Hướng Dẫn Trồng đu đủ Trên Chậu

Nên trồng cây đu đủ vào thời vụ nào là thích hợp nhất?

Thật chất đu đủ có thể ra quả quanh năm, nhưng tùy từng vùng miền mà chúng ta sẽ có thời điểm trồng khác nhau. Việc chọn đúng thời gian trồng sẽ giúp bạn sớm thu hoạch được những quả chất lượng nhất:

– Miền Bắc: vụ Xuân trồng vào tháng 2 – 4 hoặc vụ Thu cuối mùa mưa (Tháng 9 – 10).

– Miền Trung: vụ Xuân trồng vào Tháng 12- 1, vụ Hè Thu trồng tháng 5-6. Cây đu đủ được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 2,0 – 3,0m. Khoảng cách giữa hai cây là 1,8 – 2,0m tương đương với 1500 – 2600 cây/ha.

– Miền Nam: trồng vào đầu mùa mưa (Tháng 4 – 5). Những vùng chủ động tưới tiêu trồng vào cuối mùa mưa (Tháng 10 – 11 ).

Hướng dẫn cách trồng cây đu đủ

Chuẩn bị chậu trồng cây đu đủ cảnh

Về chậu trồng cây đu đủ cảnh, lựa chọn các chậu cây được làm bằng sứ hoặc các chậu xi măng chuyên dụng cho cây cảnh. Kích thước mỗi chậu phải đủ lớn để cây sinh trưởng và phát triển. Chậu phải có lỗ thoát nước, đảm bảo thoát nước tốt.

Đất trồng

Đất trồng có ý nghĩa then chốt quyết định tỷ lệ sống của cây đu đủ trên chậu sau khi trồng nên cần phải lựa chọn đất phù hợp như hỗn hợp đất thịt ải, xỉ than tỷ lệ 3:1, ủ kỹ 12 – 15 ngày trước khi đưa vào chậu. Đất thịt ải phải là đất mới chưa qua gieo trồng bất cứ loại rau màu nào.

Kỹ thuật trồng cây đu đủ cảnh

Đu đủ là loại cây dễ trồng, có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, để trồng cây đu đủ trong chậu, vừa làm kiểng, vừa làm cây ăn quả thì cần nắm chắc kỹ thuật trồng như sau:

  • Trồng đu đủ cảnh nhất thiết phải trồng bằng cây giống đu đủ con đã gieo ươm trong bầu,tiêu chuẩn cây giống to mập, khỏe, sạch bệnh có từ 4 đến 5 cặp lá, cao 10 đến 15cm, sau đó đưa về giâm lại trong vườn nhà, nơi cao ráo, thoáng mát.
  • Hàng ngày tưới nhẹ, nên kết hợp phun cùng một số thuốc bảo vệ thực vật phòng ngừa nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm.
  • Khoảng 12 – 15 ngày sau giâm có thể đưa cây trồng lên chậu.
  • Sau khi cây đã ổn định bộ rễ hãy trồng cây lên chậu.
  • Dùng hỗn hợp đất, xỉ than đã chuẩn bị trước vào chậu và cách miệng 5 – 7cm.
  • Bón lót phân chuồng trộn với một ít phân hóa học dưới đáy chậu.
  • Nhấc nhẹ bầu cây, dùng dao sắc rạch nhẹ vừa đứt lớp vỏ bao bầu một đường từ trên xuống sát đáy bấu, để định hướng sự phát triển rễ cây trong chậu sau này.
  • Đặt bầu cây còn nguyên túi nilon bao ngoài rồi trồng ngay ngắn trong chậu,
  • phủ đất kín bầu cây, nén chặt nhẹ, tưới dưỡng ẩm hàng ngày.
  • Trong quá trình sinh trưởng, bộ rễ cây sẽ bị hạn chế phát triển bởi phần túi nilon còn bao bầu, chủ yếu phát triển tập trung theo hướng mở của vỏ nilon bao bầu rạch trước đó.

Kỹ thuật chăm sóc cây đu đủ cảnh

Cây đu đủ cảnh thường bị một số sâu, bệnh hại chính như nhện đỏ, rệp sáp, bệnh khảm, xoăn lá do Virus, có thể phòng trừ hiệu quả bằng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật như Danitol 10EC; Ortus 5EC, Nitac 5EC… trừ nhện đỏ; Supracide, Suprathion, Applaud… trừ rệp sáp.

Riêng với bệnh khảm và xoăn lá do virus hiện chưa có thuốc phòng ngừa đặc hiệu, cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như lựa chọn cây giống khỏe, bón vôi bột định kỳ, diệt rệp sáp, rệp đào triệt để, tránh gây tổn thương cây trong suốt quá trình chăm sóc.

Kỹ thuật uốn cây đu đủ cảnh đẹp như ý muốn

  • Sau 25 – 30 ngày kể từ khi gieo trồng, bạn có thể tiến hành uốn cây.
  • Dùng dây mềm chắc và to bản, không co dãn, buộc tại vị trí ¾ thân cây, sao cho cây ngả về hướng đã định, ghim cố định dây chặt xuống đất.
  • Sau khoảng 3 tháng thì cây sẽ nghiêng 30 – 35 độ so với mặt đất.
  • Trong quá trình thực hiện uốn cây đu đủ cần uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ và dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định.
  • Với phương pháp này có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc.
Cay Du Du Dai Loan 1

Phương pháp ghép đu đủ

Có 3 loại mắt ghép được chọn ghép cho đu đủ tốt nhất là mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con; mắt ghép lấy từ đốt thân bên dưới chồi ngọn cây con có chứa từ 2-3 mầm lá và mắt ghép lấy từ cây mẹ đã cho trái.

Sau khi cây đã cho trái, người ta dùng các chất điều hòa sinh trưởng như GA3 hay GA3 + BA phun lên thân giúp cho cây phát triển nhiều chồi non để khai thác mắt ghép.

  • Trước hết cần ngâm hạt trong nước ấm từ 10-12 giờ, để ráo, sau đó gieo hạt trong bầu đất có kích thước 10X15cm để làm cây gốc ghép.
  • Có thể chọn các giống đu đủ thuần của từng địa phương có khả năng thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng kháng bệnh cao để làm gốc ghép.
  • Khi cây con có đường kính khoảng 7-10mm là có thể tiến hành ghép được.
  • Dùng dao lam cắt ngang thân cây gốc ghép, chừa lại khoảng 5-7cm, sau đó chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 1,5-2cm.
  • Cắt vát chồi ghép theo 3 loại chồi như đã nêu trên rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm.
  • Có thể dùng dây ghép chuyên dụng tự hủy hoặc dùng kẹp giữ chặt chồi ghép và gốc ghép, để cây nơi thoáng mát, không tưới nước cho đến khi thấy chồi phát triển ở nách lá là cây đã tiếp hợp và sống.
  • Tháo kẹp ra và tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây nhanh phát triển. Tiếp tục chăm sóc bằng cách tưới thêm phân thúc, phòng trừ sâu bệnh cho cây đến khi có khoảng 5-6 lá, cao khoảng 40-50cm, bộ lá đã ổn định thì đem trồng.
  • Nếu đảm bảo được quy trình kỹ thuật cây đu đủ trên chắc chắn bạn sẽ có một chậu cây đu đủ như ý muốn trong năm mới này.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây đu đủ phát triển tốt nhất

Trong quá trình sinh trưởng, đu đủ thường bị một số sâu hại như rệp sáp, bọ nhảy, nhện đỏ. Khi mật độ sâu cao, có thể phun Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) để diệt trừ.

  • Để phòng bệnh virus xoăn ngọn cần áp dụng biện pháp phòng ngừa tổng hợp như: Sử dụng giống kháng bệnh.
  • Bón cân đối NPK. Không nên trồng 2 vụ đu đủ liên tiếp trên cùng chân ruộng. Luân canh triệt để với cây trồng nước.
  • Với các bệnh đốm vàng, phấn trắng, thán thư… Phòng trừ sớm khi bệnh mới phát sinh, sử dụng các thuốc Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb để phun.

Từ khóa » đu đủ Lùn Trồng Chậu