Phân Biệt Chiến Tranh Chính Nghĩa Và Chiến Tranh Phi Nghĩa
Có thể bạn quan tâm
Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. là nội dung bài học 4 chương trình GDCD lớp 9. Trong bài viết sau đây hãy cùng Hoatieu.vn phân biệt 2 dạng chiến tranh này nhé.
Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa
- 1. Khái niệm chiến tranh là gì?
- 2. Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa
- 3. Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa
- 3.1. Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa
- 3.2. Ví dụ về chiến tranh phi nghĩa
- 4. Nêu sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh
- 5. Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
1. Khái niệm chiến tranh là gì?
Có rất nhiều quan điểm về chiến tranh, tuy nhiên khái niệm phổ biến nhất về chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.
Như vậy, chiến tranh sẽ không bao gồm những xung đột ở trong nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng để dẫn tới xâm phạm đối với biên giới, những cuộc tấn công nhằm mục đích để trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng giữa các bên nhưng lại không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp.
Theo quy ước thông thường thì để một cuộc xung đột được xem là chiến tranh thì số người tử trận trong cuộc xung đột đó phải lên đến con số tối thiểu là 1.000. Theo định nghĩa này thì các cuộc chiến khác như nội chiến trong phạm vi một quốc gia cũng được xem là chiến tranh. Cụm từ chiến tranh cũng được sử dụng một cách ẩn dụ trong các cụm từ ‘chiến tranh giai cấp’, ‘Chiến tranh Lạnh’.
Chiến tranh có các đặc điểm sau:
- Là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử.
- Là hoạt động đấu tranh vũ trang (bạo lực vũ trang) có tổ chức.
- Nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định...
2. Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa
- Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội.
- Chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh do mâu thuẫn chính trị không thể điều hòa được, buộc phải dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái trong cùng một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau, giữa liên minh quốc gia này với liên minh quốc gia khác.
Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa như sau:
Tiêu chí | Chiến tranh chính nghĩa | Chiến tranh phi nghĩa |
Mục đích | Bảo vệ hòa bình, giải phóng dân tộc | Lợi nhuận, mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm các nước khác |
Chủ thể tiến hành | Từ các dân tộc bị áp bức | Từ các dân tộc không bị áp bức |
Nguyên nhân | Do bị các quốc gia khác đe dọa, xâm phạm nền hòa bình, độc lập dân tộc | Vì những mâu thuẫn không thể hòa giải, xuất phát từ lòng tham của giai cấp cầm quyền |
Loại hình | Chiến tranh vùng lên thoát khỏi ách đô hộ, xâm lược của quốc gia khác Chiến tranh chống quân xâm lược | Chiến tranh xâm lược |
Tính chất | Chính nghĩa | Phi nghĩa |
Kết quả | Một dân tộc, quốc gia được giải phóng | Một dân tộc, quốc gia bị xâm lược, đô hộ |
=> Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa phân biệt nhau bởi mục đích, tính chất và các loại hình của nó. Dù vậy đã là chiến tranh thì đều mang lại những mất mát, đau thương cho người dân, mất mát về tài sản, con người và sự bình yên. Nhưng chiến tranh chính nghĩa là một cách thức của người dân bảo vệ đất nước, tổ quốc, con người bởi những tác động xấu khiến họ cùng cực nhằm mang lại hạnh phúc, nền độc lập cho quốc gia đang bị xâm lược. Ngược lại chiến tranh phi nghĩa là vì lợi ích mà xâm hại đến hoà bình của đất nước khác khiến cho nhân dân nước đó nhận được sự tang tóc, đau thương và mất nước.
3. Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa
3.1. Ví dụ về chiến tranh chính nghĩa
Hiểu cơ bản về chiến tranh chính nghĩa là cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức được tiến hành nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền, độc lập, bảo vệ quyền con người, quyền mưu cầu hạnh phúc, thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài, các thế lực đế quốc, phát xít.
Do đó, có thể lấy dẫn chứng về các cuộc chiến tranh chính nghĩa trong lịch sử như sau:
- Trong thế chiến thứ 2, khi Hồng quân Liên Xô bắt đầu tham chiến chống lại phát xít Đức, giành lại chủ quyền, độc lập cho dân tộc Nga, cũng như các nước lân cận trong khối xã hội chủ nghĩa thì cuộc kháng chiến đó đã trở thành chiến tranh chính nghĩa, nhằm mục đích giải phóng đất nước, người dân thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa phát xít. Cuộc kháng chiến của Liên Xô được gọi là cuộc Chiến tranh Vệ quốc, đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga.
- Tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới, được thế giới công nhận: Cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2-1979 của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa. Bởi mục đích đấu tranh ở phía Việt Nam là chống lại sự áp đặt, sự lệ thuộc, phụ thuộc vào Trung Quốc, bảo vệ hòa bình, độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, đi lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế thời đại hiện nay.
- Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa. Vì mục đích của cuộc kháng chiến là giành lại độc lập, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, chống lại ách đô hộ, áp bức của thực dân, đế quốc, hướng đến thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam.
3.2. Ví dụ về chiến tranh phi nghĩa
Chiến tranh phi nghĩa hiểu đơn giản là cuộc chiến do một quốc gia (phe đối lập) gây ra với mục đích xâm chiếm lãnh thổ, áp bức dân tộc yếu thế hơn, nhằm cướp đi tài nguyên, nhân lực hoặc đồng hóa, gây ra thiệt hại về người, vật chất cho người dân đất nước bị xâm chiếm.
Trong lịch sử, không thiếu những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã diễn ra, đó là những cuộc chiến xâm lược của nước lớn đối với quốc gia nhỏ yếu hơn:
- Các cuộc chiến tranh lớn nhất, ác liệt nhất, có sức hủy diệt và tàn phá sự sống của loài người nhất là hai cuộc chiến tranh thế giới I ( 1914-1918) và Chiến tranh thế giới II ( 1939- 1945). Nguyên nhân nổ ra mỗi cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn chính trị không thể điều hòa được, buộc phải dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái trong cùng một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau, giữa liên minh quốc gia này với liên minh quốc gia khác. Sự tiến hành bất kì cuộc chiến tranh nào cũng đều do đường lối chính trị của các nước tham chiến quyết định. Ví dụ như : Đức phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ II với âm mưu bá quyền, thống trị nô dịch các dân tộc khác trên thế giới.
- Cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta trải qua nhiều giai đoạn lịch sử là cuộc chiến tranh phi nghĩa bởi các cuộc chiến này nhằm thể hiện uy quyền của nước lớn, muốn xâm lược, hạ bệ đất nước nhỏ hơn, hòng cai trị, đồng hóa dân tộc Việt, biến lãnh thổ Việt Nam trở thành một bộ phận của Trung Quốc.
4. Nêu sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh
Ngay từ tên gọi, chúng ta đã thấy được sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh.
Hòa bình là niềm ước ao, là hạnh phúc của nhân loại. Hòa bình là sự bình yên chung sống trong một phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia hay một cộng đồng lớn hơn, trong hòa bình vẫn có đấu tranh, đấu tranh để sinh tồn, phát triển nâng cao đời sống cộng đồng... Hay hoà bình đơn giản theo nghĩa hẹp là sự bình yên trong ngôi nhà nhỏ, có vườn cây, có hoa, có quả và cuộc sống hằng ngày không có cãi vã, xích mích.
Chiến tranh là sự đấu tranh kịch liệt giữa hai hoặc nhiều phía với nhau để tranh giành quyền lực, lãnh thổ, ranh giới. Chiến tranh thường gây đổ máu, chết chóc, đói khổ v .v . . .chiến tranh lớn có thể gây sự tàn khốc cho cả Nhân loại. Chiến tranh dễ hiểu hơn là chiến tranh vũ trang, khi đất nước này muốn xâm lược nước kia thì dùng vũ khí như sũng, bom và lực lượng để giành lấy cơ sở chính quyền của nước bị xâm lược và cũng sử dụng vũ lực để đe doạ nhân dân phục tùng.
5. Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
Chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình vì:
Ai ai cùng mong muốn được chung sống hoà bình, không muốn nhìn thấy người thân của mình phải chịu khổ, phải đổ máu, phải ra đi vì chiến tranh. Vì thế chúng ta phải bảo vệ hòa bình để ngăn chặn chiến tranh. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất.
Chiến tranh là một sự bất công với nhân loại, khi con người vì lòng tham lam khiến người khác phải cực khổ. Chiến tranh gây ra hậu quả không chỉ với nước bị xâm lược mà cả đất nước đi xâm lược. Khi những chàng trai trẻ của nước họ phải ra chiến trường tàn khốc và hi sinh trên đất khách thì gia đình họ vẫn mong chờ tin con của mình trở về. Đây cũng là mất mát đau thương mà nước đi xâm lược phải chịu. Chiến tranh là điều mà toàn nhân loại đều không mong muốn.
Ngoài ra, một khi đã có chiến tranh thì những người nông dân phải hy sinh vô tội. Bất kể ai được sinh ra đều có quyền được sống và bảo vệ mạng sống của chính mình. Do vậy, ai cho chiến tranh có quyền cướp đi mạng sống, người thân, của cải vật chất của chúng ta.
Bảo vệ hòa bình chính là bảo vệ cuộc sống của không chỉ chúng ta mà còn của con cháu chúng ta đời đời về sau. Giá trị của hòa bình không có gì có thể đánh đổi được, có hòa bình chúng ta mới có thể phát triển mọi mặt, mọi sự phát triển đều được đặt trên nền tảng của hòa bình.
Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc những điểm khác nhau giữa hòa bình và chiến tranh
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
- Hành vi nào biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày
Từ khóa » Sự đối Lập Giữa Hòa Bình Và Chiến Tranh
-
Nêu Sự đối Lập Giữa Hoà Bình Và Chiến Tranh? Câu Hỏi 151830
-
Nêu Lên Sự đối Lập Giữa Hoà Bình Và Chiến Tranh. - Spider Man
-
Sự đối Lập Giữa Hòa Bình Và Chiến Tranh? Helppme - MTrend
-
Nêu Sự đối Lập Giữa Hoà Bình Và Chiến Tranh? - MTrend
-
Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi GDCD 9, Bài 4: Bảo Vệ Hoà Bình
-
Sắp Xếp Các Từ Dưới đây Vào Hai Cột Và Nêu Nhận Xét Về Sự đối Lập ...
-
Sự đối Lập Giữa Chiến Tranh Và Hòa Bình - Hoidap347
-
Thế Nào Là Hòa Bình, Bảo Vệ Hòa Bình? Sự đối Lập Giữa Hòa ... - Lazi
-
Sự đối Lập Giữa Hoà Bình Và Chiến Tranh GDCD 9
-
Câu 4a Hòa Bình Là Gì Nêu Sự đối Lậ... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 - Bài 4: Bảo Vệ Hòa Bình
-
Giải Bài Tập GDCD 9 Bài 4. Bảo Vệ Hòa Bình
-
Phân Biệt Chiến Tranh Chính Nghĩa Và Chiến Tranh Phi Nghĩa
-
Chiến Tranh Và Hòa Bình – Wikipedia Tiếng Việt