Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu | Vascular & Interventional Centre
Có thể bạn quan tâm
TỔNG QUAT
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là tình trạng cục máu đông hình thành một cách tự nhiên trong các tĩnh mạch sâu ở chi dưới hoặc chi trên.
Hầu hết các trường hợp DVT may mắn không nguy hiểm đến tính mạng và có thể được điều trị bằng thuốc. Đây thường là những trường hợp liên quan đến đoạn chân dưới đầu gối hoặc cẳng tay.
Tuy nhiên, những bệnh nhân có DVT kéo dài trên đầu gối hoặc cánh tay trên về phía tim có thể gặp nhiều nguy hiểm hơn vì các cục máu đông trong DVT có thể vỡ ra thành nhiều mảnh và đi vào tim và phổi, dẫn đến tình trạng nghiêm trọng được gọi là Thuyên tắc phổi (PE) . Tình trạng này đe dọa đến tính mạng vì nó ngăn cản quá trình truyền oxy đến máu tĩnh mạch và gây ra nguy cơ tử vong đáng kể.
TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng bao gồm:
- Bệnh nhân bị DVT có thể có triệu chứng bị xưng và đau ở tứ chi. Ở chân, có thể bắt đầu ở bắp chân và sau đó kéo dài về phía đùi và háng. Ở các chi trên, nó có thể bắt đầu ở cẳng tay và kéo dài lên trên về phía tim.
- Tim đập nhanh (nhịp tim nhanh)
Khó thở hoặc có hiện tượng phù nề chân tay: Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, vì có thể họ đang bị thuyên tắc phổi.
NGUYÊN NHÂN / YẾU TỐ RỦI RO
Các nguyên nhân phổ biến và các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Thời gian dài bất động (ví dụ: chuyến bay đường dài hoặc hành trình du lịch)
- Sau cuộc phẫu thuật lớn liên quan đến chi, xương chậu hoặc bụng,
- Béo phì
- Mất nước
- Chấn thương nặng ở tay / chân
- Hậu quả của hiện tượng nghẽn mạch máu gây ra DVT
- Dị dạng mạch máu (ví dụ: hội chứng May-Thurner hoặc hội chứng Paget-Schroetter)
- Sự hiện diện của ung thư tiềm ẩn có thể dẫn đến máu dễ bị đông máu hơn (hội chứng paraneoplastic)
CHẨN ĐOÁN BỆNH
Chẩn đoán bệnh sẽ dựa trên hình ảnh siêu âm phát hiện huyết khối và kết quả thử máu có dương tính với huyết khối. Bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu làm thêm CT scan động mạch phổi nếu có nghi ngờ huyết khối trong phổi.
Ngoài ra, Bác sĩ có thể phát hiện huyết khối qua thử máu chỉ số đông máu và chỉ số kiểm soát ung thư đối với bệnh nhân ung thư là đối tượng có rủi ro tiềm ẩn
CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ
- Thuốc điều trị DVT: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm loãng máu (chống đông máu) để ngăn hình thành cục máu đông và làm tan cục máu đông hiện có trong khoảng sáu tháng.
- Phương pháp điều trị cơ học xâm lấn tối thiểu cho DVT: Nếu DVT lan rộng (ví dụ kéo dài lên đùi và vào tĩnh mạch chậu), đôi khi cần sử dụng kết hợp các thiết bị cơ học và các loại thuốc cụ thể để làm tan cục máu đông. Quá trình này, được gọi là tiêu huyết khối, thường được thực hiện nếu DVT dưới hai tuần tuổi và có thể được thực hiện như một thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Làm tan huyết khối là một biện pháp phòng ngừa các biến chứng DVT lâu dài khác bao gồm Hội chứng sau huyết khối (PTS) và loét tĩnh mạch chi. Các phương pháp điều trị bổ sung khác bao gồm sử dụng các stent giúp mở mạch máu bị chèn .
Related Articles
Từ khóa » Thuyên Tắc Tĩnh Mạch Sâu
-
Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu (DVT) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Lý Thuyên Tắc Huyết Khối Tĩnh Mạch | Vinmec
-
Bệnh Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu ...
-
Điều Trị Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới
-
Chẩn đoán Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới
-
Bệnh Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu: Nguyên Nhân, Biến Chứng
-
Nhận Biết Và Phòng Ngừa Thuyên Tắc Tĩnh Mạch Sâu
-
Nhận Diện Bệnh Thuyên Tắc Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Chi Dưới
-
Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ...
-
Thuyên Tắc Huyết Khối Tĩnh Mạch ở Bệnh Nhân Nằm Viện Lâu Ngày ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Huyết Khối Và Thuyên Tắc Là Gì? | BvNTP
-
Khuyến Cáo Về Chẩn đoán, điều Trị Và Dự Phòng Thuyên Tắc Huyết ...
-
Bệnh Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu
-
[PDF] HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH