Hướng Dẫn Thực Hiện Chuẩn Kiến Thức, Kỹ Năng Môn Địa Lí Lớp 10 ...

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lí lớp 10 chương trình chuẩn doc Số trang Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lí lớp 10 chương trình chuẩn 24 Cỡ tệp Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lí lớp 10 chương trình chuẩn 181 KB Lượt tải Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lí lớp 10 chương trình chuẩn 10 Lượt đọc Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lí lớp 10 chương trình chuẩn 54 Đánh giá Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lí lớp 10 chương trình chuẩn 4.9 ( 11 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Địa lí lớp 10 Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Địa lí Chương trình chuẩn Địa lí lớp 10 Hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng Địa lý Chuẩn kiến thức kỹ năng Giáo dục phổ thông Kiến thức Địa lí lớp 10

Nội dung

PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH Học xong chương trình Địa lí 10 (chương trình chuẩn) học sinh đạt được: 1. Về kiến thức: Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản về: - Trái Đất với ý nghĩa là môi trương sống của con người bao gồm các thành phần cấu tạo và tác động qua lại của chúng, một số quy luật chủ yếu của lp71 vỏ địa lí. - Địa lí dân cư và một số khía cạnh văn hóa, xã hội của dân cư. - Các hoạt động kinh tế chủ yếu của con người trên Trái Đất. - Mối quan hệ giữa dân cư, các hoạt động sản xuất với môi trường và sự phát triển bền vững. 2. Về kĩ năng Củng cố và tiếp tục phát triển các kỹ năng: - Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí cũng như kỹ năng đọc và sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. - Thu thập, trình bày các thông tin địa lí. - Vận dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với học sinh trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán. 3. Về thái độ, hành vi - Có tình yêu thiên nhiên, con người, ý thức và hành động thiết thực bảo vệ môi trường xung quanh. - Có ý thức quan tâm đến một số vấn đề liên quan đến địa lí học ở trong và ngoài nước. - Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước. 3 B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Các kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình Địa lí lớp 10 được cụ thể thành những yêu cầu chi tiết như sau: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Chủ đề 1: BẢN ĐỒ 1. Kiến thức 1.1. Phân biệt được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản: phép chiếu phương vị, phép chiếu hình nón, phép chiếu hình trụ. Đặc điểm của lưới kinh, vĩ tuyến của các phép chiếu: phương vị đứng, hình nón đứng, hình trụ đứng. - Phép chiếu phương vị đứng: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực. - Phép chiếu hình nón đứng: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm. - Phép chiếu hình trụ đứng: Các kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc nhau. 1.2. Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ * Phương pháp ký hiệu: - Đối tượng thể hiện: các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản… - Cách thể hiện: những ký hiệu thể hiện đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ. - Có 3 dạng kí hiệu chính: ký hiệu hình học, ký hiệu chữ và ký hiệu tượng hình. * Phương pháp ký hiệu đường chuyển động: - Đối tượng thể hiện: sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên (hướng gió, dòng biển…) và các hiện tượng kinh tế-xã hội (các luồn di dân, vận chuyển hàng hóa…) trên bản đồ. - Sự di chuyển của các hiện tượng được thể hiện bằng các mũi tên chỉ hướng di chuyển. * Phương pháp chấm điểm: - Đối tượng thể hiện: các đối tượng, hiện tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ như các điểm dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi… - Các đối tượng, hiện tượng được thể hiện bằng các điểm chấm. Trên bản đồ, mỗi điểm chấm (.) đều có một giá trị nào đó. * Phương pháp bản đồ - biểu đồ: - Đối tượng thể hiện: giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính). - Cách thể hiện: sử dụng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó trên bản đồ. 1.3. Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat địa lí để tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí. 4 * Các bước sử dụng bản đồ: - Đọc tên bản đồ để biết đối tượng, hiện tượng địa lí trên bản đồ. - Đọc bản chú giải để biết các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ như thế nào; xem tỉ lệ của bản đồ để biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách trên thực tế. - Dựa vào bản đồ tìm đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí được thể hiện. - Dựa vào bản đồ để xác lập các mối quan hệ địa lí giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí. * Atlat địa lí là một tập hợp các bản đồ. Khi sử dụng, thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng, hiện tượng địa lí. 2. Kĩ năng - Nhận biết được một số phép chiếu hình bản đồ qua mạng lưới kinh, vĩ tuyến: Dựa vào đặc điểm của mạng lưới kinh, vĩ tuyến để xác định phương pháp chiếu đồ được sử dụng để vẽ bản đồ. - Nhận biết một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlat: xác định các đối tượng địa lí và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên, kinh tế và Atlat. Chủ đề 2: HỆ QỦA CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT 1. Kiến thức 1.1. Hiểu được khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ, Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà. - Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám mây bụi khí, có tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. - Trái Đất là một hành tinh ở vị trí thứ 3 (theo thứ tự xa dần Mặt Trời) trong hệ Mặt Trời. 1.2. Trình bày được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất * Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất: sự luân phiên ngày, đêm, giờ trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể. - Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng luân phiên ngày, đêm. - Giờ trên Trái Đất: giờ địa phương, giờ múi, giờ quốc tế (Giờ GMT), đường chuyển ngày quốc tế. - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: + Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động. 5 + Nguyên nhân: do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông đã sinh ra một luật làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt trái đất (lực Côriôlit). * Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất: chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, hiện tượng mùa và các hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời + Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh. + Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. - Hiện tượng mùa: - Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Một năm được chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu đông). Mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau. - Nguyên nhân sinh ra mùa: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ: + Ngày, đêm dài, ngắn theo mùa (biểu hiện, nguyên nhân). + Ngày, đêm dài, ngắn theo vĩ độ (biểu hiện, nguyên nhân). 2. Kĩ năng Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất: - Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục: hiện tượng luân phiên ngày đêm, sự phân chia các múi giờ và sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất. - Hệ quả của chuyển động quanh Mặt Trời: chuyển động biểu kiến của mặt trời hằng năm, hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài, ngắn theo mùa và theo vĩ độ trên Trái Đất. Chủ đề 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN 1. Kiến thức 1.1. Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp Manti, nhân Trái Đất) về tỉ lệ về thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái - Lớp vỏ Trái Đất (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích) - Lớp Man ti. (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích) - Nhân Trái Đất. (lõi trái đất) (độ dày, thành phần vật chất, trạng thái, tỉ lệ về thể tích) 1.2.Biết được khái niệm thách quyển; phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất - Thạch quyển là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau. - Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km). 6 1.3. Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng và vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa - Nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng. - Vận dụng thuyết Kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa 1.4. Trình bày được khái niệm nội lực, ngoại lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của nội lực, ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất * Khái niệm, nguyên nhân: - Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. Nội lực được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất. - Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Ngoại lực được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời. * Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất - Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo: + Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này được nâng lên, trong khi bộ phận kháclại bị hạ xuống. + Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác, gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. + Tác động của nội lực còn gây ra các hiện tượng động đất, núi lửa. - Tác động của ngoại lực đến bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực. Đó là các quá trình phá hủy đá ở chỗ này, bồi tụ ở chỗ kia do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển, gió, băng hà…tạo nên các dạng địa hình xâm thực, mài mòn, thổi mòn, bồi tụ… - Các quá trình ngoại lực: + Quá trình phong hóa. + Quá trình bóc mòn. + Quá trình vận chuyển. + Quá trình bồi tụ. 2. Kĩ năng - Nhận biết cấu trúc bên trong của Trái Đất qua hình vẽ: vị trí và độ dày của các lớp cấu trúc Trái Đất. - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày thuyết Kiến tạo mảng: các mảng, cách tiếp xúc của các mảng và kết quả của mỗi cách tiếp xúc. - Nhận xét tác động của nội lực, ngoại lực qua tranh ảnh. - Xác định trên bản đồ các vùng núi trẻ (Hi-ma-lay-a, An-pơ, Cooc-đi-e, Anđet), các vùng có nhiều động đất, núi lửa (Thái Bình Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương) và nêu nhận xét. 7 Chủ đề 4: KHÍ QUYỂN 1. Kiến thức 1.1. Biết khái niệm khí quyển Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất. 1.2. Trình bày được đặc điểm của các tầng khí quyển: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng khí quyển giữa (tầng trung lưu), tầng nhiệt (tầng ion), tầng khí quyển ngoài Trình bày giới hạn và đặc điểm của từng tầng. 1.3. Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo * Nguyên nhân hình thành các khối khí: Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt trái đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau. * Tính chất của các khối khí: - Khối khí bắc cực và nam cực: rất lạnh, kí hiệu là A. - Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P. - Khối khí chí tuyến (nhiệt đới): rất nóng, kí hiệu là T. - Khối khí xích đạo: nóng ẩm, kí hiệu là E. - Mỗi một khối khí lại chia ra thành nhiều kiểu hải dương (ẩm, kí hiệu là m) và kiểu lục địa (khô, kí hiệu là c). Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương (kí hiệu là Em). 1.4. Biết khái niệm frông và các frông; hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu * Khái niệm: Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió. - Các Frông cơ bản: + Frông địa cực (FA) ngăn cách giữa khối khí cực và ôn đới. + Frông ôn đới. (FP) ngăn cách giữa khối ôn đới và chí tuyến. Các khối khí, frông không đứng yên một chỗ, mà luôn di chuyển. Mỗi khi di chuyển đến đâu thì lại làm cho thời tiết ở nơi đó có sự thay đổi. 1.5. Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí * Nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí: Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí. * Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí: - Vĩ độ địa lí: Nhìn chung càng lên vĩ độ cao thì nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. 8 - Lục địa và đại dương: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở các lục địa; đại dương có biên độ nhiệt độ nămnhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ năm lớn. - Địa hình: Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, cành lên cao nhiệt độ càng giảm; nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. 1.6. Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp * Mối quan hệ giữa khí áp và gió Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các đai áp cao và áp thấp xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Không khí di chuyển từ nơicó khí áp cao tới nơi có khí áp thấp tạo nên gió. * Nguyên nhân làm thay đổi khí áp. - Độ cao: khí áp giảm khi lên cao vì càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ. - Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm; nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. - Độ ẩm: Khí áp giảm khí không khí chứa nhiều hơi nước (độ ẩm không khí tăng). 1.7.Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái đất, gió mùa và một số loại gió địa phương - Sự chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao và áp thấp là nguyên nhân hình thành các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch (Tín phong). - Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa ở lục địa và đại dương. Từ các khu áp cao (theo mùa) có gió thổi đi và các khu áp thấp (theo mùa) hút gió từ các khu áp cao thổi đến đã hình thành nên gió mùa. - Gió địa phương + Gió biển và gió đất: được hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Nguyên nhân sâu xa là do sự t hấp thu nhiệt khác nhau giữa biển và đất liền. + Gió phơn là loại gió khô và nóng được hình thành khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, gặp bức chắn địa hình, khi vượt sang sườn bên kia của dãy núi, trở nên khô và nóng. 1.8. Giải thích được hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong khí quyển: sương mù, mây, mưa - Hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong khí quyển Khi không khí đã bão hòa hơi nước và có hạt nhân ngưng tụ mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi thì lượng hơi nước thừa sẽ ngưng đọng lại thành hạt nước. 9 - Sương mù: + Sương mù được sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ. - Mây: + Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám, đó là mây. - Mưa: khi các hạt nước trong mây lớn dần do kết hợp với các hạt nước khác hoặc được ngưng tụ thêm, các luồng không khí thẳng đứng không đủ sức đẩy lên, nhiệt độ cao không làm bốc hết hơi nước thì các hạt nước này rơi xuống mặt đất thành là mưa. 1.9. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế giới * Khí áp: - Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao, sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa, nên khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất. - Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên thường là nơi ít mưa. * Frông: - Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh nên dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. - Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều. * Gió: - Những vùng nằm sâu trong nội địa, không có gió từ đại dương thổi vào nên mưa ít. - Miền chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch mưa ít vì gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô. - Miền chịu ảnh hưởng của gió mùa thường mưa nhiều vì trong một năm có nửa năm gió thổi từ đại dương vào lục địa. * Dòng biển: các miền nằm ven bờ đại dương có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, ngược lại những nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển lạnh, hơi nước không bốc lên được. * Địa hình: - Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. - Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao càng mưa nhiều. Tuy nhiên, đến một độ cao nào đó sẽ không còn mưa. 1.10. Biết được sự hình thành và phân bố của các đới, các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất * Sự hình thành và phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất - Sự hình thành: 10 + Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt độ của Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều, nó phụ thuộc vào góc chiếu của ánh sáng mặt trời và vào thời gian chiếu sáng. Vì vậy, bề mặt Trái Đất được chia thành các đới nhiệt. + Các đới nhiệt là cơ sở hình thành các đới khí hậu. Sự kết hợp giữa lượng bức xạ mặt trời trong mỗi đới nhiệt với hoàn lưu khí quyển và mặt đệm tạo ra các đới khí hậu. - Sự phân bố: Các đới khí hậu phân bố theo chiều vĩ độ. Từ cực đến Xích đạo có 7 đới khí hậu. * Sự hình thành và phân bố các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất - Sự hình thành: Do sự phân bố đất liền và đại dương, ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến, làm cho khí hậu ở lục địa bị phân hóa từ đông sang tây, tạo thành các kiểu khí hậu. - Sự phân bố: Các kiểu khí hậu phân bố theo chiều kinh độ. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7. - Phân tích bản đồ và đồ thị phân bố lượng mưa theo vĩ độ để hiểu và trình bày về sự phân bố mưa trên Trái Đất. Chủ đề 5: THỦY QUYỂN 1. Kiến thức 1.1. Biết khái niệm thủy quyển Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển 1.2. Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất - Vòng tuần hoàn nhỏ: nước từ biển (hoặc ao, hồ, sông, ngòi…) bốc hơi tạo thành mây và mưa, mưa rơi xuống, rồi nước lại bốc hơi… - Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết; mưa rơi và tuyết tan chảy vào các dòng sông, hồ và một phần thấm xuống đất thành nước ngầm, nguồn nước từ lục địa lại chảy ra biển; rồi nước biển lại bốc hơi… 1.3. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông * Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm - Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa. - Ở miền ôn đới lạnh và những miền núi cao, nguồn nước cung cấp cho sông ngòi là băng tuyết tan nên sông nhiều nước vào mùa xuân. - Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước của sông. 11 * Địa hình, thực vật và hồ đầm - Độ dốc của địa hình làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ khiến nước dâng nhanh. - Thực vật có tác dụng điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, làm giảm lũ lụt. - Hồ đầm cũng có tác dụng điều hòa nước sông: khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm; khi nước sông xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ cạn. 1.4. Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số dòng sông lớn trên thế giới Đặc điểm (chiều dài, hướng chảy), sự phân bố của một số sông lớn: Nin, Ama-dôn, I-ê-nit-xây. 1.5. Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thủy triều, sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới * Sóng biển - Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là do gió. - Sóng thần: là sóng thường có chiều cao khoảng 20 - 40 m truyền theo chiều ngang với tốc độ khoảng 400 - 800km/h. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, ngoài ra còn do bão. * Thuỷ triều - Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương. - Nguyên nhân sinh ra thủy triều: sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. * Sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới - Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực; các dòng biển lạnh thường xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 400, gần bờ đông các đại dương và chảy về phía Xích đạo. - Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương. 2. Kĩ năng Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn: tên một số dòng biển lớn, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy của chúng. Chủ đề 6: THỔ NHƯỠNG QUYỂN VÀ SINH QUYỂN 12 1. Kiến thức 1.1. Biết khái niệm đất (thổ nhưỡng), thổ nhưỡng quyển - Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. - Thổ nhưỡng quyển: Là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt các lục địa (lớp phủ thổ nhưỡng). 1.2. Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất * Đá mẹ: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất. * Khí hậu: Nhiệt và ẩm là các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành đất. * Sinh vật: đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. * Địa hình: ở vùng núi cao, quá trình hình thành đất chủ yếu do nhiệt độ thấp, quá trình phá hủy đá xảy ra chậm; địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng; ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng; địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất theo độ cao. * Thời gian: Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi của đất; tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó. * Con người: Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lậm nghiệp của con người có thể làm biến đổi tính chất đất, làm tăng hoặc giảm độ phì nhiêu của đất. 1.3. Hiểu khái niệm sinh quyển và các nhân tố ản hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật * Khái niệm: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có tất cả các sinh vật sinh sống. - Chiều dày của sinh quyển tùy thuộc giới hạn phân bố của sinh vật: + Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp tầng ô dôn của khí quyển (22km). + Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất >11km), ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa. - Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa. * Các nhân tố ản hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật - Khí hậu: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật qua các yếu tố: nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng (dẫn chứng). - Đất: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật. - Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. - Sinh vật: 13 + Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn, do đó thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.. + Nhiều loài động vật ăn thực vật và thức ăn của động vật ăn thịt, vì vậy các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. - Con người: có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. + Tác động tích cực: con người làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng, vật nuôi; việc trồng rừng đã làm mở rộng diện tích rừng. + Tác động tiêu cực: con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. 1.4. Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất - Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ: Sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu, vì vậy với mỗi kiểu khí hậu sẽ có kiểu thảm thực vật và nhóm đất tương ứng. - Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao: Ở vùng núi, khí hậu có sự thay đổi theo độ cao, chính sự thay đổi về nhiệt và ẩm khi lên cao đã tạo nên các vành đai thực vật và đất theo độ cao. 2. Kĩ năng - Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất: đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên. - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày về sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái Đất; giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó. Chủ đề 7: MỘT SỐ QUY LUẬT CHỦ YẾU CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ 1. Kiến thức 1.1. Hiểu khái niệm lớp vỏ địa lí - Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau. Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng từ 30 đến 35 km, tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương và xuống hết lớp vỏ phong hóa ở lục địa. 1.2. Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí * Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí Biểu hiện: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần tự nhiên ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. * Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới của lớp vỏ địa lí - Biểu hiện của quy luật địa đới: + Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. 14 + Sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất. + Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất. + Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất. - Biểu hiện của quy luật phi địa đới: + Quy luật đai cao: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao. + Quy luật địa ô: Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. 2. Kĩ năng Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí: - Khái niệm về giới hạn của lớp vỏ địa lí. - Biểu hiện của các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí. ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI Chủ đề 8: ĐỊA LÍ DÂN CƯ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó - Quy mô dân số giữa các nước trên thế giới rất khác nhau. - Tình hình phát triển dân số thế giới. - Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. 1.2. Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô) và gia tăng cơ học (nhập cư, xuất cư) * Gia tăng tự nhiên: - Tỉ suất sinh thô: Khái niệm, đơn vị tính, các nhân tố ảnh hưởng. - Tỉ suất tử thô: Khái niệm, đơn vị tính, các nhân tố ảnh hưởng. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: + Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô (đơn vị: %). + Tỉ suất gia tăng dân số được coi là động lực phát triển dân số. + Hậu quả của gia tăng dân số không hợp lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. * Gia tăng cơ học: - Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận xuất cư và nhập cư. Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học. 15 - Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến dân số nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiều khi nó lại có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và các hiện tượng kinh tế - xã hội. 1.3. Hiểu và trình bày được cơ cấu sinh học (tuổi, giới) và cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa) của dân số * Cơ cấu sinh học - Cơ cấu dân số theo giới: + Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân (đơn vị: %). + Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. + Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. - Cơ cấu dân số theo tuổi: + Khái niệm: Là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. + Trên thế giới thường chia dân số thành 3 nhóm tuổi: + Nhóm dưới tuổi lao động, nhóm trong tuổi lao động và nhóm trên tuổi lao động. Căn cứ vào tỉ lệ dân cư trong từng nhóm tuổi ở mỗi quốc gia để phân chia thành dân số già hay dân số trẻ. + Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi). với 3 kiểu tháp cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp và kiểu ổn định. * Cơ cấu xã hội - Cơ cấu dân số theo lao động: Cơ cấu này cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế. + Nguồn lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động được chia làm 2 nhóm: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế. + Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế : Trên thế giới, dân số hoạt động theo 3 khu vực kinh tế: khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ). - Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá: + Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư. + Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, người ta thường dùng 2 tiêu chí: tỉ lệ biết chữ và số năm đến trường. 1.4. Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư theo không gian, thời gian. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư * Khái niệm phân bố dân cư 16 Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và yêu cầu của xã hội. * Giải thích được đặc điểm phân bố dân cư - Phân bố dân cư có sự biến động theo thời gian: sự phân bố dân cư có sự khác nhau qua các thời kì. - Phân bố dân cư không đều trong gian: sự phân bố dân cư không đều giữa các khu vực trên thế giới. * Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư... 1.5. Phân biệt được đặc điểm của quần cư nông thôn và quần cư thành thị - Quần cư nông thôn: xuất hiện sớm, phân tán trong không gian, hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. - Quần cư thành thị: quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao, gắn với hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. 1.6. Trình bày được các đặc điểm của đô thị hóa, những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa * Đặc điểm của đô thị hóa: - Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị. - Dân số tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. - Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi. * Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa - Ảnh hưởng tích cực. - Ảnh hưởng tiêu cực. 2. Kĩ năng - Vẽ biểu đồ về gia tăng dân số. - Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số: biểu đồ tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô; các kiểu tháp dân số cơ bản; biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế. - Phân tích và giải thích bản đồ Phân bố dân cư thế giới: xác định những khu vực thưa dân, đông dân trên thế giới. Giải thích nguyên nhân. Chủ đề 9: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được khái niệm nguồn lực; phân biệt được các loại nguồn lực và vai trò của chúng * Khái niệm nguồn lực: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong nước và nước ngoài có thể khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế một lãnh thổ nhất định. 17 * Phân biệt các loại nguồn lực - Căn cứ vào nguồn gốc, có 3 loại nguồn lực khác nhau: + Vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông). + Tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản). + Kinh tế - xã hội (dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển). - Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có 2 loại nguồn lực sau: + Nguồn lực trong nước (nội lực) + Nguồn lực nước ngoài (ngoại lực). * Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế - Vị trí địa lí tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau. - Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. - Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. 1.2. Trình bày được khái niệm cơ cấu nền kinh tế, các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế - Khái niệm cơ cấu nền kinh tế Cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định. - Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế Cơ cấu nền kinh tế gồm 3 bộ phận cơ bản hợp thành: + Cơ cấu ngành kinh tế + Cơ cấu thành phần kinh tế + Cơ cấu lãnh thổ 2. Kĩ năng - Nhận xét, phân tích sơ đồ nguồn lực và cơ cấu kinh tế để hiểu các phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ. - Tính toán, vẽ biểu đồ cơ cấu nền kinh tế theo ngành của thế giới và các nhóm nước; nhận xét. Chủ đề 10: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp * Vai trò của sản xuất nông nghiệp: cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; đảm bảo nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp; xuất khẩu nông sản, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. 18 * Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu. - Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. - Nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hóa. 1.2. Phân tích được các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp * Các nhân tố tự nhiên: Là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp. Bao gồm các nhân tố sau: - Đất đai. - Khí hậu và nguồn nước. - Sinh vật. * Các nhân tố kinh tế - xã hội: gồm có 4 nhân tố: - Dân cư và nguồn lao động. - Các quan hệ sở hữu ruộng đất. - Các tiến bộ khoa học - kĩ thuật. - Thị trường. 1.3. Trình bày được vai trò, đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương thực chính và các cây công nghiệp chủ yếu * Các cây lương thực chính: - Vai trò của cây lương thực. - Đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương thực chính: lúa gạo, lúa mì, ngô. * Các cây công nghiệp chủ yếu: - Vai trò của cây công nghiệp. - Đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu: cây lấy đường (mía, củ cải đường), cây lấy sợi (cây bông), cây lấy dầu (cây đậu tương), cây cho chất kích thích (chè, cà phê), cây lấy nhựa (sao su). 1.4. Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của các ngành chăn nuôi: gia súc, gia cầm * Vai trò của ngành chăn nuôi: cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, dược phẩm và xuất khẩu, cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt. * Đặc điểm: - Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi: quyết định sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi. + Đồng cỏ tự nhiên và diện tích mặt nước. + Hoa màu, cây lương thực. + Thức ăn chế biến tổng hợp. 19 b. Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức(Chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại, chăn nuôi công nghiệp) và phát triển theo hướng chuyên môn hoá. * Tình hình phát triển và sự phân bố của các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: - Chăn nuôi gia súc lớn: bò, trâu. - Chăn nuôi gia súc nhỏ: lợn, cừu, dê. - Chăn nuôi gia cầm. 1.5. Trình bày được vai trò của rừng; tình hình trồng rừng - Vai trò của rừng: rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người. - Tình hình trồng rừng: diện tích rừng trồng trên toàn thế giới đang ngày càng mở rộng. 1.6. Trình bày được vai trò của thủy sản; tình hình nuôi trồng thủy sản - Vai trò của thủy sản: là nguồn cung cấp đạm động vật cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. - Tình hình nuôi trồng thủy sản: ngày càng phát triển và có vị trí đáng kể. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao trở thành đối tượng nuôi trồng để xuất khẩu. 1.7. Biết được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu: trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp Đặc điểm, mục đích và quy mô của một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu: trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Nông nghiệp thế giới để phân tích và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính, các cây công nghiệp chủ yếu, một số vật nuôi chủ yếu trên thế giới. - Phân tích bảng số liệu; vẽ và phân tích biểu đồ về một số ngành sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Chủ đề 11: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp * Vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp: - Có vai trò chủ đao trong nền kinh tế. - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và củng cố an ninh quốc phòng. - Tạo điều kiện khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ. - Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động và tăng thu nhập. * Đặc điểm của sản xuất công nghiệp: - Bao gồm 2 giai đoạn. 20 - Có tính chất tập trung cao độ. - Bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. 1.2. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Vị trí địa lí: Có tác động rất lớn đến việc lựa chọn để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất. - Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Dân cư, kinh tế - xã hội: + Dân cư - lao động: số lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp. + Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: làm cho việc khai thác, sự dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp; làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp. + Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xây dựng xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. 1.3. Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới Vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới: - Công nghiệp năng lượng: Công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. - Công nghiệp luyện kim: luyện kim đen và luyện kim màu. - Công nghiệp cơ khí. - Công nghiệp điện tử - tin học. - Công nghiệp hoá chất. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: công nghiệp dệt – may. - Công nghiệp thực phẩm. 1.4. Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp * Điểm công nghiệp: - Đồng nhất với một điểm dân cư. - Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên – nhiên liệu cộng nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản. - Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. * Khu công nghiệp tập trung: - Khu vực có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi. - Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao. - Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu. - Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. * Trung tâm công nghiệp: - Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. 21 - Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. - Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân). - Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ. * Vùng công nghiệp: - Vùng lãnh thổ rộng lớn. - Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp. - Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá. - Có các ngành phục vụ và bổ trợ. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới: công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất, thực phẩm. - Vẽ và phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp (biểu đồ cột, biểu đồ miền). Chủ đề 12: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được vai trò, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ * Vai trò: có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân, cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người. * Cơ cấu: cơ cấu ngành dịch vụ hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công cộng. * Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ: - Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội. - Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, sự gia tăng dân số và sức mua của dân cư. - Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. - Mức sống và thu nhập thực tế. - Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân cư. - Sự phân bố các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm du lịch. 1.2. Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải * Vai trò - Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên liệu cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. 22 - Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương. - Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trên thế giới. * Đặc điểm - Sản phẩm của ngành là sự chuyên chở người và hàng hoá. - Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, thường căn cứ vào các tiêu chí: khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển trung bình. * Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải - Nhân tố tự nhiên: + Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. + Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải. - Nhân tố kinh tế - xã hội: + Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải. + Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. * Các ngành giao thông vận tải cụ thể Ưu, nhược điểm và sự phân bố của các ngành: đường sắt, đường ô tô, đường ống, đường sông hồ, đường biển, đường hàng không. 1.3. Trình bày được vai trò, tình hình phát triển của ngành thông tin liên lạc * Vai trò - Đảm nhận vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu kinh tế giữa các địa phương và các nước, là thước đo của nền văn minh. - Góp phần quan trọng vào việc thay đổi cách tổ chức kinh tế trên tế giới, nhờ đó nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. * Tình hình phát triển ngành thông tin liên lạc - Vào thời kì sơ khai, con người chuyển thông tin bằng nhiều cách: dùng ám hiệu, sử dụng phương tiện vận tải thông thường… - Ngày nay, với tiến bộ khoa học – kĩ thuật, thông tin liên lạc trên khoảng cách xa được tiến hành bằng nhiều phương tiện và phương thức khác nhau: điện thoại, fax, Internet… 1.4. Trình bày được vai trò của ngành thương mại. hiểu và trình bày được một số khái niệm (thị trường, cán cân xuất nhập khẩu), đặc điểm của thị trường thế giới và một số tổ chức thương mại thế giới * Vai trò của ngành thương mại: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. - Đối với nhà sản xuất, hoạt động thương mại có tác động từ việc cung ứng nguyên liệu, vật tư máy móc đến việc tiêu thụ sản phẩm. 23 - Đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. * Khái niệm thị trường: Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua. Thị trường hoạt động được là nhờ sự trao đổi giữa người bán và người mua về những sản phẩm hàng há và dịch vụ nào đó. Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện nay là tiền, vàng. * Khái niệm cán cân xuất nhập khẩu: là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) và giá trị nhập khẩu (còn gọi là kim ngạch nhập khẩu). Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu, ngược lại là nhập siêu. * Đặc điểm của thị trường thế giới - Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Trong những năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động. - Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. - Các cường quốc về xuất, nhập khẩu chi phối mạnh mẽ nền kinh tế thế giới và đồng tiền của những quốc gia này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới. - Trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trên thế giới, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm công nghiệp chế biến, các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỉ trọng. * Các tổ chức thương mại trên thế giới: WTO là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, ngày càng kết nạp thêm nhiều thành viên. Các tổ chức thương mại khác: ASEAN, OPEC, NAFTA, EU… 2. Kĩ năng - Phân tích các bảng số liệu về một số ngành dịch vụ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch. - Phân tích các lược đồ/bản đồ giao thông vận tải, bình quân số máy điện thoại trên 1000 dân của thế giới. - Vẽ biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường. - Dựa vào bản đồ và tư liệu đã cho, viết báo cáo ngắn về một ngành dịch vụ. Chủ đề 13: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Kiến thức 1.1. Hiểu và trình bày được các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững * Khái niệm môi trường - Môi trường địa lí: là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. - Môi trường sống của con người: là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người. 24 * Khái niệm tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng. * Khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của các thế hệ tương lai được thỏa mãn nhu cầu của chính họ. 1.2. Trình bày được một số vấn đề về môi trường và phát triển bền vững ở các nhóm nước * Vấn đề về môi trường và phát triển bền vững ở các nước phát triển: - Vấn đề về môi trường và phát triển bền vững ở các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường của sự phát triển công nghiệp và những vấn đề đô thị. - Các nước công nghiệp phát triển chính là những nước phát thải các chất khí (CO2, SO2…) nhiều nhất thế giới do việc sử dụng nhiều năng lượng, do sản xuất công nghiệp…dẫn tới hiện tượng thủng tầng ôdôn, hiệu ứng nhà kinh, mưa axít…Các trung tâm phát thải khí lớn của thế giới là các nuớc EU, Nhật Bản, Hoa Kì. - Ở các nước phát triển, vấn đề ô nhiễm nguồn nước vẫn còn tồn tại, chủ yếu do hoạt động công nghiệp và khai thác mỏ. * Vấn đề về môi trường và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển: - Môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng do trình độ chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu quả của chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép dân số, nạn đói… - Các nước đang phát triển chiếm hơn ½ diện tích lục địa, đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, đất trồng. Những vấn đề môi trường ở khu vực này là sự suy giảm tài nguyên khoáng sản, thu hẹp tài nguyên rừng, tình trạng khan hiếm nước và tranh chấp nguồn nước. - Việc khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của các nước đang phát triển đã làm cho nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng suy giảm, một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. Việc khai thác các mỏ lớn mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm cho các nguồn nuớc, đất, không khí, sinh vật…bị ô nhiễm. - Việc đốn rừng với quy mô lớn để lấy gỗ, củi, đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy đất canh tác đã làm suy giảm diện tích rừng và thay vào đó là đất trống, dồi núi trọc; việc phát rừng làm đồng cỏ và việc chăn thả gia súc quá mức, nhất là ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô hạn đã thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa. 2. Kĩ năng - Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh về các vấn đề môi trường (ô nhiễm không khí, ô nghiễm nguồn nước; suy thoái đất, rừng…) và rút ra nhận xét. 25 - Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương: chọn chủ đề, thu thập thông tin, viết báo cáo. 26 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Tài chính hành vi Đề thi mẫu TOEIC Atlat Địa lí Việt Nam Thực hành Excel Đơn xin việc Lý thuyết Dow Trắc nghiệm Sinh 12 Hóa học 11 Mẫu sơ yếu lý lịch Giải phẫu sinh lý Đồ án tốt nghiệp Bài tiểu luận mẫu adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Chuẩn Kiến Thức địa Lý 10