớp 6
- 5
- 2
- 76
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lý 12
- 164
- 950
- 4
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lý 11
- 141
- 796
- 9
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lý 10
- 141
- 779
- 0
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý 10
- 30
- 1
- 27
- Giao án chuản kien thuc ki nang mon Dia 8 Lao Cai
- 4
- 578
- 0
- Thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lý cấp THCS
- 39
- 1
- 5
- CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN GDCD LOP 10.
- 16
- 2
- 64
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý 12
- 28
- 870
- 7
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(375 KB - 30 trang) - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý 10 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Chuẩn Kiến Thức địa Lý 10
-
Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng địa 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn
-
Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng địa Lí 10
-
Chuẩn Kiến Thức-kĩ Năng Địa 10-11-12 - Tài Liệu - 123doc
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Chuẩn Kiến Thức, Kỹ Năng Môn Địa Lí Lớp 10 ...
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Chuẩn Kiến Thức, Kĩ Năng Môn Địa Lý 10
-
Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng Môn Địa Lí Lớp 10 Trang 1 Tải Miễn Phí Từ ...
-
Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng Môn Địa Lí - TaiLieu.VN
-
Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng Môn Địa Lí.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí Với 1 ...
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Chuẩn Kiến Thức, Kỹ Năng Môn Địa Lí Lớp 10 ...
-
Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Tổng Thể Môn Địa Lý
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Theo Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng Môn Địa Lí Lớp 10
-
Đề Kiểm Tra Theo Chuẩn Kiến Thức, Kĩ Năng Địa Lí 10
-
Top 14 Chuẩn Kiến Thức địa Lý 12