Kiểm Nghiệm Chất Lượng Phụ Gia Thực Phẩm - Eurofins Scientific
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu về phụ gia thực phẩm
Theo Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commission - CAC), phụ gia thực phẩm (PGTP) là “một chất, có hay không có giá trị dinh dưỡng, bản thân nó không được tiêu thụ như một thực phẩm hay như một thành phần của thực phẩm, được bổ sung vào thực phẩm nhằm giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất; để chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm hoặc để cải thiện kết cấu, đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó”.
Theo đó, phụ gia thực phẩm có thể có nguồn gốc thiên nhiên, tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học, đôi khi chúng cũng được tạo ra từ các loại vi sinh vật, chẳng hạn như các loại men (enzyme) để tăng thêm tính bổ dưỡng cho thực phẩm.
Phụ gia thực phẩm nếu sử dụng đúng chủng loại và liều lượng sẽ có nhiều tác dụng tích cực như:
- Tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng.
- Giúp giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng.
- Hỗ trợ quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm từ đó làm tăng giá trị thương phẩm trên thị trường.
- Làm tăng giá trị dinh dưỡng; giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn, tránh nấm mốc, hư hỏng, làm chậm quá trình hư thối, giữ được các chất và vẻ ngoài thơm ngon, hấp dẫn của thực phẩm.
- Duy trì độ đồng nhất của sản phẩm, ngăn ngừa sự phân tách, bù đắp những thiếu hụt trong khẩu phần ăn cũng như sự thất thoát trong quá trình chế biến.
Mặc khác, nếu phụ gia thực phẩm không được dùng đúng liều lượng và chủng loại, đặc biệt là lạm dụng những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường. Ở mức độ cấp tính sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Nếu dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục có thể gây ngộ độc mãn tính làm ảnh hưởng tới vị giác, cảm thấy ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút… Nặng hơn là có nguy cơ hình thành khối u, là nguyên nhân gây ung thư, đột biến gen hay quái thai ở thai nhi…
Tại sao phải kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm?
Phụ gia tự nhiên và phụ gia tổng hợp đều là các chất hóa học. Do đó, nếu công đoạn tinh chế không tốt, không loại hết được các sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình tổng hợp thì rất có thể những sản phẩm phụ này sẽ gây tác động không có lợi cho sức khỏe người sử dụng.
Vì lý do trên, theo quy định của Nhà nước, các phụ gia thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông tiêu thụ trên thị trường phải được tiến hành kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm để làm thủ tục công bố tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Theo đó, các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh phụ gia thực phẩm phải gửi hồ sơ xin công bố chất lượng phụ gia thực phẩm lên Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm để được phê duyệt, nếu phụ gia thực phẩm đảm bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm sẽ được Cục cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng phụ gia thực phẩm và được lưu hành tự do trên thị trường.
Trong thực tế, trên bao bì nhiều loại sản phẩm thường thấy ký hiệu E với cụm chữ số kèm theo (Mì chính, bột ngọt (E621); chất mầu tatrazine, mầu vàng chanh (E102); chất bảo quản sodium benzoate (E211)…), đây là mã số quốc tế để chỉ các chất phụ gia qua quy trình nghiêm ngặt đánh giá sự an toàn được Cộng đồng châu Âu (EC) và Hội đồng Khoa học về Thực phẩm (SCF) đề ra.
Ngoài ra, theo quy định, việc sử dụng và kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm cũng phải tuân theo tỷ lệ cho phép đồng thời phải đảm bảo yêu cầu không được là nguồn gốc gây ung thư cho người và qua thực nghiệm phải không được gây ung thư cho một loại vật nào đó, với bất kỳ liều lượng nào, vào cơ thể bằng bất cứ con đường nào.
Phân loại các nhóm chất phụ gia thực phẩm để kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm
Có nhiều cách phân loại phụ gia thực phẩm, theo đó, dựa vào Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”, người ta phân loại phụ gia thực phẩm theo chức năng gồm 23 nhóm chất để tiến hành kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm như sau:
Tác dụng của từng nhóm phụ gia thực phẩm, cụ thể:
|
|
Tại sao chọn Eurofins Sắc Ký Hải Đăng để kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm?
Eurofins Sắc Ký Hải Đăng là phòng kiểm nghiệm độc lập với các chứng nhận, chỉ định từ tổ chức công nhận BOA và các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước như Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Eurofins Sắc Ký Hải Đăng (tiền thân là Sắc Ký Hải Đăng) với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm nghiệm:
- Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao;
- Máy móc, thiết bị hiện đại;
- Đầu tư cao cho nghiên cứu phát triển;
- Áp dụng hệ thống quản lý thông tin độc quyền Eurofins - LIMs (Laboratory Information Management Systems) xuyên suốt các khâu;
- Chất lượng dịch vụ luôn được quan tâm và cải tiến liên tục với sự giám sát của các chuyên gia từ Châu Âu.
Eurofins Sắc Ký Hải Đăng thuộc mạng lưới hơn 900 phòng thí nghiệm trên hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới của Eurofins Scientific. Chúng tôi phối hợp với phòng thí nghiệm chuyên sâu trong nội bộ tập đoàn về phân tích các loại độc chất tại Đức để cập nhật những nghiên cứu, phát triển các phương pháp mới với trang bị và kỹ thuật hiện đại. Do đó, quý khách hàng đến với Eurofins Sắc Ký Hải Đăng để nhận được:
- Kết quả chính xác, đáng tin cậy và mức chi phí phù hợp
- Chất lượng luôn là quan tâm hàng đầu của chúng tôi
- Dịch vụ tốt nhất với thời gian trả kết quả linh hoạt (kiểm thường, kiểm nhanh, kiểm khẩn)
- Nền mẫu đa dạng
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỀ GỬI YÊU CẦU CỦA BẠN
Hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn và báo giá về dịch vụ Kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm
- Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)
- Email: VN_CS@eurofinsasia.com
Tìm hiểu thêm các dịch vụ Kiểm nghiệm thực phẩm khác của chúng tôi
Dịch vụ Kiểm nghiệm thực phẩm |
Từ khóa » Chỉ Tiêu Chất Lượng Phụ Gia Thực Phẩm
-
Công Bố Tiêu Chuẩn Chất Lượng Phụ Gia Thực Phẩm - Luật Việt Tín
-
Phụ Gia Thực Phẩm
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Chỉ Tiêu Kiểm Nghiệm Phụ Gia Thực Phẩm
-
Tiêu Chuẩn TCVN 5660:2010 Phụ Gia Thực Phẩm - LuatVietnam
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 6469:2010 Về Phụ Gia Thực Phẩm
-
Công Bố Chất Lượng Phụ Gia Thực Phẩm - ViTEST
-
Công Bố Chất Lượng Phụ Gia Thực Phẩm Trong Nước - CBSP
-
Quy định Về Công Bố Phụ Gia Thực Phẩm - Luật Dương Gia
-
Tự Công Bố Phụ Gia Thực Phẩm - Những Quy định Cần Biết - ICheck
-
Phụ Gia Thực Phẩm Và Những Quy định Theo Luật Mới Nhất - FOSI
-
Kiểm Nghiệm Phụ Gia Thực Phẩm Như Thế Nào? - Luật Sư X
-
Phụ Gia Thực Phẩm Và Quy định Về Sử Dụng Phụ Gia Thực Phẩm
-
Kiểm Nghiệm Phụ Gia Thực Phẩm
-
KIỂM NGHIỆM PHỤ GIA THỰC PHẨM, CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN