Hướng Dẫn Xin Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải Bằng Xe ô Tô

Xem nhanh [hide]

1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

2. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

2.1. Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách

2.2. Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải các loại hàng hóa

3. Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

3.1. Chuẩn bị hồ sơ

3.2. Tiến hành nộp hồ sơ

3.3. Thời gian xử lý hồ sơ

3.4. Lệ phí cấp phép

4. Không có giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị phạt như thế nào?

Hiện nay, dịch vụ vận tải nói chung và ngành kinh doanh vận tải bằng ô tô nói riêng ngày càng phổ biến. Ngành kinh doanh này không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của khách hàng.

Vậy mới bắt đầu, bạn cần làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như thế nào?

Tìm hiểu thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Tìm hiểu thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Trước khi quyết định xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh cần phải hiểu rõ về ngành nghề này.

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thực chất là việc liên quan tới hoạt động vận tải như: Điều hành phương tiện, tái xe vận chuyển hành khách, vận chuyển các loại hàng hóa,...

Để được coi là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, doanh nghiệp phải đáp ứng các yếu tố sau:

  • Thực hiện ít nhất các công việc chính liên quan tới hoạt động vận tải như: Lái xe, trực tiếp điều hành phương tiện, quyết định giá cước vận tải,...

  • Đối tượng vận chuyển trên xe là hành khách và các loại hàng hóa

  • Hoạt động kinh doanh vận tải với mục đích sinh lợi nhuận.

Hiện nay, các hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được thực hiện phổ biến trên thị trường hiện nay là các ngành: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng taxi hoặc xe buýt theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách không theo tuyến, vận tải trung chuyển hành khách hoặc vận tải hành khách du lịch.

2. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

Điều kiện cần đáp ứng để kinh doanh vận tải bằng ô tô

Điều kiện cần đáp ứng để kinh doanh vận tải bằng ô tô

2.1. Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách

Xe phải thuộc quyền sở hữu hoặc có quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê xe giữa các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với cá nhân, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các tổ chức tuân theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo các tuyến cố định cần có sức chứa từ 09 chỗ trở lên.

2.2. Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải các loại hàng hóa

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc có quyền sử dụng hợp pháp theo hợp động thuê.

Hợp đồng ký bằng văn bản được thực hiện bởi đơn vị kinh doanh vận tải với cá nhân, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác theo quy định của pháp luật.

->> Xem chi tiết: Điều kiện cần đáp ứng để đăng kí kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

3. Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Sau khi xem xét thấy doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí và điều kiện trên, bạn cần tiến hành xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Thủ tục bao gồm các bước sau đây:

3.1. Chuẩn bị hồ sơ

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng ô tô, cần chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ gồm:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại phụ lục I, nghị định 10/2020/NĐ-CP.

  • Bản sao các chứng chỉ, văn bằng của người trực tiếp điều hành hoạt động lái xe.

  • Bản chính hoặc bản sao quyết định thành lập, quy định chức năng và nhiệm vụ của bộ phận quản lý, các điều kiện an toàn giao thông. Áp dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng taxi, xe bus,...

Đối với kinh doanh, để xin giấy phép cần chuẩn bị sẵn hồ sơ gồm: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải và giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (Tải giấy theo mẫu quy định tại phụ lục I, nghị định 10/2020/NĐ-CP).

Chuẩn bị các bộ hồ sơ để đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải

Chuẩn bị các bộ hồ sơ để đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải

3.2. Tiến hành nộp hồ sơ

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ xin đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, tổ chức, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh.

Bạn nộp trực tiếp tại Sở giao thông vận tải tại các tỉnh, thành phố trực thuộc hoặc nộp qua hệ thống công vụ trực tuyến.

3.3. Thời gian xử lý hồ sơ

Sau khi Sở giao thông vận tải nhận đủ bộ hồ sơ, kiểm tra các thông tin đầy đủ và hợp lệ, họ sẽ tiến hành giải quyết trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận.

Đối với trường hợp cần phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ, cơ quan cấp phép sẽ gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận.

Các hồ sơ hợp lệ sẽ nhận được giấy phép trực tiếp tại Sở hoặc đăng ký nhận tận nơi qua đường bưu điện.

Với những đơn không hợp lệ, đã sửa chữa nhưng không đáp ứng đủ điều kiện, Sở giao thông vận tải sẽ trả lời bằng văn bằng, nêu rõ lý do để bạn nắm rõ, tìm hướng khắc phục phù hợp.

3.4. Lệ phí cấp phép

Hầu hết, tổ chức, cá nhân khi xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, đều phải nộp lệ phí theo quy định của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thông thường, lệ phí là 200.000 đồng.

Nộp đầy đủ lệ phí xin cấp giấy phép theo quy định của Sở giao thông vận tải

Nộp đầy đủ lệ phí xin cấp giấy phép theo quy định của Sở giao thông vận tải

->> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như thế nào

4. Không có giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị phạt như thế nào?

Do nhu cầu công việc, cũng như nhiều người ngại làm giấy tờ, thủ tục rườm rà nên thường phớt lờ việc xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Nếu chẳng may trong quá trình hoạt động vận tải, tổ chức, cá nhân bị kiểm tra đột xuất sẽ bị phạt như sau:

  • Đối với các cá nhân, phí phạt từ 7 - 10 triệu đồng.

  • Đối với các tổ chức kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng ô tô, phí phạt từ 14 – 20 triệu đồng.

Như vậy, khi tổ chức hoặc cá nhân phát sinh các hoạt động kinh doanh vận tải đều phải làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh theo đúng quy định.

Ngoài ra, hiệu lực của giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô duy trì trong vòng 7 năm, tùy theo quy định của Sở.

Do đó, bạn cần cập nhật thông tin thường xuyên để đổi mới hoặc xin cấp lại giấy phép khi hết thời hạn theo quy định.

Trên đây là hướng dẫn các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô áp dụng cho cả tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu kinh doanh trong ngành nghề này.

Để quá trình vận tải hành khách, hàng hóa được thuận tiện, bạn nên tìm hiểu kỹ để tránh bị phạt do không có đầy đủ giấy tờ cần thiết.

->> Xem thêm: Lý do nên làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Từ khóa » Phí Làm Giấy Phép Kinh Doanh Vận Tải