Huyền Tích Thánh Mẫu Góp Phần định Vị Văn Hóa Xứ Thanh

date Cổng thông tin điện tử thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa
  • Trang chủ
Chào mừng các bạn đến với Cổng thông tin điện tử thị xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hóa
Truy cập Hôm nay:4390 Hôm qua:8517 Tuần này:12907 Tháng này:88967 Tất cả:8215448 Liên kết Website--Liên kết website--UBND Tỉnh Thanh HóaVăn bản QPPL Chính chủDịch vụ công trực tuyếnChuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa Nghiên cứu trao đổiHuyền tích thánh Mẫu góp phần định vị văn hóa xứ Thanh

Khi những cành đào nhú chồi non, bung nở sắc thắm gọi mùa xuân, cũng là lúc người Việt đón tết cổ truyền tươi vui, đầm ấm. Đó cũng là lúc người Việt chuẩn bị đi lễ đầu năm, là nét đẹp văn hóa tâm linh có từ lâu đời. Người ta tìm về chốn thiêng di tích với niềm tin tín ngưỡng hướng về bậc thánh, thần... với những ước muốn được trở thành hiện thực. Ở xứ Thanh, trong hệ thống di tích đình, chùa, đền, miếu... thì Phố Cát, đền Sòng Sơn gắn liền với huyền tích “giáng trần, hiển thánh” của Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến nổi tiếng khắp mọi miền Tổ quốc. Hai di tích, chỉ là số nhỏ, nhưng đã góp phần quan trọng để định vị văn hóa xứ Thanh trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Giáng trần Phố Cát, hiển thánh Sòng SơnNhững ngày cuối năm như rộn rã, tấp nập hơn với mỗi người. Người xa quê trở về, người ở nhà sắm sửa, chuẩn bị, nỗ lực hoàn tất công việc và cả dự định còn dang dở... cùng chuẩn bị đón tết mới Kỷ Hợi trong an bình, hân hoan. Tôi tìm đường đến những di tích chuẩn bị vào mùa lễ hội đầu năm.Khác với sự chộn rộn ngoài kia, đền Phố Cát, xã Thành Vân (Thạch Thành) những ngày cuối năm thật yên bình, tĩnh lặng. Không gian di tích trầm lắng, linh thiêng như khơi gợi, dẫn nguồn cảm xúc, để kẻ bộ hành lắng lòng, thả mình vào miên man của “chuyện xưa tích cũ”. Sự tích về vị Thánh mẫu thuộc hàng “tứ bất tử” của văn hóa Việt Nam: Mẫu Liễu Hạnh.Đền Phố Cát.jpgĐền Phố Cát.Tương truyền, Mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái Ngọc Hoàng. Vì phạm lỗi đánh rơi chén ngọc mà bị phạt phải xuống trần gian. Trong đó, hai lần giáng trần đầu tiên là ở Nam Định với tên gọi là Phạm Tiên Nga và Lê Giáng Tiên. Tuy nhiên, khi được trở về trời thì lòng tiên chúa lại vấn vương cuộc sống trần gian, nên nàng được vua cha Ngọc Hoàng cho phép tùy ý quay trở lại với con người trần tục. Và trong lần giáng trần thứ ba này, vùng đất non cao, nước biếc, sơn thủy hữu tình Phố Cát (Thạch Thành) được công chúa nhà trời lựa chọn làm chốn hành thiện, giúp đời. Đó là khi người dân thấy sự xuất hiện của cô gái Quỳnh Nương xinh đẹp cùng hai thị tì là Quế Nương và Thị Nương vẫn thường đi mây, về gió cứu giúp dân lành. Và đấy được cho là vào khoảng thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh.Nơi núi non Phố Cát, tiên chúa giúp đời, diệt trừ kẻ gian ác, được nhân dân tin tưởng, đóng góp và lập đền thờ phụng. Tuy vậy, dưới con mắt của “vua Lê - chúa Trịnh” và những lễ giáo phong kiến thì việc một nữ chúa với những việc làm phi thường, vượt ra khỏi “phép tắc” là điều không dễ chấp nhận, cho rằng đó là yêu quái tác oai. Vì vậy, vua Lê - chúa Trịnh đã cho triệu hồi các thuật sĩ, quan binh tài giỏi, trong đó có “Tiền Quân Thánh” (vốn là tướng nhà trời, do mắc lỗi đã bị đày xuống trần gian) để cùng nhau kéo về miền non thiêng Phố Cát, đánh dẹp tiên chúa. Trước sức mạnh của dũng sĩ, quan quân, tiên chúa thật khó bề chống đỡ. Vậy nhưng, giữa lúc nguy nan, nàng lại được Phật Tổ giang tay giúp đỡ. Và điều này cũng được lý giải vì sao tại các địa điểm thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh cho đến ngày nay thường có ban thờ Phật.Sau những giao tranh, xét tiên chúa Liễu Hạnh vẫn thường giúp đỡ kẻ khốn khó, có nhiều công đức với đời. Bởi vậy, thay vì diệt trừ thì đấng quân vương lại ban phong chức tước “Chế Thắng Hòa Diệu đại vương”, cho phép người dân tạc tượng, quanh năm khói hương phụng thờ. Cũng từ đấy, núi rừng Phố Cát trở thành thánh địa và tiên chúa Liễu Hạnh được nhân dân tôn thờ.Di tích đền Phố Cát với truyền thuyết giáng trần lần thứ ba của Tiên chúa Liễu Hạnh.jpgDi tích đền Phố Cát với truyền thuyết giáng trần lần thứ ba của Tiên chúa Liễu Hạnh.Sau những lần hành thiện giúp đời, tiên chúa Liễu Hạnh lại đi vào truyền thuyết dân gian với câu chuyện “hiển linh” ở núi Sùng (Sòng Sơn). Tương truyền, phường Bắc Sơn (TX Bỉm Sơn) ngày nay vốn là làng Cổ Đam (Tống Sơn). Ông lão trong làng sau khi được tiên chúa hiển linh báo mộng đã kêu gọi nhân dân cùng xây dựng đền thờ Mẫu. Để minh chứng cho sự hiển thánh của đấng tối linh, ông già làng Cổ Đam đã chọn địa thế tốt, đem chiếc gậy tre cắm xuống, cùng lời phát nguyện “nếu gậy tre tươi tốt thì sẽ xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Lời nguyện như phép nhiệm mầu khi từ chiếc gậy tre ấy, rễ sâu bén đất, lá xanh đâm chồi. Người đời cho rằng Tiên chúa “hiển thánh” nên cùng nhau đóng góp, lập đền thờ gọi là Sòng Sơn.Theo đó, đền Sòng Sơn được khởi dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786). Ban đầu, đền vốn có quy mô nhỏ nhắn, tuy nhiên, trải qua thời gian với sự linh ứng, nhiệm mầu và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của người dân mà đền Sòng Sơn từng bước được điểm tô, tu sửa khang trang rộng rãi, trở thành điểm đến tâm linh, thực hành tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách gần xa.Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng thờ MẫuĐến đền Phố Cát ngày nay, không gian, cảnh sắc đã khác nhiều so với mấy trăm năm về trước. Không còn vượn hót, chim kêu, cây rừng hoan ca cùng mây gió. Bỏ qua những bon chen nơi trần thế, thả lòng mình vào mùi hương trầm quen thuộc, chắp tay trước ngực, lòng hướng về Mẫu để ta luôn thấy lòng mình được bình yên, như vậy có lẽ cũng là đủ.Qua thời gian và biến động thời cuộc, di tích đền Phố Cát ngày nay phần nhiều được phục dựng lại trên nền cũ: Đền thờ Mẫu; đền thờ Quan Giám sát... Đặc biệt, tại di tích hiện vẫn lưu giữ một số hiện vật cũ: bia đá, nhà lục lăng... được khắc, dựng ở các triều vua nhà Nguyễn.14. Dien xuong tai Le hoi Song Son.jpgMột cảnh diễn xướng tại Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội.Cùng với đền Phố Cát thì “đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” đã khẳng định "thương hiệu" là điểm đến nổi tiếng nhất nhì trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Khác với những di tích thờ mẫu Liễu Hạnh trên cả nước vẫn thường lấy ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) tương truyền là ngày mất của Mẫu trong hai lần giáng trần đầu tiên để mở lễ hội. Lễ hội Sòng Sơn lại được mở vào ngày 26 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, đây được cho chính là ngày Mẫu hiển thánh ở vùng đất Cổ Đam xưa.Qua thời gian, Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội ngày nay được tổ chức không chỉ để hậu thế hướng tấm lòng tôn kính về thánh Mẫu, đây còn là dịp tưởng nhớ vua Quang Trung trên đường tiến quân ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược đã dừng chân trên đèo Ba Dội (phủ Tống Sơn) chiêu mộ binh sĩ, cầu nguyện thánh Mẫu Liễu Hạnh giúp sức trong trận chiến mùa xuân lịch sử năm 1789. Năm 1993, đền Sòng được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Và năm 1998 đánh dấu công cuộc phục dựng di tích đền Sòng.Sau hơn 20 năm, đến thời điểm hiện tại, từ một phế tích, đền Sòng đã có diện mạo khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của đông đảo người dân. Cùng với đó, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định công nhận di tích điểm du lịch cấp tỉnh với di tích đền Sòng và Phố Cát. Từ đây, bài toán “bảo tồn gắn với phát triển” những di sản của cha ông sẽ từng bước được nhìn nhận đúng mực, góp phần vào sự phát triển chung của văn hóa, du lịch xứ Thanh.Bia đá cổ thời Nguyễn còn lưu giữ tại đền Phố Cát.jpgBia đá cổ thời Nguyễn còn lưu giữ tại đền Phố Cát.Những truyền thuyết và lịch sử đan xen nhau làm cho di tích vừa huyền thoại, linh thiêng, nhưng gần gũi. Trải qua những khắc nghiệt thời gian và biến động lịch sử, huyền tích về Mẫu Liễu Hạnh lại càng như vấn vương hậu thế. Câu chuyện về Mẫu đi vào đời sống nhân dân, sách vở, ca dao, tục ngữ như một sự hiện thân của những giá trị tốt đẹp. Để rồi, người phụ nữ được cho là xuất thân cao quý, vốn là con gái nhà trời ấy đã trở thành “Thánh mẫu”, một trong bốn vị thánh “tứ bất tử” trong văn hóa dân gian Việt Nam. Theo đó, cùng với Thánh Gióng; Thánh Tản Viên; Chử Đồng Tử thì Liễu Hạnh công chúa - thánh mẫu Liễu Hạnh là vị nữ thánh duy nhất được nhân dân tôn vinh.Người ta tự hỏi, điều gì đã khiến một vị nữ thánh vượt lên những lễ giáo, kiềm tỏa, định kiến phong kiến đương thời để vươn lên và khẳng định mình? Tạm bỏ qua những huyền thoại về mẫu, hậu thế và các nhà nghiên cứu phần đông đồng thuận: Mẫu Liễu Hạnh mang đặc trưng tính cách của người phụ nữ Việt Nam. Thể hiện qua ba lần giáng trần. Khi là người con gái hiếu thuận với cha mẹ; lúc lại là người mẹ mẫu mực, người vợ thảo hiền hết lòng vì chồng con; và trong lần giáng trần thứ ba nơi núi non Phố Cát, Mẫu hóa thân thành cô gái xinh đẹp, đi mây về gió, cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác, yêu - ghét rõ ràng. Phải chăng đó là khát vọng tự do, khẳng định mình của người phụ nữ Việt trong chế độ phong kiến.Và sau tất cả, được sự giác ngộ đạo lý nhà Phật, Thánh mẫu lại trở lại là chính mình: bậc mẫu nghi thiên hạ! Chở che cho con dân. Khi gặp khó khăn, đau khổ, vất vả...con người ta không phân biệt dân tộc, tiếng nói, vùng miền, lại cùng tìm đến Mẫu với mong ước chở che, giúp đỡ. Như chính sự tìm về với mẹ của mình vậy. Trong tâm thức của mình, có người Việt nào lại không nhớ về câu chuyện mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng, nguồn gốc của 54 tộc người trên khắp đất nước Việt Nam. Vì vậy, tìm về với Mẫu, phải chăng là sự tìm về với cội nguồn dân tộc, dòng máu Việt.Ngày nay, với niềm tin tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh có ở khắp mọi vùng miền. Tuy vậy, người ta vẫn tìm về “Phố Cát” “Đền Sòng” như một sự tìm về cội nguồn. Năm 2016, Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tiếp tục là sự khẳng định cho những giá trị văn hóa vững bền, đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Và Phố Cát, đền Sòng, không chỉ là điểm đến, mà còn là nơi góp phần định vị văn hóa xứ Thanh trong dòng chảy nghìn năm của lịch sử dân tộc. Thu Trang (Báo Văn hóa & Đời sống)

Tin cùng chuyên mục

  • Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

    Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

  • Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội.

    Đền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội.

  • Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích - danh thắng trong phát triển du lịch

    Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích - danh thắng trong phát triển du lịch

  • Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược - Người gìn giữ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

    Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược - Người gìn giữ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

Xem thêm Trang chủ / Nghiên cứu trao đổi Huyền tích thánh Mẫu góp phần định vị văn hóa xứ Thanh

Khi những cành đào nhú chồi non, bung nở sắc thắm gọi mùa xuân, cũng là lúc người Việt đón tết cổ truyền tươi vui, đầm ấm. Đó cũng là lúc người Việt chuẩn bị đi lễ đầu năm, là nét đẹp văn hóa tâm linh có từ lâu đời. Người ta tìm về chốn thiêng di tích với niềm tin tín ngưỡng hướng về bậc thánh, thần... với những ước muốn được trở thành hiện thực. Ở xứ Thanh, trong hệ thống di tích đình, chùa, đền, miếu... thì Phố Cát, đền Sòng Sơn gắn liền với huyền tích “giáng trần, hiển thánh” của Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến nổi tiếng khắp mọi miền Tổ quốc. Hai di tích, chỉ là số nhỏ, nhưng đã góp phần quan trọng để định vị văn hóa xứ Thanh trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Giáng trần Phố Cát, hiển thánh Sòng SơnNhững ngày cuối năm như rộn rã, tấp nập hơn với mỗi người. Người xa quê trở về, người ở nhà sắm sửa, chuẩn bị, nỗ lực hoàn tất công việc và cả dự định còn dang dở... cùng chuẩn bị đón tết mới Kỷ Hợi trong an bình, hân hoan. Tôi tìm đường đến những di tích chuẩn bị vào mùa lễ hội đầu năm.Khác với sự chộn rộn ngoài kia, đền Phố Cát, xã Thành Vân (Thạch Thành) những ngày cuối năm thật yên bình, tĩnh lặng. Không gian di tích trầm lắng, linh thiêng như khơi gợi, dẫn nguồn cảm xúc, để kẻ bộ hành lắng lòng, thả mình vào miên man của “chuyện xưa tích cũ”. Sự tích về vị Thánh mẫu thuộc hàng “tứ bất tử” của văn hóa Việt Nam: Mẫu Liễu Hạnh.Đền Phố Cát.jpgĐền Phố Cát.Tương truyền, Mẫu Liễu Hạnh vốn là con gái Ngọc Hoàng. Vì phạm lỗi đánh rơi chén ngọc mà bị phạt phải xuống trần gian. Trong đó, hai lần giáng trần đầu tiên là ở Nam Định với tên gọi là Phạm Tiên Nga và Lê Giáng Tiên. Tuy nhiên, khi được trở về trời thì lòng tiên chúa lại vấn vương cuộc sống trần gian, nên nàng được vua cha Ngọc Hoàng cho phép tùy ý quay trở lại với con người trần tục. Và trong lần giáng trần thứ ba này, vùng đất non cao, nước biếc, sơn thủy hữu tình Phố Cát (Thạch Thành) được công chúa nhà trời lựa chọn làm chốn hành thiện, giúp đời. Đó là khi người dân thấy sự xuất hiện của cô gái Quỳnh Nương xinh đẹp cùng hai thị tì là Quế Nương và Thị Nương vẫn thường đi mây, về gió cứu giúp dân lành. Và đấy được cho là vào khoảng thời gian Trịnh - Nguyễn phân tranh.Nơi núi non Phố Cát, tiên chúa giúp đời, diệt trừ kẻ gian ác, được nhân dân tin tưởng, đóng góp và lập đền thờ phụng. Tuy vậy, dưới con mắt của “vua Lê - chúa Trịnh” và những lễ giáo phong kiến thì việc một nữ chúa với những việc làm phi thường, vượt ra khỏi “phép tắc” là điều không dễ chấp nhận, cho rằng đó là yêu quái tác oai. Vì vậy, vua Lê - chúa Trịnh đã cho triệu hồi các thuật sĩ, quan binh tài giỏi, trong đó có “Tiền Quân Thánh” (vốn là tướng nhà trời, do mắc lỗi đã bị đày xuống trần gian) để cùng nhau kéo về miền non thiêng Phố Cát, đánh dẹp tiên chúa. Trước sức mạnh của dũng sĩ, quan quân, tiên chúa thật khó bề chống đỡ. Vậy nhưng, giữa lúc nguy nan, nàng lại được Phật Tổ giang tay giúp đỡ. Và điều này cũng được lý giải vì sao tại các địa điểm thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh cho đến ngày nay thường có ban thờ Phật.Sau những giao tranh, xét tiên chúa Liễu Hạnh vẫn thường giúp đỡ kẻ khốn khó, có nhiều công đức với đời. Bởi vậy, thay vì diệt trừ thì đấng quân vương lại ban phong chức tước “Chế Thắng Hòa Diệu đại vương”, cho phép người dân tạc tượng, quanh năm khói hương phụng thờ. Cũng từ đấy, núi rừng Phố Cát trở thành thánh địa và tiên chúa Liễu Hạnh được nhân dân tôn thờ.Di tích đền Phố Cát với truyền thuyết giáng trần lần thứ ba của Tiên chúa Liễu Hạnh.jpgDi tích đền Phố Cát với truyền thuyết giáng trần lần thứ ba của Tiên chúa Liễu Hạnh.Sau những lần hành thiện giúp đời, tiên chúa Liễu Hạnh lại đi vào truyền thuyết dân gian với câu chuyện “hiển linh” ở núi Sùng (Sòng Sơn). Tương truyền, phường Bắc Sơn (TX Bỉm Sơn) ngày nay vốn là làng Cổ Đam (Tống Sơn). Ông lão trong làng sau khi được tiên chúa hiển linh báo mộng đã kêu gọi nhân dân cùng xây dựng đền thờ Mẫu. Để minh chứng cho sự hiển thánh của đấng tối linh, ông già làng Cổ Đam đã chọn địa thế tốt, đem chiếc gậy tre cắm xuống, cùng lời phát nguyện “nếu gậy tre tươi tốt thì sẽ xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Lời nguyện như phép nhiệm mầu khi từ chiếc gậy tre ấy, rễ sâu bén đất, lá xanh đâm chồi. Người đời cho rằng Tiên chúa “hiển thánh” nên cùng nhau đóng góp, lập đền thờ gọi là Sòng Sơn.Theo đó, đền Sòng Sơn được khởi dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786). Ban đầu, đền vốn có quy mô nhỏ nhắn, tuy nhiên, trải qua thời gian với sự linh ứng, nhiệm mầu và nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của người dân mà đền Sòng Sơn từng bước được điểm tô, tu sửa khang trang rộng rãi, trở thành điểm đến tâm linh, thực hành tín ngưỡng của người dân địa phương và du khách gần xa.Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng thờ MẫuĐến đền Phố Cát ngày nay, không gian, cảnh sắc đã khác nhiều so với mấy trăm năm về trước. Không còn vượn hót, chim kêu, cây rừng hoan ca cùng mây gió. Bỏ qua những bon chen nơi trần thế, thả lòng mình vào mùi hương trầm quen thuộc, chắp tay trước ngực, lòng hướng về Mẫu để ta luôn thấy lòng mình được bình yên, như vậy có lẽ cũng là đủ.Qua thời gian và biến động thời cuộc, di tích đền Phố Cát ngày nay phần nhiều được phục dựng lại trên nền cũ: Đền thờ Mẫu; đền thờ Quan Giám sát... Đặc biệt, tại di tích hiện vẫn lưu giữ một số hiện vật cũ: bia đá, nhà lục lăng... được khắc, dựng ở các triều vua nhà Nguyễn.14. Dien xuong tai Le hoi Song Son.jpgMột cảnh diễn xướng tại Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội.Cùng với đền Phố Cát thì “đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” đã khẳng định "thương hiệu" là điểm đến nổi tiếng nhất nhì trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Khác với những di tích thờ mẫu Liễu Hạnh trên cả nước vẫn thường lấy ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) tương truyền là ngày mất của Mẫu trong hai lần giáng trần đầu tiên để mở lễ hội. Lễ hội Sòng Sơn lại được mở vào ngày 26 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, đây được cho chính là ngày Mẫu hiển thánh ở vùng đất Cổ Đam xưa.Qua thời gian, Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội ngày nay được tổ chức không chỉ để hậu thế hướng tấm lòng tôn kính về thánh Mẫu, đây còn là dịp tưởng nhớ vua Quang Trung trên đường tiến quân ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược đã dừng chân trên đèo Ba Dội (phủ Tống Sơn) chiêu mộ binh sĩ, cầu nguyện thánh Mẫu Liễu Hạnh giúp sức trong trận chiến mùa xuân lịch sử năm 1789. Năm 1993, đền Sòng được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Và năm 1998 đánh dấu công cuộc phục dựng di tích đền Sòng.Sau hơn 20 năm, đến thời điểm hiện tại, từ một phế tích, đền Sòng đã có diện mạo khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của đông đảo người dân. Cùng với đó, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định công nhận di tích điểm du lịch cấp tỉnh với di tích đền Sòng và Phố Cát. Từ đây, bài toán “bảo tồn gắn với phát triển” những di sản của cha ông sẽ từng bước được nhìn nhận đúng mực, góp phần vào sự phát triển chung của văn hóa, du lịch xứ Thanh.Bia đá cổ thời Nguyễn còn lưu giữ tại đền Phố Cát.jpgBia đá cổ thời Nguyễn còn lưu giữ tại đền Phố Cát.Những truyền thuyết và lịch sử đan xen nhau làm cho di tích vừa huyền thoại, linh thiêng, nhưng gần gũi. Trải qua những khắc nghiệt thời gian và biến động lịch sử, huyền tích về Mẫu Liễu Hạnh lại càng như vấn vương hậu thế. Câu chuyện về Mẫu đi vào đời sống nhân dân, sách vở, ca dao, tục ngữ như một sự hiện thân của những giá trị tốt đẹp. Để rồi, người phụ nữ được cho là xuất thân cao quý, vốn là con gái nhà trời ấy đã trở thành “Thánh mẫu”, một trong bốn vị thánh “tứ bất tử” trong văn hóa dân gian Việt Nam. Theo đó, cùng với Thánh Gióng; Thánh Tản Viên; Chử Đồng Tử thì Liễu Hạnh công chúa - thánh mẫu Liễu Hạnh là vị nữ thánh duy nhất được nhân dân tôn vinh.Người ta tự hỏi, điều gì đã khiến một vị nữ thánh vượt lên những lễ giáo, kiềm tỏa, định kiến phong kiến đương thời để vươn lên và khẳng định mình? Tạm bỏ qua những huyền thoại về mẫu, hậu thế và các nhà nghiên cứu phần đông đồng thuận: Mẫu Liễu Hạnh mang đặc trưng tính cách của người phụ nữ Việt Nam. Thể hiện qua ba lần giáng trần. Khi là người con gái hiếu thuận với cha mẹ; lúc lại là người mẹ mẫu mực, người vợ thảo hiền hết lòng vì chồng con; và trong lần giáng trần thứ ba nơi núi non Phố Cát, Mẫu hóa thân thành cô gái xinh đẹp, đi mây về gió, cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác, yêu - ghét rõ ràng. Phải chăng đó là khát vọng tự do, khẳng định mình của người phụ nữ Việt trong chế độ phong kiến.Và sau tất cả, được sự giác ngộ đạo lý nhà Phật, Thánh mẫu lại trở lại là chính mình: bậc mẫu nghi thiên hạ! Chở che cho con dân. Khi gặp khó khăn, đau khổ, vất vả...con người ta không phân biệt dân tộc, tiếng nói, vùng miền, lại cùng tìm đến Mẫu với mong ước chở che, giúp đỡ. Như chính sự tìm về với mẹ của mình vậy. Trong tâm thức của mình, có người Việt nào lại không nhớ về câu chuyện mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng, nguồn gốc của 54 tộc người trên khắp đất nước Việt Nam. Vì vậy, tìm về với Mẫu, phải chăng là sự tìm về với cội nguồn dân tộc, dòng máu Việt.Ngày nay, với niềm tin tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh có ở khắp mọi vùng miền. Tuy vậy, người ta vẫn tìm về “Phố Cát” “Đền Sòng” như một sự tìm về cội nguồn. Năm 2016, Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tiếp tục là sự khẳng định cho những giá trị văn hóa vững bền, đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Và Phố Cát, đền Sòng, không chỉ là điểm đến, mà còn là nơi góp phần định vị văn hóa xứ Thanh trong dòng chảy nghìn năm của lịch sử dân tộc. Thu Trang (Báo Văn hóa & Đời sống) Tin khác Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiĐền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội. Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích - danh thắng trong phát triển du lịch Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược - Người gìn giữ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủBỉm Sơn: Những dấu ấn lịch sửGiữ gìn nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu nămPhát huy giá trị lễ hội truyền thống mùa xuânĐịnh kiến giới, bất bình đẳng giới: Rào cản cần xóa bỏ Tin nóng Hội CCB nói chuyện truyền thống tại Trường Tiểu học và THCS Phú SơnCông an Thị xã Bỉm Sơn ra quân và Phát động thi đua thực hiện Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025Giải Pickleball chào mừng 43 năm Ngày thành lập thị xã Bỉm Sơn thành công tốt đẹp.Khai mạc Giải Pickleball chào mừng kỷ niệm 43 năm thành lập thị xã Bỉm SơnUBND thị xã ban hành Phương án sản xuất vụ Xuân năm 2025Bàn giao nhà cho 2 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn phường Phú Sơn và xã Quang Trung.Bàn giao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn phường Đông Sơn.Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Công khai kết quả TTHC CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC Hình ảnh BẢN QUYỀN SỬ DỤNG THUỘC THỊ Xà BỈM SƠN - THANH HÓATrưởng Ban biên tập: Mai Thế Trị - Phó Chủ tịch UBND Thị xãĐC: 28 Trần Phú - Ba Đình - Bỉm Sơn - Thanh HóaĐiện thoại: 02373.824.205 - Fax: 02373.825.355. Email: bimson@thanhhoa.gov.vnGiấy phép số: 487/GP-BC do cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/11/2007.Ghi rõ nguồn tin "bimson.thanhhoa.gov.vn" khi phát hành lại nội dung trên Cổng thông tin điện tử thị xã Bỉm Sơn Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » đền Mẫu Phố Cát ở đâu