Huyết áp Thấp Nguy Hiểm Hơn Bạn Nghĩ

Hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, hơn 80% bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng và hậu quả của bệnh. Huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nghẽn tắc cơ tim… nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

Mục lục

  • Thế nào là huyết áp thấp?
  • Nguyên nhân do đâu?
  • Ai dễ bị huyết áp thấp?
  • Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào?
  • Bạn nên làm gì khi bị tụt huyết áp?
  • Kiểm soát huyết áp thấp

Thế nào là huyết áp thấp?

So với mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100mmHg, phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg.

Thế nào là huyết áp thấp? 1
Bảng chỉ số huyết áp tiêu chuẩn

Nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp như:

  • Rối loạn chức năng tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp gây thiếu hụt hormon tuyến giáp
  • Giảm glucoza máu, thiếu hụt hemoglobin gây nên hiện tượng huyết áp thấp.
  • Người bị bệnh về tim mạch, béo phì, đái tháo đường, làm việc quá sức
Một số người hay bị hạ huyết áp tư thế, tức là bị hoa mắt chóng mặt khi đang nằm mà ngồi dậy, hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Tình trạng này hay xảy ra vào buổi sáng sớm và không có nguyên nhân nào rõ rệt.

Ai dễ bị huyết áp thấp?

Các nghiên cứu đã cho thấy, đối tượng mắc bệnh huyết áp thấp thường thuộc các dạng sau:

  • Cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, stress, mất ngủ, với người phải áp dụng giảm cân vì mắc các bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.
  • Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp: Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.
  • Do suy giảm glucoza: Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.
  • Hàm lượng hemoglobin thấp: Một người khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/dl còn ở nữ giới là 11,5 tới 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.
  • Nhịp tim chậm: Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào?

Thực tế, bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm. Trong khi đa số người bệnh lo lắng và phòng ngừa tăng huyết áp và những biến chứng nguy hiểm thì ở chiều ngược lại, huyết áp thấp cũng gây nhiều tác hại cho cơ thể nhưng không nhiều người quan tâm.

Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? 1
Tổng quan các biến chứng nguy hiểm của huyết áp thấp

Nếu so sánh với bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

  • Sự thay đổi chỉ 20 mmHg – giảm từ 110 mmHg tâm thu xuống 90 mmHg tâm thu – có thể gây chóng mặt và ngất xỉu khi não không nhận được lượng máu cung cấp đầy đủ.
  • Khi bạn gặp phải những vết thương dẫn đến chảy máu liên tục không kiểm soát được, hay tình trạng tiêu chảy, nôn dẫn đến mất nước nhanh; tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc phản ứng dị ứng,… đều dẫn đến huyết áp giảm đột ngột và có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? 2
Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.
  • Theo các nhà nghiên cứu, huyết áp càng thấp bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer gây ra. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong hai năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp hai lần.
  • Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Đây là hậu quả khá phổ biến, khi huyết áp giảm đột ngột, não bộ không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy bất ngờ.
Huyết áp thấp nguy hiểm thế nào? 3
Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái choáng váng, ngất xỉu, có thể gây tai nạn nguy hiểm khi đang đứng trên cao, điều khiển phương tiện giao thông hay đi cầu thang..
  • Huyết áp thấp kéo dài còn làm  cho các cơ quan thận, tim, phổi suy yếu nhanh chóng, làm suy giảm khả năng tình dục, da nhăn nheo kèm rụng tóc, lưu thông máu giảm dẫn đến các vết nám và tàn nhang ở phụ nữ khiến nhan sắc bị ảnh hưởng nhiều.. Bệnh còn gây tổn hại tới ốc tai làm giảm thính giác và gây điếc.

Bạn nên làm gì khi bị tụt huyết áp?

Nếu chẳng may bị tụt huyết áp bất ngờ, bạn nên áp dụng các cách sau:

  1. Ngậm muối Đây là cách đơn giản nhất bạn có thể làm khi bị hạ huyết áp. Dung dịch muối giúp phục hồi cân bằng điện giải và chống mất nước do huyết áp hạ. Một số người cũng thích ngậm muối khi bị tụt huyết áp. Muối giúp giữ nước trong máu và có thể đưa huyết áp trở lại bình thường.
  2. Ăn đường Đường chắc chắn không phải lựa chọn tốt nhất để huyết áp trở lại bình thường, đặc biệt nếu bạn bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đối với người không bị tiểu đường, vẫn là cách tốt nếu thêm một chút đường vào dung dịch muối để dễ uống hơn.
  3. Uống các loại nước có tính ấm nóng như trà gừng, nhân sâm, chè đặc, café.
  4. Ăn một chút socola sẽ giúp bảo vệ thành mạch máu và giữ cho huyết áp được ổn định hơn.
Nếu bạn hay bị tụt huyết áp, hãy trữ kẹo gừng, kẹo sâm mang theo thường xuyên bên mình, tất nhiên là nếu bạn không bị tiểu đường.

Kiểm soát huyết áp thấp

Theo các bác sĩ, tốt nhất người bị huyết áp thấp nên tuân thủ theo chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:

  • Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, không nên bỏ bữa, vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết.
  • Ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, Yoga…
  • Ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng và lưu ý nên dùng ngay một tách càphê, trà đường nóng, dùng gừng, nhân sâm, hay các thuốc bổ tổng hợp Vitamin khi bị tụt huyết áp…
  • Đi lại từ tốn, uống nhiều nước, giảm uống rượu, ăn đủ chất gồm hạt toàn phần, rau quả, thịt nạc, ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế bột và đường.
Các bác sĩ tim mạch khuyến cáo, huyết áp cao và huyết áp thấp đều nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phòng tránh và chữa trị kịp thời. Chính vì thế mà cần phải chú trọng khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh huyết áp thấp, đặc biệt cho thai phụ, học sinh, người lao động… nhằm phòng tránh hậu quả đáng tiếc.

Bạn có thể xem thêm video sau để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp và cách xử trí nhanh khi bị tụt huyết áp:

Tham khảo thêm tại:

  • Khắc phục huyết áp thấp tại nhà.
  • Người bị huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì.
  • Nghiên cứu khoa học về lợi ích của cây đậu chổi đối với bệnh huyết áp thấp

Từ khóa » Tác Hại Của Huyết áp Thấp