Hướng Dẫn Xây Dựng Chỉ Tiêu Kiểm Nghiệm Phụ Gia Thực Phẩm

Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm là bước quan trọng để xác định sản phẩm của bạn có tuân thủ hàm lượng cho phép của Bộ Y Tế hay không ? Việc sử dụng sai và công bố không đúng hàm lượng cho phép sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: Thu hồi sản phẩm, khiếu nại của người tiêu dùng, đánh mất thị phần và các vấn đề liên quan đến uy tín thương hiệu của công ty bạn.

  1. Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm để tự công bố cần lưu ý
  2. Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm
  3. Xử phạt khi sử dụng phụ gia thực phẩm vượt giới hạn cho phép

Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm để tự công bố cần lưu ý

Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm để tự công bố, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

1. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm cần có trong phiếu kiểm nghiệm là: Chỉ tiêu cảm quan (gồm trạng thái, màu sắc, mùi, vị…), chỉ tiêu hóa lý, chất lượng, chỉ tiêu vi sinh vật, chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu độc tố vi nấm hoặc các hóa chất gây ảnh hưởng.

2. Kết quả kiểm nghiệm phải được thực hiện bởi  các trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm được nhà nước công nhận hoặc chỉ định phục vụ quản lý nhà nước về ATTP. Nếu doanh nghiệp thực hiện kiểm nghiệm không đúng danh sách các phòng kiểm nghiệm được nhà nước công nhận thì kết quả kiểm nghiệm sẽ không có giá trị pháp lý.

3. Các phụ gia công bố phải nằm trong danh mục được phép sử dụng. Ngoài ra, phải đảm bảo không biến đổi bản chất của thực phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. (Thông tư số 24/2019/TT-BYT Quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm)

4. Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ gia phải dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

Khi thực hiện kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm doanh nghiệp lưu ý phải xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của nhà nước. Nếu kiểm không đầy đủ chỉ tiêu so với quy chuẩn thì doanh nghiệp sẽ không thể hoàn thành hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc đơn vị tiếp nhận kiểm nghiệm sản phẩm sẽ phải mất thời gian ra công văn yêu cầu bổ sung. Quá trình này sẽ tốn rất nhiều chi phí và làm kéo dài thời gian chờ đợi, vì thế doanh nghiệp hãy cẩn trọng để làm chính xác và đầy đủ ngày từ đầu.

Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ gia phải dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm phải dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

>> Xem thêm: Danh sách các trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm được nhà nước công nhận. Tại đây

Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm

Để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm, doanh nghiệp cần phải nắm được các quy chuẩn quốc gia tương ứng với sản phẩm của mình để xây dựng chỉ tiêu cho phù hợp.

Sau đây là các quy chuẩn Việt Nam quy định về các yêu cầu kỹ thuật do Bộ Y Tế ban hành áp dụng cho việc kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm.

Chất điều vịQCVN 4-1:2010/BYT: QCVN
Chất làm ẩmQCVN 4-2:2010/BYT: QCVN
Chất tạo xốpQCVN 4-3:2010/BYT: QCVN
Chất chống đông vónQCVN 4-4:2010/BYT: QCVN
Chất giữ màuQCVN 4-5:2010/BYT: QCVN
Chất chống oxy hóaQCVN 4-6:2010/BYT: QCVN
Chất chống tạo bọtQCVN 4-7:2010/BYT: QCVN
Chất ngọt tổng hợpQCVN 4-8:2010/BYT: QCVN
Chất làm rắn chắcQCVN 4-9:2010/BYT: QCVN
Phẩm màuQCVN 4-10:2010/BYT: QCVN
Chất điều chỉnh độ acidQCVN 4-11:2010/BYT: QCVN
Chất bảo quảnQCVN 4-12:2010/BYT: QCVN
Chất ổn địnhQCVN 4-13:2010/BYT: QCVN
Chất tạo phức kim loạiQCVN 4-14:2010/BYT: QCVN
Chất xử lý bộtQCVN 4-15:2010/BYT: QCVN
Chất độnQCVN 4-16:2010/BYT
Chất khí đẩyQCVN 4-17:2010/BYT: QCVN
Nhóm chế phẩm tinh bộtQCVN 4-18:2011/BYT: QCVN
EnzymeQCVN 4-19:2011/BYT: QCVN
Chất làm bóngQCVN 4-20:2011/BYT: QCVN
Chất làm dàyQCVN 4-21:2011/BYT: QCVN
Chất nhũ hóaQCVN 4-22:2011/BYT: QCVN
Chất tạo bọtQCVN 4-23:2011/BYT: QCVN

Những chỉ tiêu kiểm nghiệm và giới hạn cho phép đã được thể hiện rất chi tiết trong các quy chuẩn tương ứng. Vì thế, khi kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm doanh nghiệp chỉ cần dựa vào quy chuẩn kỹ thuật để xây dựng chỉ tiêu sao cho phù hợp. Đối với phụ gia có nhiều chức năng có thể kết hợp các quy chuẩn tương ứng lại với nhau để xây dựng chỉ tiêu sao cho đầy đủ và chính xác nhất.

Xử phạt khi sử dụng phụ gia thực phẩm vượt giới hạn cho phép

Doanh nghiệp có thể bị phạt từ:

  • 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng hoặc vượt mức giới hạn cho phép của quy định.
  • 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định này và thu hồi bản tự công bố sản phẩm.

DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM NHANH CHÓNG

Với kinh nghiệm lâu năm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp làm hồ sơ tự công bố phụ gia thực phẩm, bao gồm cả việc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm và nhận kết quả kiểm nghiệm chỉ trong 3 -7 ngày. FSC đã làm hài lòng và tạo được sự tin cậy với hơn 1000+ đối tác về dịch vụ kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm nhanh nhất tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ở phía nam.

Liên hệ Hotline: 0937 719 694 (Ms. Phụng) – 0903 809 567 ( Mr. An Đỗ) chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách lấy mẫu đúng cách --> thay doanh nghiệp xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm và gửi mẫu tại phòng kiểm nghiệm được nhà nước công nhận. Chúng tôi cam kết bàn giao giấy kiểm nghiệm trong 03 – 07 ngày và không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác.

Xem thêm các dịch vụ kiểm nghiệm tại FSC:

    • Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
    • Kiểm nghiệm nước đá viên dùng liền
    • Kiểm nghiệm nước đóng bình, đóng chai
    • Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm
    • Kiểm nghiệm gia vị thực phẩm ( nước mắm, nước tương, bột nêm,…)
    • Kiểm nghiệm bao bì, dụng cụ tiếp xúc thực phẩm
    • Và các sản phẩm thực phẩm khác
5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Chỉ Tiêu Chất Lượng Phụ Gia Thực Phẩm