Hướng Dẫn Viết Các Nét Cơ Bản Thư Pháp Bút Lông Âu Khải
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây mọi người yêu thích thư pháp bút lông Khải Thư Âu Dương Tuân có xu hướng gia tăng. Việc này cũng là điều đáng mừng, tuy nhiên người học Âu nhiều nhưng người thực sự viết Âu tốt không nhiều. Có những người sau khi học Âu viết nhìn khá đẹp, nhưng nhìn kỹ thì lại thấy vừa giống Âu, vừa giống Liễu và Nhan... Nguyên nhân nằm ở đâu? Cuối cùng cũng là do công phu của nét cơ bản vẫn không chuẩn và vừng vàng. Người học chưa nắm được ý vị của nét bút. Do đó, những người yêu thích Âu Khải khi mới học không nên ngay lập tức lấy thiếp Âu ra để lâm ngay, kết quả sẽ không đi đến đâu. Đến khi rời thiếp là không biết viết như thế nào. Vậy chi bằng trước tiên hãy nghiên cứu kỹ nét cơ bản của Âu, hãy qua cửa ải đầu tiên là nét cơ bản. Dưới đây là hướng dẫn viết thư pháp những nét cơ bản trong Âu Khải.
1. Nét hoành
Nét hoành là nét sử dụng nhiều nhất trong chữ Hán, nét hoành là khung xương, xà ngang của chữ. Nét này viết có tốt hay không trực tiếp ảnh hưởng đến kết cấu và sự cân bằng trọng tâm chữ. Tuy nói hoàng ngang, thụ thẳng, nhưng thực tế hoành thường thấy đầu trái thấp, đầu phải cao, có thế bên phải hơi chếch lên trên một chút.
Cốt yếu: Nét hoành của Âu thể bình ổn, có lực. Có khi thì đoạn ở giữa thô đâm như 2 đầu, làm như vậy để đạt tới ý vị “đầy đặn”. Đó là điểm đặc biệt nét điểm trong Âu thể.
2. Nét thụ
Nét thụ và hoành đều là xương sống của chữ, đều là trụ cột. Căn cứ vào nguyên tắc “hoành ngang, thụ thẳng” thông thường yêu cầu nét thụ phải thẳng đứng, tuy nhiên nếu thẳng quá lại lộ ra vẻ cứng nhắc, nhưng thiếu yếu tố đó lại lộ vẻ thiếu lực. Tốt nhất là trong thẳng có cong, trong cong phải thể hiện thẳng. Tức phải đảm bảo sự ổn định, khỏe khoắn có lực. Nét thụ có hai loại chính là thùy lộ thụ và huyền châm thụ.
Cốt yếu: Nét thụ trong Âu thể có hai nét thường thấy là huyên trâm thụ, thùy lộ thụ, ngoài ra còn có nét thụ đầu nhọn, tức lộ phong nhập bút, lúc khởi hơi chuyển bút một chút sau đó án và kéo thẳng xuống, đó cũng là điểm đặc biệt của Âu thể.
3. Nét phiết
Nét phiết thường nằm ở sườn bên trái của chữ hoặc bộ phận chữ. Nét này thường kết hợp với nét nại. Nét phiết không chỉ có tác dụng tô điểm mà trực tiếp liên quan đến trọng tâm và thần thái của chữ. Nét phiết khi viết phải thể hiện sự linh hoạt, xuất phong mạnh mẽ, tự nhiên, khỏe khoắn có lực.
Cố yếu: Nét phiết trong Âu thể ngoài những nét thường thấy như trường phiết, đoản phiết, hồi phong phiết, lan diệp phiết (nét phiết giống hình lá lan), còn có trường hợp nét phiết cường điệu việc ngưng bút ở đoạn đầu.
4. Nét nại
Nét nại nằm ở sườn bên phải của chữ hoặc bộ phận chữ. Có tác dụng tổ điểm và trực tiếp ảnh hưởng đến trọng tâm, khí thế và phong độ của chữ. Nét nại cũng là nét tương đối linh hoạt, viết nét nại phải “nhất ba, tam chắc” (tức ngọn sóng có 3 điểm nhô lên, câu này trích trong bát quyết của Âu Dương Tuân ý nói nét này khi viết giống như ngọn sóng và hơi chuyển bút 3 lần), lúc đôn phong (thao tác dùng lực đốn trước khi xuất phong) bao hàm thế bút, hành bút phải khỏe khoắn có lực.
Cốt yếu: Nét nại trong Âu thể thường thẳng, cũng có một số trường hợp xuất hiện ít là hơi cong. Ở đoạn cuối của nét, thao tác trước khi đốn bút và sau khi đốn bút bao hàm sự tự nhiên, tức giống như một hơi thở liền mạch.
5. Nét điểm
Nét điểm là nét nhỏ nhất trong 08 nét cơ bản. Nó được hình dung là mắt của chữ. Một chữ có mạch lạc, liền mạch hay một phần nằm ở sự khỏe khoắn, linh hoạt của nét điểm, nó cũng làm cho trên dưới, trái phải trông vào nhau (các nét nhìn nhau, nghênh đón nhau). Tuy nét điểm nhỏ nhưng nó bao hàm 3 quá trình vận bút giống như các nét khác. Nét điểm kéo dài ra là hiện thân của các nét khác. Hay nói cách khác, các nét khác là sự chắp ghép của các tam giác điểm.
Cốt yếu: Nét điểm của Âu thể khỏe mạnh, có lực, tựa như phương (vuông) tựa như viên (tròn). Có khi sử dụng xuất phong điểm (kết thúc xuất phong, không hồi phong), Nét điểm thuận theo thế để hoàn thành trong một nét bút, nét điểm cần phải thể hiện được sự sinh động, hình dáng đa dạng.
6. Nét thiêu
Cốt yếu: Nét thiêu (hất) trong Âu thể ngắn, dứt khoát, không dây dưa dài dòng, nhưng lại thể hiện được sự trầm ổn (ổn định), an tường (bình tĩnh, ổn định)
7. Nét chiết
Nét chiết là do tổ hộp 2 loại nét cơ bản tạo hành, do thành phần và phương thức tổ hợp không giống nhau nên cách viết cũng có sự khác nhau. Nét chiết khi viết phải thể hiện góc chiết cứng cáp, khỏe khoắn có lực.
Cốt yếu: Nét chiết trong Âu thể không thực hiện thao tác viên chuyển, cũng không quá đà tạo góc cạnh lộ ra phía bên phải. Ở chỗ này nét của Âu thể hiện sự quyết đoán và có sự hàm súc.
8. Nét câu
Nét câu hình như như mỏ của con chim, là nét bổ sung, thông thường kết hợp với các nét khách để tạo thành một thể hoàn chỉnh. Do tổ hợp các nét không giống nhau nên hướng xuất câu cũng không nhau (tạo nên sự đa dạng của nét câu). Viết tốt nét câu có tác dụng quan trọng trọng việc nâng cao cảm giác về lực và khí vận trong chữ.
Cốt yếu: Nét câu trong Âu thể đều không thực hiện hồi phong câu, trừ hoành trắc câu thực hiện đốn bút câu ra thì những nét câu còn lại đều dựa vào thế chuyển bút của nét trước thuận thế xuất câu.
- Tham khảo Bút lông viết Âu thể: Tại đây- Tham khảo Giáo trình học Âu Thể : Tại đây
Thư Pháp Dụng Phẩm (sưu tầm)
Từ khóa » Các Nét Chữ Thư Pháp Cơ Bản
-
Tổng Hợp Nét Cơ Bản, Bảng Chữ Cái Thư Pháp Việt đẹp
-
Tự Học Viết Thư Pháp Cơ Bản Và Những điều Nhất định Phải Biết
-
Cách Luyện Viết Chữ Thư Pháp đẹp - Có Kèm Bảng Chữ Cái - THƯ ĐẠO
-
Các Nét Cơ Bản Cần Ghi Nhớ Khi Học Viết Chữ Thư Pháp đẹp
-
Thực Hành Luyện 3 Hướng Nét đi Bút Cơ Bản- Thư Pháp Xuân Thành
-
Học Viết Thư Pháp (buổi 1)- Thư Pháp Quang Lĩnh @SAIGON TODAY
-
Caligraphy Basic L Những Nét Thư Pháp Cơ Bản (P1) - Pinterest
-
Cách Cơ Bản Viết Chữ Thư Pháp đẹp - ChuDep.Com.Vn
-
BÚT PHÁP (Những Căn Bản đầu Tiên Khi Luyện Tập Viết Thư Pháp)
-
Cách Viết Chữ Thư Pháp đẹp Cho Người Mới Nhập Môn - Bút Tập Viết
-
Tổng Hợp Nét Cơ Bản, Bảng Chữ Cái Thư Pháp Việt đẹp - Nhadep247
-
Nghệ Thuật Thư Pháp Nét đẹp Văn Hóa Truyền Thống Của Việt Nam
-
Cách Viết Chữ Thư Pháp Cực Chuẩn - ChuDep.Com.Vn