Nghệ Thuật Thư Pháp Nét đẹp Văn Hóa Truyền Thống Của Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Thư pháp là nghệ thuật tạo hình chữ viết. Thông qua thư pháp thể hiện những suy nghĩ nội tâm của người viết và giúp người viết rèn sự kiên trì, cẩn trọng, tỉ mỉ, chiêm nghiệm những triết lý của cuộc sống. Theo thời gian, Thư pháp đã hòa trong mạch sống nghệ thuật dân tộc và có ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Ngày nay, nghệ thuật thư pháp thường được tái hiện vào các dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc với hình ảnh ông Đồ bên bút lông và giấy đỏ.
Sự ra đời của nghệ thuật thư pháp
“Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua”
Đây là bốn câu thơ nổi tiếng về “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên đã phác họa hình ảnh môn nghệ thuật Thư Pháp.
Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ chuẩn xác, cho đẹp, nhưng cùng với thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, tạo ra những hình tượng nghệ thuật thể hiện ý tứ sâu xa của tác giả. Thư Pháp vốn xuất thân từ Trung Hoa và được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên thời nhà Hán. Tác phẩm Thư pháp đầu tiên của Việt Nam được tìm thấy là dòng chữ “Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn” đắp theo lối chữ “triện” trên trán bia ở làng Trường Xuân (Thanh Hóa). Tác phẩm Thư pháp này hiện đang được trưng bày ở viện bảo tàng lịch sử.
ảnh minh họa (Nguồn interrnet)
Lịch sử hình thành nghệ thuật Thư pháp chữ Hán tại Việt Nam tương tự bộ môn thư pháp tại Trung Hoa song việc biểu hiện mỹ cảm lại có những điểm tương đối khác biệt như: Nét bút mềm mại mà không yếu đuối, sâu lắng mà không trầm tích, phóng mà không cuồng. Để viết được thư pháp bằng chữ Hán người viết cần phải am hiểu về ý nghĩa của các chữ, có nền tảng kiến thức thâm sâu về kết hợp và phân bố hình khối, tạo dáng chữ qua từng đường nét.
Nghệ thuật thư pháp chữ Việt thời hiện đại
Cùng với thời gian, chữ Quốc ngữ ra đời với các mẫu tự Latinh, nhiều người Việt mong muốn viết chữ sao cho đẹp và thư pháp chữ Việt Latinh cũng bắt đầu được manh nha từ đó. Sự xuất hiện của Thư pháp chữ Việt hiện đại là sự đột phá mới mang tính sáng tạo trong nghệ thuật dân tộc, khi vừa mang tính đổi mới với việc sử dụng chữ Latinh, vừa đậm nét truyền thống với phong cách nghệ thuật cổ xưa.
Khác với nghệ thuật Thư pháp chữ Hán, Thư pháp chữ Việt không nằm trong khuôn khổ mà tự do, phá cách nhiều hơn. Tính biểu cảm trong nghệ thuật Thư pháp chữ Việt thể hiện khá rõ nét, thẩm mỹ của người viết cũng như thị hiếu của người thưởng lãm thường hướng đến sự đơn giản hài hòa bình dị, mang chất thơ, chất lãng mạn. Nội dung trong Thư pháp chữ Việt thường là ca dao, tục ngữ, những lời dạy của danh nhân, những bài thơ giàu chất trữ tình… Mỗi tác phẩm Thư pháp chữ Việt tùy vào cảm xúc, suy nghĩ nội tâm của người viết mà tạo nên khi là bức thư họa với sắc thái nhẹ nhàng thanh thoát nhưng có khi là bức thư họa ảo điệu khói sương… khiến người thưởng lãm bức thư họa như lạc vào thế giới nghệ thuật trầm ảo và lắng đọng.
Thư pháp chữ Việt được thể hiện trên nhiều chất liệu như: Giấy, vải, gỗ, đá, trái cây, tranh tre, khảm trai và cả trên gốm sứ. Thư Pháp chữ Việt được phổ cập, đi theo hai hướng: Hướng thứ nhất, xuất phát từ sự hoài niệm về một thời ngự trị của chữ Hán, chữ Nôm. Những nghệ nhân đã biểu đạt hình thức chữ Việt (với các mẫu tự Latinh) theo các khối hình tròn hoặc vuông của chữ Hán hoặc kiểu chữ viết “ngược” chỉ đọc được dễ dàng khi nhìn phía sau trang giấy. Hướng thứ hai, biểu đạt hình thức chữ Việt theo dạng chữ viết vốn có nguồn gốc từ Phương Tây dùng cho hệ thống mẫu tự Latinh. Trong xu hướng này có sự sáng tạo mang tính đột phá khi kết hợp cái thần của ngọn bút lông với nét chữ quốc ngữ để tạo ra nghệ thuật Thư pháp chữ Việt hiện đại mà chúng ta thấy ngày nay.
Những năm gần đây, “Thư pháp chữ Việt”, “Thư pháp Quốc ngữ” (chữ Latinh) đã bắt đầu khởi sắc và trở thành phong trào phát triển khá mạnh mẽ. Thư pháp chữ Việt không chỉ xuất hiện trên những tấm thiệp tặng bạn bè vào dịp đầu xuân, xin chữ trên lịch, trên các sản phẩm trang trí, hay trong các hội chữ dịp Tết, tranh thư pháp chữ quốc ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các không gian mang hơi hướng hoài cổ như các quán trà đạo, câu lạc bộ nghệ thuật dân gian… Ngoài ra, nhiều gia đình cũng lựa chọn treo tranh thư pháp như một hình thức trang trí, tạo sự hài hòa cho ngôi nhà. Để mở rộng bộ môn nghệ thuật Thư pháp đến nay đã có không ít các câu lạc bộ, các lớp giảng dạy thư pháp được mở ra thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ theo học./.
Hùng Đạt
Từ khóa » Các Nét Chữ Thư Pháp Cơ Bản
-
Hướng Dẫn Viết Các Nét Cơ Bản Thư Pháp Bút Lông Âu Khải
-
Tổng Hợp Nét Cơ Bản, Bảng Chữ Cái Thư Pháp Việt đẹp
-
Tự Học Viết Thư Pháp Cơ Bản Và Những điều Nhất định Phải Biết
-
Cách Luyện Viết Chữ Thư Pháp đẹp - Có Kèm Bảng Chữ Cái - THƯ ĐẠO
-
Các Nét Cơ Bản Cần Ghi Nhớ Khi Học Viết Chữ Thư Pháp đẹp
-
Thực Hành Luyện 3 Hướng Nét đi Bút Cơ Bản- Thư Pháp Xuân Thành
-
Học Viết Thư Pháp (buổi 1)- Thư Pháp Quang Lĩnh @SAIGON TODAY
-
Caligraphy Basic L Những Nét Thư Pháp Cơ Bản (P1) - Pinterest
-
Cách Cơ Bản Viết Chữ Thư Pháp đẹp - ChuDep.Com.Vn
-
BÚT PHÁP (Những Căn Bản đầu Tiên Khi Luyện Tập Viết Thư Pháp)
-
Cách Viết Chữ Thư Pháp đẹp Cho Người Mới Nhập Môn - Bút Tập Viết
-
Tổng Hợp Nét Cơ Bản, Bảng Chữ Cái Thư Pháp Việt đẹp - Nhadep247
-
Cách Viết Chữ Thư Pháp Cực Chuẩn - ChuDep.Com.Vn