Hướng Dẫn Tự Pha Chế Dung Dịch Thủy Canh Trồng Rau
Có thể bạn quan tâm
Xem nhanh
- Thành phần dinh dưỡng của dung dịch thủy canh
- Hướng dẫn tự pha chế dung dịch thủy canh trồng rau
Dung dịch thủy canh đóng vai trò quyết định hiệu quả của mô hình trồng rau thủy canh của bạn. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao, bạn cần đảm bảo dung dịch thủy canh của mình luôn đạt chất lượng. Mỗi loại cây trồng sẽ phù hợp với một môi trường dung dịch với nồng độ các vi chất, khoáng chất khác nhau. Trong bài viết này, maydochuyendung.com sẽ đề cập đến cách pha chế dung dịch thủy canh phù hợp với hầu hết các loại rau ăn lá.
Thành phần dinh dưỡng của dung dịch thủy canh
Mọi dung dịch thủy canh đều gồm có 03 thành phần dinh dưỡng chính: nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng và vi lượng. Mỗi thành phần giữ một vai trò khác nhau, và các yếu tố thành phần này cần được đảm bảo theo tỉ lệ phù hợp để cây trồng khỏe mạnh và phát triển tốt.
- Nhóm nguyên tố đa lượng là nhóm các nguyên tố mà cây cần nhiều nhất trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Gồm 3 nguyên tố là: N - Đạm, P - Lân, K - Kali.
- Nhóm nguyên tố trung lượng: là nhóm nguyên tố mà cây cần ở mức trung bình. Ví dụ như: canxi, magie,lưu huỳnh,…
- Nguyên tố vi lượng là nhóm các nguyên tố mà cây chỉ cần hấp thụ lượng nhỏ. Mặc dù chỉ cần chỉ một lượng nhỏ nhưng các nguyên tố vi lượng lại đóng vai trò như chất xúc tác giúp đẩy nhanh quá trình phát triển của rau thủy canh.
Hướng dẫn tự pha chế dung dịch thủy canh trồng rau
Trong thủy canh, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây đều được cung cấp thông qua dung môi là nước. Vì vậy ta sẽ cần sử dụng các nguyên tố, các khoáng chất dinh dưỡng này dưới dạng muối khoáng vô cơ hoà tan được trong trong nước. Và một điều nữa cần lưu ý, đó là bạn cần nắm được các nguyên tắc pha chế để không bị kết tủa làm mất tác dụng của hóa chất.
Chuẩn bị
- Thùng có dung tích đủ lớn để chứa được lượng dung dịch theo nhu cầu của bạn.
- Nước (nếu có điều kiện, hãy sử dụng nước tinh khiết/nước sạch đã khử hết ion muối kim loại, muối Epsom.. )
- Các loại muối, nguyên tố dinh dưỡng
- Máy đo pH của nước: bạn nên sử dụng một chiếc bút đo pH hay máy đo pH cầm tay có tích hợp thêm tính năng đo tổng chất rắn hòa tan (TDS) và độ dẫn điện (EC) để hỗ trợ tốt hơn.
Để hiểu rõ hơn về cách xây dựng thệ thống thủy canh tại nhà, bạn có thể xem thêm 1 số bài viết dưới đây:
- Xây dựng hệ thống thủy canh đơn giản trong nhà bạn
- Hướng dẫn sử dụng máy đo pH để đo pH dung dịch thủy canh
- Dụng cụ đo pH của nước - bí quyết để dung dịch thủy canh luôn chất lượng
Pha chế dung dịch thủy canh trồng rau
Mỗi giai đoạn phát triển của cây sẽ cần hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau. Bởi vậy, bạn cần để ý tới từng giai đoạn phát triển của cây để áp dụng công thức pha chế phù hợp. Dưới đây là khối lượng các chất cho công thức để pha chế 3,8 lít dung dịch. Tùy theo nhu cầu về thể tích dung dịch, bạn có thể tùy chỉnh khối lượng các chất theo tỉ lệ để cho ra dung dịch chuẩn nhất.
Dinh dưỡng cho giai đoạn sinh dưỡng
- Kali Potassium - KNO3: 2,09 gr
- muối Sunfat của Kali cacbonat - K2SO4: 0,46 gr
- Mono Kali Photphat - KH2PO4: 1,39 gr
- Magie Sunfat - MgSO4*7H2O: 2,42 gr
- các nguyên tố Chelate sắt 7%: 0,40 gr (công thức bên dưới)
>> Công thức pha chế hỗn hợp nguyên tố Chelate
- Mangan – Mn: 2,00%
- Kẽm – Zn: 40%
- Đồng – Cu: 0,10%
- Boron – B: 1,30%
- Molypden – Mo: 06%
Dinh dưỡng cho giai đoạn ra hoa
- Canxi Nitrat – Ca (NO3) 2: 10 gr
- Kali Potassium – KNO3: 2,80 gr
- muối Sunfat của Kali cacbonat – K2SO4: 0,46 gr
- Mono Kali Photphat – KH2PO4: 1,39 gr
- Magie sunfat – MgSO4*7H2O: 40 gr
- các nguyên tố Chelate sắt 7%: 0,40 gr
Dinh dưỡng cho giai đoạn ra quả
- Canxi Nitrat – Ca (NO3)2: 8,00 gr
- Kali Potassium – KNO3: 2,80 gr
- muối Sunfat của Kali cacbonat – K2SO4: 1,70 gr
- Mono Kali Photphat- KH2PO4: 1,39 gr
- Magie Sunfat – MgSO4*7H2O: 40 gr
- các nguyên tố chelate sắt 7%: 0,40 gr
Thực hiện:
- Đổ nước ấm đã chuẩn bị ra thùng chứa.
- Sử dụng máy đo pH của nước để kiểm tra nồng độ pH và TDS của nước trước khi tiến hành. Ghi lại kết quả này và so sánh với kết quả sau khi pha dung dịch để tìm ra được nồng độ thực của các chất dinh dưỡng trong dung dịch cuối.
- Tùy vào giai đoạn phát triển của cây, bạn hãy thực hiện pha theo tỉ lệ trong công thức bên trên và khuấy cho tan hết.
- Tiếp tục sử dụng máy đo pH để thực hiện đo pH, TDS. Nếu độ pH của dung dịch của bạn có độ pH nằm trong khoảng từ 5,5 - 6 pH là được. Đây là khoảng pH phù hợp với hầu hết các loại cây trồng. Khoảng pH phù hợp với đa số các loại rau trồng là. Nếu độ pH cao hoặc thấp hơn, bạn cần điều chỉnh lại để giá trị pH về đúng khoảng này.
- Chờ cho dung dịch của bạn nguội rồi hãy đổ vào hệ thống thủy canh
Trên đây là hướng dẫn cách pha chế dung dịch thủy canh trồng rau tại nhà. Bạn có thể tham khảo để tự pha chế dung dung cho mô hình thủy canh của mình. Nếu bạn cần một chiếc máy đo pH để hỗ trợ công việc này, hãy liên hệ với maydochuyendung.com. Chúng tôi chuyên cung cấp các dòng máy đo pH cầm tay Hanna, máy đo pH Ohaus, bút đo pH Gomes... chính hãng, chất lượng cao.
Từ khóa » Cách Pha Dung Dịch Thủy Canh
-
Cách Pha Chế Dung Dịch Thủy Canh đơn Giản Từ Phân NPK | Lisado
-
Cách Tự Pha Chế Dung Dịch Thủy Canh Tại Nhà Cho Người Thích
-
Cách Pha Dung Dịch Thủy Canh đơn Giản, Công Thức | Hydroworks
-
Hướng Dẫn Pha Dung Dịch Thủy Canh Hydro Umat V Dành Cho Rau ăn ...
-
Cách Pha Chế Dung Dịch Dinh Dưỡng Thủy Canh đơn Giản Từ Phân NPK
-
Cách Pha Chế Dung Dịch Thủy Canh Cho Từng Loại Rau Quả Khác Nhau
-
Hướng Dẫn Cách Tự Pha Chế Dung Dịch Thủy Canh đơn Giản Tại Nhà
-
Cách Làm Dung Dịch Thủy Canh đơn Giản, Tiết Kiệm Cho Người Sử Dụng
-
Cách Pha Dung Dịch Thủy Canh Hydro Umat V - Các Công Thức Pha Chế
-
Pha Dung Dịch Chính Xác Tới Từng Vi Lượng - Diễn Đàn Rau Sạch
-
Cách Pha Dung Dịch Thủy Canh đơn Giản Cho Người Mới - Sanvuonaz
-
Tự Pha Chế Dung Dịch Thủy Canh Theo Một Số Công Thức Cơ Bản
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Pha Dung Dịch Thủy Canh Hữu Cơ.
-
Dung Dịch Thủy Canh (Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết) - AZ Farming