Nghệ Thuật Thiết Kế Hồ Thủy Sinh Theo Phong Cách Iwagumi
Có thể bạn quan tâm
Iwagumi được phát triển cách đây khoảng 30 năm bởi nhà thủy sinh nổi tiếng Takashi Amano, loại bố cục này không chỉ thể hiện được sự tối giản mà nó còn phản ánh văn hóa, nghệ thuật và tình yêu của người Nhật đối với cái đẹp và sự đơn giản.
Các nguyên tắc và kỹ thuật thiết kế bố cục Iwagumi
Iwagumi là phong cách sử dụng số lượng đá theo số lẻ như 3, 5, 7 viên để tránh tạo cảm giác đối xứng và không tự nhiên khi trang trí hồ thủy sinh. Các loại đá phô biến được sử dụng cho phong cách này là Seiryu-seki, Maten và Shou, nhưng thực tế không có giới hạn nào. Mục đích là xây dựng một nhóm đá giống nhau về màu sắc và kết cấu, nhưng khác nhau về chi tiết, kích thước, hình dạng và đường viền. Ngoài ra, sự cân bằng về bố cục cũng là một trong những điều quan trọng trong phong cách Iwagumi. Thường người trang trí sẽ đặt đá hoặc các loại cây vào những nơi mà các đường ngang và dọc giao nhau để nhấn mạnh trọng tâm của bố cục.
Các loại đá và đặc trưng của nó trong thiết kế Iwagumi
Đá chính – Oyaishi: Đây là viên đá có kích thước lớn nhất trong tổng thể bố cục theo phong cách Iwagumi. Là viên đá to nhất và đẹp nhất trong tất cả các viên đá, Oyaishi luôn được đặt ở tâm điểm của hồ thủy sinh, theo quy tắc một phần ba và nó chiếm 2/3 chiều cao, đó là tỷ lệ hoàn hảo đối với mắt người. Oyaishi cũng hơi nghiêng theo hướng dòng chảy nhằm tạo nên vẻ tự nhiên cho hồ. Viên đá thứ 2 – Fukuishi: Là loại đá lớn thứ 2 theo bố cục, Fukuishi giống với đá Oyaishi về màu sắc và kết cấu và nó thường được đặt ở bên phải hoặc bên trái. Mục đích chính của loại đá này là để cân bằng đá chính và tạo ra sự lệch pha trong bố cục. Viên đá thứ 3 – Soeishi: Loại đá thứ ba, thường được đặt bên cạnh Oyaishi, cùng với Fukuishi, làm nổi bật sức mạnh của viên đá chính. Loại đá thứ 4 – Suteishi: Là các viên đá lớn thứ tư trong thủy cung Iwagumi, nó không có ý nghĩa nổi bật và nó thường bị bao phủ bởi hệ thực vật. Tuy nhiên, vai trò của Suteishi là toát lên vẻ đẹp của toàn bộ quá trình hình thành đá bằng cách hỗ trợ tất cả các viên đá khác tạo ra cảm giác gắn kết với nhau. Trong bố cục thủy sinh ở Sanzon Iwagumi, Suteishi bị bỏ qua.
Các loại cây nên được trang trí với Iwagumi
Thường các loại cây thích hợp vói phong cách Iwagumi là những loại nhỏ, thấp để không che khuất đá nhưng vẫn hỗ trợ tốt cho bố cục của hồ. Các loại cây tiền cảnh như Trân châu Nhật, Trân châu ngọc trai, Trân châu Cu Ba rất ấn tượng khi kết hợp với thiết kế Iwagumi. Ngoài ra có thể sử dụng cổ ngưu mao chiên, cỏ giấy, rau má hương cũng thích hợp với bố cục này. Các loại tiền cảnh và hậu cảnh cũng chỉ nên gồm một loại cây duy nhất tùy thuộc vào mắt nhìn và phong cách của người trang trí.
Các loại cá được đề xuất với bố cục Iwagumi
Thiết kế Iwagumi được đặc trưng bởi sự hài hòa và thống nhất với sự đơn giản và hài hòa, vì vậy điều quan trọng là phải duy trì cảm giác tối giản khi bạn thêm cá vào hồ của mình.
Mục đích của cá là để tăng cảm giác yên bình và uyển chuyển của bố cục thủy sinh thông qua chuyển động linh hoạt của chúng. Tránh sử dụng nhiều loại cá khác nhau vì hành vi của chúng có xu hướng phá vỡ sự hòa hợp bằng cách hành động riêng lẻ, thường tách khỏi đàn. Những loại cá phổ biến được sử dụng là cá tam giác, cá sóc đầu đỏ, cá trâm,… bởi vì chúng có kích thước nhỏ và di chuyển theo đàn.
Những lưu ý khi trang trí hồ theo phong cách Iwagumi
Trong số tất cả các phong cách bố cục thủy sinh, bố cục Iwagumi trông dễ thực hiện hơn vì phong cách đơn giản của nó, nhưng sự thật là loại bố cục này khó duy trì và bảo dưỡng hơn các loại bố cục khác.
Hạn chế trong lĩnh vực thực vật làm cho quá trình trồng trọt thậm chí còn khó khăn hơn đối với người trồng thủy sinh. Cây được sử dụng khi trồng thủy sinh trong hồ thủy sinh Iwagumi là những cây ăn rễ nặng, khiến việc lựa chọn chất nền trở nên tinh tế và việc lựa chọn lọc nước cũng trở nên tỉ mỉ hơn.
Iwagumi không chỉ yêu cầu nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn cây trồng và bố cục, mà bản thân loại thiết kế này cũng dễ hình thành nên tảo gây hại cho hồ. Thuysinhvn hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để thiết kế nên một hồ thủy sinh độc đáo với phong cách Iwagumi cho riêng mình nhé!
Đào Thị Thảo Dung
Chia sẻTừ khóa » Bố Cục Iwagumi
-
Hướng Dẫn Xếp Bố Cục IWAGUMI - Yêu Thủy Sinh
-
Phong Cách Iwagumi - Nghệ Thuật Xếp đá Trong Hồ Thủy Sinh
-
Tìm Hiểu Phong Cách Iwagumi Trong Thuỷ Sinh - AHISU
-
Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi Và Sanzon Iwagumi (Phần III)
-
Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi Và Sanzon Iwagumi (phần 1)
-
Hướng Dẫn Thiết Lập Bể Thủy Sinh Iwagumi - Aquatips.Net
-
Layout Iwagumi - Nghệ Thuật Xếp đá Trong Hồ Thủy Sinh
-
Phong Cách Thủy Sinh Iwagumi - Đơn Giản Nhưng Cực đẹp
-
Cách Xếp đá Iwagumi Cho Bể Thủy Sinh - Cá Cảnh Thái Hòa
-
Thành Phần Bố Cục Iwagumi
-
Tổng Hợp Bố Cục Đá Iwagumi Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 8/2022
-
Bố Cục Iwagumi – Kiến Thức Cơ Bản - Thủy Sinh SaiGon Aqua
-
Phong Cách IWAGUMI - Khái Niệm... - Bể Cá Thủy Sinh Sao Đỏ
-
Hướng Dẫn Làm Bể Thủy Sinh Iwagumi Chi Tiết
-
Tìm Hiểu Phong Cách Iwagumi Trong Thuỷ Sinh - LIVESHAREWIKI
-
Nghệ Thuật Thổi Hồn Vào Đá Iwagumi - Hà Thiên Bảo