Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi GDCD 9, Bài 4: Bảo Vệ Hoà Bình
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Thế nào là hoà bình?
Hướng dẫn trả lời: Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với cọn người, là khát vọng của toàn nhân loại.
Câu hỏi: Biểu hiện của bảo vệ hoà bình là gì?
Hướng dẫn trả lời: Biểu hiện của bảo vệ hoà bình là:
- Giữ gìn cuộc sống bình yên;
- Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia;
- Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
Câu hỏi: Em hãy nêu lên sự đôi lập giữa hoà bình và chiến tranh.
Hướng dẫn trả lời:
- Hoà bình:
+ Đem lại cuộc sông bình yên, tự do;
+ Nhân dân được ấm no, hạnh phúc;
+ Là khát vọng của loài người.
- Chiến tranh:
+ Gây đau thương, chết chóc;
+ Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành;
+ Thành phố, làng mạc bị tàn phá, huỷ diệt;
+ Sản xuất không thể phát triển được;
+ Là thảm hoạ của loài người.
Câu hỏi: Em hiểu thế nào là chiến tranh chính nghĩa, thế nào là chiến tranh phi nghĩa?
Hướng dẫn trả lời: - Chiến tranh chính nghĩa:
+ Tiến hành đấu tranh chống xâm lược;
+ Bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc;
+ Bảo vệ hoà bình.
- Chiến tranh phi nghĩa:
+ Xâm lược đất nước khác;
+ Phá hoại độc lập, chủ quyền của dân tộc khác;
+ Gây chiến tranh giết người, cướp của;
+ Phá hoại hoà bình.
Câu hỏi: Tính chất của hai cuộc Chiến tranh thế giới mà em đã được học trong chương trình Lịch sử lớp 8 là gì?
Hướng dẫn trả lời: - Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): là chiến tranh đế quốc phi nghĩa của cả hai bên tham chiến.
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945):
+ Đối với khối phát xít và các nước đế quốc là chiến tranh phi nghĩa, xâm lược.
+ Đối với Liên Xô và các nước bị phát xít chiếm đóng là chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi: Trong cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam (1858 -1954), chiến tranh giữa Mĩ và Việt Nam (1954 -1975), ai chính nghĩa, ai phi nghĩa?
Hướng dẫn trả lời: - Đối với đế quốc Pháp và đế quốc Mĩ là phi nghĩa vì chúng đi xâm lược.
- Đối với nhân dân Việt Nam là chính nghĩa và đó là cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi: Hậu quả tàn bạo nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược mà Mĩ để lại cho nhân dân Việt Nam đến ngày nay là gì?
Hướng dẫn trả lời: - Hàng vạn gia đình có người thân hi sinh;
- Hàng trăm nghìn người bị di chứng của chiến tranh đặc biệt trẻ em bị nhiễm chất độc da cam;
- Tai nạn, thương tích do bom mìn còn sót lại.
Câu hỏi: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có chương trình gì để thể hiện tấm lòng đối với những người đã hi sinh vì độc lập của dân tộc?
Hướng dẫn trả lời: - Chương trình “Nhắn tìm đồng đội”; “Tìm mộ liệt sĩ”..
- Vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng “Nhà tình nghĩa”; đỡ đầu, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con em các gia đình thương binh, liệt sĩ...
Câu hỏi: Theo em, ngày nay còn có chiến tranh không?
Hướng dẫn trả lời: Ngày nay, ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ' trang; các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hoà bình; ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại nhiều nơi trên thế giới của chúng ta.
Câu hỏi: Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của ai?
Hướng dẫn trả lời: - Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại.
- Ý thức bảo vệ hoà bình, lòng yêu hoà bình cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các môi quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người.
Câu hỏi: Theo em, ngày nay đất nước ta đã được độc lập, chúng ta đang sông trong hoà bình, vậy chúng ta có trách nhiệm để bảo vệ hoà bình thế giới không?
Hướng dẫn trả lời: Là một dân tộc yêu chuộng hoà bình và đã phải chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát của mấy cuộc chiến tranh cam go, ác liệt để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hoà bình. Chúng ta đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lí trên thế giới.
Câu hỏi: Để bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh, chúng ta phải làm gì?
Hướng dẫn trả lời: Để bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh, chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, thân thiện giữa con người với con người; xây dựng mối quan hệ hiểu biết, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.
Câu hỏi: Để thể hiện lòng yêu hoà bình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần làm gì?
Hướng dẫn trả lời: - Tham gia các phong trào bảo vệ hoà bình như:
+ Đi bộ vì hoà bình;
+ Viết thư cho bạn bè quốc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình...
+ Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chông chiến tranh do trường, địa phương tổ chức;
+ Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hoà bình;
- Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hoá các dân tộc và các quốc gia khác.
Câu hỏi: Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố Vì hoà bình vào năm nào?
Hướng dẫn trả lời: Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố Vì hoà bình vào năm 1999.
Từ khóa » Sự đối Lập Giữa Hòa Bình Và Chiến Tranh
-
Nêu Sự đối Lập Giữa Hoà Bình Và Chiến Tranh? Câu Hỏi 151830
-
Nêu Lên Sự đối Lập Giữa Hoà Bình Và Chiến Tranh. - Spider Man
-
Sự đối Lập Giữa Hòa Bình Và Chiến Tranh? Helppme - MTrend
-
Nêu Sự đối Lập Giữa Hoà Bình Và Chiến Tranh? - MTrend
-
Sắp Xếp Các Từ Dưới đây Vào Hai Cột Và Nêu Nhận Xét Về Sự đối Lập ...
-
Sự đối Lập Giữa Chiến Tranh Và Hòa Bình - Hoidap347
-
Thế Nào Là Hòa Bình, Bảo Vệ Hòa Bình? Sự đối Lập Giữa Hòa ... - Lazi
-
Sự đối Lập Giữa Hoà Bình Và Chiến Tranh GDCD 9
-
Câu 4a Hòa Bình Là Gì Nêu Sự đối Lậ... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Phân Biệt Chiến Tranh Chính Nghĩa Và Chiến Tranh Phi Nghĩa
-
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 - Bài 4: Bảo Vệ Hòa Bình
-
Giải Bài Tập GDCD 9 Bài 4. Bảo Vệ Hòa Bình
-
Phân Biệt Chiến Tranh Chính Nghĩa Và Chiến Tranh Phi Nghĩa
-
Chiến Tranh Và Hòa Bình – Wikipedia Tiếng Việt