Huyết áp Thấp: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Phòng Ngừa
Có thể bạn quan tâm
1. huyết áp thấp có chỉ số như thế nào?
Với chỉ số trung bình của huyết áp thường là 120/80 mmHg, tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg được gọi là Huyết áp thấp. Bệnh khiến cho các mạch bị co lại làm thể tích máu của người bệnh bị giảm xuống.
Huyết áp thấp được biểu đạt qua 2 chỉ số:
-
Chỉ số huyết áp tâm thu, thường cao hơn chỉ số thứ 2, đo áp lực trong lòng đồng mạch khi tim co bóp và đầy máu.
-
Chỉ số thứ 2 là áp lực tâm trương, đo áp suất lòng mạch khi tim nghỉ ngơi giữa 2 lần bóp.
Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp ở những người già và phụ nữ đang có thai.
Tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg được gọi là huyết áp thấp
2. Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp
Mắc các bệnh lý về tim mạch
Nguyên nhân hàng đầu của việc dẫn đến huyết áp thấp đó là mắc các bệnh lý về tim mạnh như: rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim,... lúc đó tim không còn đủ áp lực đẩy máu đi nuôi các bộ phận trên cơ thể nên người bệnh dễ bị giảm huyết áp.
Huyết áp thấp do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây
Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ khiến người bệnh có nguy cơ giảm huyết áp do tác dụng phụ như:
-
Thuốc lợi tiểu.
-
Thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson.
-
Sử dụng thuốc chẹn beta hay alpha.
-
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
-
Người bệnh có thể tụt huyết áp bởi sử ảnh hưởng của thuốc gây tê sau phẫu thuật.
Những người bị rối loạn nội tiết tố cũng thường bị huyết áp thấp
Tuyến giáp - nơi sản xuất hormon có vai trò kiểm soát nhịp tim, huyết áp,... và tuyến thượng thận - điều chỉnh các phản ứng căng thẳng. Bạn có thể có nguy cơ cao bị tăng hoặc giảm huyết áp nếu một trong hai tuyến này gặp vấn đề.
Chế độ ăn uống bị rối loạn, thiếu hụt chất dinh dưỡng
Những người mắc chứng chán ăn thường có nhịp tim chậm bất thường, nguy cơ cao bị giảm huyết áp. Ngoài ra, những người bị tiêu chảy nặng, buồn nôn, nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nhiều nước, mất cân bằng chất điện giải gây giảm huyết áp.
Một số nguyên nhân khác
Huyết áp thấp có thể xảy ra bởi các nguyên nhân:
-
Phụ nữ đang mang thai thường huyết áp sẽ tụt hơn đôi chút nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên cẩn thận khi đứng lên khi đang nằm, hoặc ngồi,...
-
Bị đái tháo đường.
-
Uống nhiều bia hay rượu.
-
Bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
-
Thay đổi tư thế đột ngột,...
Phụ nữ có thai nên cẩn thận khi đứng lên khi đang ngồi
3. Triệu chứng thường gặp khi bị giảm huyết áp
Khi huyết áp bị giảm xuống thấp, người bệnh thường có triệu chứng sau:
-
Người bệnh cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đứng không vững.
-
Người bệnh có thể bị ngất xỉu, mất ý thức hay mê sảng.
-
Da của người bệnh tái nhợt, mệt mỏi.
-
Nhịp thở bất thường, nhanh và nông.
-
Đau đầu dữ dội.
-
Người bệnh đổ nhiều mồ hôi.
-
Khát nước,...
Một số phương pháp sơ cứu tại chỗ khi huyết áp đột ngột giảm
Khi bị tụt huyết áp, việc đầu tiên là nên để người bệnh nằm ở một nơi thoáng mát, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. Sau đó, cho người bệnh uống trà gừng, cafe, hay ăn một viên socola,... để làm tăng khối lượng tuần hoàn của cơ thể. Thêm vào đó, bạn cũng có thể thực hiện kết hợp các biện pháp sau:
-
Day huyệt thái dương cho người bệnh
Dùng hai ngón tay mát xa nhẹ nhàng huyệt thái dương ở cuối mi mắt, day đi day lại mức độ mạnh dần trong khoảng 20 - 50 lần đến khi bệnh nhân cảm thấy đỡ hơn.
-
Day huyệt phong trì.
-
Vuốt trán: vuốt từ giữa trán sang hai bên trong khoảng 30 lần.
Người bệnh thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi bị tụt huyết áp
4. Phòng ngừa huyết áp thấp như thế nào
-
Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, có thể tăng lượng muối trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi điều chỉnh lượng muối, vì dùng nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
-
Không sử dụng quá nhiều bia, rượu hay những đồ uống có cồn khác,... Chỉ nên uống một lượng rượu vừa phải, trung bình 1 chén nhỏ mỗi ngày sẽ tốt cho hệ tim mạch của bạn.
-
Tăng cường uống nhiều nước để tránh mất nước, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng.
-
Khi ngủ nên kê cao gối.
-
Tránh mang vật nặng quá sức của bản thân.
-
Tránh tiếp xúc quá lâu với nước nóng.
-
Không thay đổi tư thế quá đột ngột.
-
Hãy luôn mang theo một ít kẹo ngọt, socola,... trong túi để phòng ngừa cho những tình trạng giảm huyết áp đột ngột.
-
Những trường hợp thường hay bị tụt huyết áp, đặc biệt đối người già và phụ nữ có thai, bạn nên có trong nhà một máy đo huyết áp tự động sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt hơn.
Mang theo bên người một ít socola, kẹo ngọt sẽ giúp bạn trong những trường hợp bị giảm huyết áp đột ngột
5. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Hầu hết, tình trạng hạ huyết áp thường nhẹ và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên khi bạn thường xuyên xuất hiện những triệu chứng sau đây, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ.
-
Tầm nhìn hạn chế, có vấn đề.
-
Đổ mồ hôi nhiều.
-
Bị mê sảng khi huyết áp giảm.
-
Tim đập không đều, nhanh bất thường.
-
Tầm nhìn đột nhiên tối sẫm lại, khoảng 5s khi đứng lâu hay khi đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm.
Huyết áp thấp nếu không được chữa trị và kiểm soát tốt từ đầu có thể ảnh hưởng sức khỏe và làm suy giảm một số chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Để chẩn đoán, các nhân viên y tế sẽ đo áp lực máu bằng dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ để xuất một số xét nghiệm để tìm ra nguyên dân gây nên việc giảm huyết áp của bạn để có các biện pháp kịp thời như:
-
Xét nghiệm máu.
-
Kiểm tra nhịp tim và lương máu đến các cơ quan bằng phương pháp điện tâm đồ ECG.
-
Phương pháp nghiệm pháp bàn nghiêng thường để chẩn đoán nguyên nhân gây ngất ở người bệnh.
Trên đây là một số thông tin về căn bệnh huyết áp thấp. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về huyết áp của bản thân, hãy liên hệ đến hotline 1900565656 để được các chuyên gia của MEDLATEC hỗ trợ và tư vấn.Tùy vào cơ địa của mỗi người, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ không giống nhau. Vì vậy, việc thảo luận với các chuyên gia y tế là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Từ khóa » Các Biểu Hiện Của Huyết áp Thấp
-
11 Triệu Chứng Huyết áp Thấp Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ | Vinmec
-
Tổng Quan Về Bệnh Huyết áp Thấp | Vinmec
-
Người Bị Huyết áp Thấp Thường Có Những Biểu Hiện Như Thế Nào?
-
Nhận Biết Sớm Các Triệu Chứng Huyết áp Thấp Thường Gặp
-
Hiểu Rõ Về Huyết áp Thấp - Căn Bệnh Thầm Lặng Không Thể Xem Thường
-
Huyết áp Thấp Là Gì? Những điều Cần Biết | Pacific Cross Việt Nam
-
9 Triệu Chứng Huyết áp Thấp – Chìa Khóa để Phát Hiện Sớm Bệnh
-
Phòng Ngừa Và điều Trị Bệnh Huyết áp Thấp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Huyết áp Thấp - Lắm Mối Nguy - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Huyết áp Thấp Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Hiệu Quả ...
-
Huyết áp Cao Và Huyết áp Thấp Có điểm Gì Khác Nhau? - SunMate
-
Huyết áp Thấp Nguy Hiểm Không Kém Tăng Huyết áp
-
Bệnh Huyết áp Thấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Phòng Ngừa Và điều Trị Bệnh Huyết áp Thấp - Medinet