Huyết áp Thấp - Một Nguyên Nhân Gây Tai Biến Mạch Não
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Huyết áp thấp - Một nguyên nhân gây tai biến mạch não
12/09/2019 | 07:35 AM
|Nhiều người tưởng rằng chỉ tăng huyết áp mới gây tai biến mạch máu não, nhưng thực tế, huyết áp thấp cũng là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này.
news-relateCó nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp như chế độ dinh dưỡng, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm các chức năng, cũng có thể do yếu tố di truyền và nhiều nguyên nhân hiện chưa được biết đến.
Những người có hiện tượng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thường chủ quan, cho rằng do thay đổi thời tiết, do gặp lạnh, áp lực công việc, stress... Tuy nhiên, đây là những triệu chứng đặc trưng của bệnh huyết áp thấp mà một số người thường bỏ qua.
Huyết áp thấp là gì?
Với người bình thường, trị số huyết áp thường là 120/80mmHg (đây là trị số giữa huyết áp tâm thu/tâm trương). Nếu trị số huyết áp dưới 100/60mmHg được cho là mắc bệnh huyết áp thấp. Nếu một người khỏe mạnh bình thường đo huyết áp thấp thường không có triệu chứng gì và không cần điều trị bởi nó không phải là bệnh. Tuy nhiên, nếu được bác sĩ chuyên khoa xác định mắc bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần được theo dõi và điều trị. Đối với những người già, người có bệnh mạn tính nếu đo huyết áp ở mức thấp nên được quan tâm điều trị, bởi điều này có thể gây nguy hiểm do máu không đến đủ tim, não hoặc các bộ phận khác trong cơ thể.
Nguy hiểm nhất trong bệnh huyết áp thấp là khi huyết áp giảm đột ngột, não bị thiếu một nguồn cung cấp máu sẽ dẫn đến chóng mặt, đầu óc lâng lâng. Khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng, huyết áp thay đổi, đây là một loại huyết áp thấp thường được biết đến là hạ huyết áp tư thế. Hay huyết áp thấp do trung gian, đó là khi một người phải đứng quá lâu dẫn đến hạ huyết áp. Theo ước tính, có khoảng 10-20% những người từ 65 tuổi trở lên bị bệnh huyết áp tư thế. Đó là do sự hư hại của hệ tim mạch, hệ thần kinh chịu trách nhiệm giúp cơ thể thích ứng với những sự thay đổi đột ngột.
Ngoài ra, huyết áp thấp thường xuất hiện khi người bệnh bị tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, rối loạn tiền mãn kinh. Biểu hiện càng rõ ràng khi thay đổi tư thế đột ngột.
Những ai dễ bị huyết áp thấp?
Phụ nữ mang thai. Người mắc bệnh nội tiết như suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường. Do thuốc, một số loại thuốc gây hạ huyết áp như thuốc trị bệnh cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson. Do rối loạn nhịp tim. Kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng gây hạ huyết áp. Người mắc bệnh gan.
Hậu quả do huyết áp thấp
Huyết áp thấp cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém gì tăng huyết áp. Thông thường, người dân thường chủ quan và chưa có hiểu biết đúng về căn bệnh huyết áp thấp. Nhiều người nghĩ rằng, những triệu chứng này là do ăn uống không tốt, thể trạng yếu... mà không coi đó là bệnh và chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khỏi. Nguy hiểm nhất trong bệnh huyết áp thấp là liên quan đến tim mạch thì lại ít người biết đến như các bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực... Nếu bị tụt huyết áp nhiều lần sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể nhanh bị suy yếu, do chất dinh dưỡng và oxy không thể đến được các bộ phận đó gây tổn thương. Nặng nhất với các trường hợp tụt huyết áp có thể gây sốc, nhất là với những người khi đang làm công việc ở ngoài trời nắng, trên cao hoặc đang lái xe... sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng huyết áp thấp kéo dài thì có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15%. Hiện nay, sự hiểu biết của bệnh nhân về huyết áp thấp còn rất ít. Các nghiên cứu cho thấy, hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, hơn 80% bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng của bệnh.
Phòng ngừa thế nào?
Huyết áp thấp sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh nhưng không phải ai cũng nhận thức được vấn đề này để có những biện pháp dự phòng và điều trị dứt điểm. Người bệnh cần ăn nhiều bữa trong ngày (từ 4-5 bữa) với các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa giúp tăng huyết áp. Uống thêm cà phê, nước chè xanh đặc với bánh quy hay 1-2 miếng bánh mỳ với bơ hoặc pho mát cũng rất có lợi cho việc nâng huyết áp và sức khỏe. Hạn chế rượu, bia, đồ uống có cồn, mướp đắng, lòng trắng trứng gà, nước cam, khoai lang tím, tảo biển, ớt, quả kiwi… là những thực phẩm gây hạ huyết áp. Theo lời khuyên của bác sĩ, người bệnh không nên chủ quan, coi thường các dấu hiệu bất thường của sức khỏe để tránh những hậu quả đáng tiếc do huyết áp thấp gây ra. Ngay khi bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng..., bạn hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.
Lời khuyên của thầy thuốc.
Để phòng ngừa tai biến khi bị huyết áp thấp, người bệnh không nên thức khuya, giữ ấm khi ngủ, không ra ngoài trời nắng gắt, muốn thay đổi tư thế cần vận động từng bước một, không trèo cao, duy trì vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ, khi ngủ cần gối thấp. Đặc biệt, người từ 50 tuổi trở lên cần theo dõi huyết áp thường xuyên bởi họ rất dễ có nguy cơ chuyển từ huyết áp thấp thành tăng huyết áp./.
Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống
- Tweet
Tin liên quan
- Bước tiến mới trong điều trị bệnh thận mạn tại Việt Nam
- Bác sĩ Quảng Bình nảy sáng kiến tích trữ nước sạch để phục vụ bệnh nhân trong lũ lụt
- Bệnh viện đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ thí điểm xử lý nước nhiễm mặn thành nước sạch
- Chung tay nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú
- Hơn 100.000 kết quả quét mã QR đánh giá chất lượng gửi về Ban Tổ chức cuộc thi 'Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp'
- Nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM
- Triển khai hiệu quả Công điện số 25/CĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao
Cải cách hành chính Bộ Y tế
Tin tức sự kiện
Hoạt động Lãnh đạo Bộ Tin tổng hợp Thông tin chỉ đạo điều hành Hoạt động của địa phương Điểm tin Y tế Chuyển đổi số y tếThông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách
Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật nói chung Chế độ chính sách lĩnh vực y tếChiến lược định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển
Công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hàng năm Công bố KH sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp Báo cáo chế độ tiền lương, thưởng của doanh nghiệpCông khai ngân sách Bộ Y tế
Dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao Tình hình thực hiện dự toán ngân sách trong năm Quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tổng hợp tình hình công khaiCông khai tiếp nhận, phân bổ đóng góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược Thu hồi chứng chỉ hành nghề dược Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Thông tin liên quan đến thuốc nhập khẩu Thông tin cơ sở bán buôn thuốc của cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được quyền phân phối Danh mục cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc Danh mục thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị công bố theo Điều 66 Nghị định 54/2017/NĐ-CP Thông tin đấu thầuThông cáo báo chí
Hỏi đáp y tế
Thống kê y tế
Lịch công tác
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Tác Hại Của Huyết áp Thấp
-
NHỮNG NGUY BIẾN DO HUYẾT ÁP THẤP - Bệnh Viện Đông Đô
-
Huyết áp Thấp Và ảnh Hưởng Của Nó Tới Sức Khỏe
-
Huyết áp Thấp Có Thể đe Dọa đến Tính Mạng | Vinmec
-
11 Triệu Chứng Huyết áp Thấp Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ | Vinmec
-
Huyết áp Thấp - Lắm Mối Nguy - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Người Bị Huyết áp Thấp Thường Có Những Biểu Hiện Như Thế Nào?
-
Tụt Huyết áp Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm, đối Tượng Nào Cần Cẩn Trọng?
-
Huyết áp Thấp - Khi Nào Nguy Hiểm?
-
Bệnh Huyết áp Thấp – Mối Nguy Hại Tiềm ẩn Cho Sức Khỏe
-
Huyết áp Thấp Là Gì? Sự Nguy Hiểm Và Cách Phòng Tránh | TCI Hospital
-
Huyết áp Thấp Nguy Hiểm Hơn Bạn Nghĩ
-
Thế Nào Là Huyết áp Kẹt?
-
Huyết áp Thấp Nguy Hiểm Không Kém Huyết áp Cao - Báo Tuổi Trẻ
-
HUYẾT ÁP THẤP CÓ NGUY CƠ GÌ? HƯỚNG ĐIỀU TRỊ RA SAO?