Hướng Dẫn Xếp Bố Cục IWAGUMI - Yêu Thủy Sinh

Chuyển đến nội dung Bạn hiểu như thế nào về bố cục Iwagumi? – Phong cách Iwagumi​ theo tiếng Nhật có thể hiểu là “đá hình thành”  hay “tạo dựng đá”, bạn có thể hiểu đơn giản là ghép đá lại tạo nên bố cục Iwagumi, nhưng không phải cứ ghép đá lại là đúng nghĩ style của nó, mà có một quy tắc chung bạn phải tuân theo, để đạt được sự chuẩn mực đó thì mới gọi là phong cách Iwagumi. Bởi ngài Takashi Amano đã dày công nghiên cứu cách đây cả 30 năm, áp dụng kỹ thuật làm vườn Iwagumi đưa vào thế giới thủy sinh mang một vẻ đẹp đơn giản những đầy mê hoặc.  – Phong cách Iwagumi mang hình dạng đá táo bạo, sự đơn giản thanh lịch và tạo ra một khung cảnh thiên nhiên nhẹ nhàng. Lấy đá là điểm nhấn, là thành phần chính nỗi bật trong bố cục cho nên sẽ có hạn chế rất lớn trong việc chọn loại cây đi kèm, anh em chúng ta thường sẽ dùng trân châu nhật, trân châu ngọc trai hay trân châu cuba (khó), hoặc có thể sử dụng minifiss, cỏ ngưu mao chiên là phù hợp nhất, mình còn thấy một số anh em dùng cỏ giấy, rau má hương cũng tạo nên phong cách iwagumi rất ấn tượng, nhưng vẫn lưu ý rằng, thực vật chỉ tô điểm phụ họa cho sự nỗi bật của đá mà thôi, bởi ngay từ đầu ta đã nói rằng: Iwagumi là bố cục tạo dựng đá, đá mới là chính.  – Ngay cả việc chọn cá nuôi cũng phải tuân theo nguyên tắc nhẹ nhàng, các loại cá tương thích như neon size nhỏ, sóc đầu đỏ, cá trâm… các loại cá bơi theo đàn, hình thon, và số lượng giới hạn để đảm bảo sự nhẹ nhàng của bố cục. Nhiều khách hàng tìm đến YTS nhờ setup bố cục Iwagumi, nhưng vì thích nuôi nhiều cá nhiều loại dẫn đến phá vỡ nguyên tắc, làm mất đi sự hài hòa nhẹ nhàng của bố cục Iwagumi. ​Sử dụng Số đá lẻ trong bố cục Iwagumi – Theo truyền thống thì bố cục sẽ có 3 viên chính: nôm na dễ hiểu là cục to nhất, cục to nhì và cục to thứ 3, nhưng theo sở thích của mỗi người, iwagumi sẽ có nhiều đá hơn, nhưng cốt cách phải là số đá lẻ, bởi điều này sẽ giúp iwagumi phá bỏ đi thứ gọi là không tự nhiên, vì số chắn sẽ ​tạo đối xứng và cân bằng mà trong môi trường tự nhiên là không phổ biến, số chẵn thường là bằng chứng về sự tham gia của con người. Sử dụng một số đá lẻ ngăn cản mắt người tách thiết kế xuống giữa và tạo ra sự đối xứng không tự nhiên. Bạn bắt đầu xếp bố cục Iwagumi như thế nào? Theo phong cách Iwagumi, mỗi viên đá trong cách bố trí có một tên và vai trò cụ thể trong toàn bộ khung cảnh. Nhưng YTS​ có thể sử dụng nhiều chuỗi số lẻ của đá, miễn sao ​vai trò của mỗi viên đá phải giống như sau: ​ – Viên chính ​có tên là OYAISHICác bạn đặc biệt lưu ý đến viên này, đây viên đá lớn nhất trong bố cục và là viên trọng tâm, mọi vẻ đẹp của iwagumi toát lên 80% nằm ở viên này. ​Việc lựa chọn viên trọng tâm phải thật kỹ lưỡng, ngoài kiểu dáng, kích thước, góc cạnh thì việc đặt chiều hướng cho viên này cũng đòi hỏi nguyên tắc khắc dòng: thường hay đặt góc 45 độ so với đáy hồ, chính diện hoặc 1/3 bể, hướng đá ngược dòng chảy như nhô ra từ vách núi ngược dòng với con sông. ​- Viên phụ có tên là ​FUKUISHI: đây là viên đá lớn thứ 2 trong bố cục, sau khi định vị viên chính, viên thứ 2 sẽ là viên bổ trợ cho viên chính, có thể đặt bên trái hay bên phải, nhưng phải theo nguyên tắc khắc dòng: nếu viên chính xoay hướng nào, thì viên thứ 2 này các bạn xoay hướng ngược lại, nhớ là phải thấp hơn viên chính, bởi lẽ trong tự nhiên, sự lệch pha là thường thấy, càng lệch pha càng tạo cảm giác tự nhiên. ​ – ​Viên thứ 3 có tên là​ OEISHI: thực ra phải gọi là xếp hạng thứ 3 là chính xác nhất, bởi ở hàng này, bạn có thể sử dụng số đá tùy biến, có thể 1 – 5 viên hạng này với mục đích tôn vinh vẻ đẹp của 2 viên trên, làm nền, hài hòa tổng thể. – Viên cuối cùng, viên xếp hạng thứ 4 có tên SUTEISHI:  Trong tự nhiên, một khung cảnh đẹp nào cũng ko thể thiếu những phụ họa, viên hạng thứ 4 này cũng vậy, không phải nhân vật chính trong bố cục, nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng phần còn lại của thiết kế. Ở hạng này, những viên đá size nhỏ được chen chúc điểm vào những vị trí trống. Kết luận về bố cục Iwagumi – Sau khi đọc bài này, các bạn chắc nhận ra rằng, thật đơn giản để hiểu những nguyên tắc mình đề cập ở trên, và có thể sẽ bắt đầu thử sức cho 1 tác phẩm riêng mình. Thật ra việc áp dụng những nguyên tắc trên để đưa vào 1 tác phẩm còn phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố, bởi lẻ cảm nhận và nghệ thuật của mỗi người hoàn toàn khác, việc tìm kiếm những viên đá đa hình phù hợp cũng là quá trình nhứt óc đúng không bạn? trong 1 đống đá cả tấn, nhưng tìm và lựa chọn 1 bộ phù hợp rất khó, rồi khi dùng đục để đập đá, hình dạng mới mà viên đá vỡ ra lại phải khiến cho chính ta phải suy nghĩ nhiều hơn để tìm vị trí thích hợp chen vào bố cục… – Bố cục iwagumi rất đơn giản đi đến một nghệ thuật nhẹ nhàng nếu phối hợp đồng điệu và phụ thuộc nhiều vào người thiết kế, hy vọng qua bài này, Yêu thủy sinh giúp bạn tạo ra một tác phẩm Iwagumi độc đáo cho riêng mình. – Yêu thủy sinh cảm ơn bạn đã đọc bài và hy vọng được phục vụ bạn! Hồ nhà anh Thiên Q. Bình Tân Kiến thức dinh dưỡng trong hồ thủy sinh

Trả lời

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Chuyên mục
  • Các Dự Án Hoàn Thành (68)
  • Kiến Thức (29)
  • Tin 247 (2)
  • Tìm kiếm:
  • Trang Chủ
  • Kiến Thức
  • Sản Phẩm
    • Đèn Thủy Sinh
    • Phân Nền Thủy Sinh
    • Lọc Nước Thủy Sinh
    • Phụ Kiện Thủy Sinh
    • Cây Thủy Sinh
  • Dịch Vụ
  • Các Dự Án Hoàn Thành
  • Về Chúng Tôi
  • Liên Hệ

Đăng nhập

Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *

Mật khẩu *

Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập

Quên mật khẩu?

0905866313 Liên hệ
  • 0905866313

Từ khóa » Bố Cục Iwagumi